Sẵn Sàng Tha Thứ

Tại sao lại quá khó để tha thứ như thế? Chắc chắn một rào cản chính là lòng hận thù, đặc biệt là lòng hận thù giữa con người với nhau. Thật không khó để tìm kiếm những ví dụ điển hình về lòng hận thù trong thế giới ngày nay. Tất cả mọi điều bạn phải thực hiện là mở TV lên để thấy lòng hận thù đang hoạt động và phá huỷ thế nào trong hầu hết các nền văn hoá. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính. Thật là quan trọng để hiểu cách thế giải quyết những rào cản này và nỗ lực để hướng tới việc tha thứ.

Có một sự khác biệt lớn giữa việc giận hờn và lòng hận thù, bởi vì chúng không phải là cùng một trật. Sự giận hờn là phản ứng tự nhiên trước bất kỳ một sự tấn công, cơn đau, hay sự đe doạ thực hay nhận thức được. Sự giận hờn vừa là một phản ứng tức thì mang tính cảm xúc và mang tính hành vi trước những cuộc tấn công như thế và điều đó tương tự với tất những điều khác. Trái lại, sự hận thù thì không phải là một phản ứng tức thời, nhưng tuỳ thuộc vào sự nuôi dưỡng cơn giận. Sự nuôi dưỡng này tạo nên những kết cấu nhận thức hỗ trợ tạo nên một cơn giận khác và một cảm xúc tiêu cực khác rất lâu sau một cơn giận gốc có tính phản chiếu. Vì những mục đích hiện tại, loại hận thù này sẽ bị giới hạn trước một sự hận thù mang tính tương tác với người khác, không phải trong sự đáp trả với một sự bất công hay những cấu trúc xã hội nguy hại hay sự dữ.

Thật không may thay, có nhiều hậu quả lâu dài của sự hận thù, và vòng luẩn quẩn không hồi kết của sự trả thù chỉ là một trong những điều của những vòng luẩn quẩn này. Đối với các cá nhân, hận thù một cách nào đó “nuôi dưỡng” một con người, lấp đầy bản thân họ bằng sự cay nghiệt, đắng cay, và thậm chí là sự tuyệt vọng. Và lẽ dĩ nhiên nó làm cho người ta không thể làm điều gì tích cực trong đời sống của họ được.

Sự hận thù có phải là một chọn lựa? Người trưởng thành thì đó là điều thường xuyên. Đó là, chúng ta thường xuyên chọn lựa để hận thù hay không. Thường trong quá khứ chúng ta không chọn lựa sự hận thù mà chúng ta có, ví dụ như sự hận thù bén rễ từ một thảm kịch tuổi thơ. Nhưng khi trưởng thành, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ chọn lựa giữ lại sự hận thù hoặc quên lãng nó đi. Ngang qua tâm lý trị liệu và tư vấn thì người ta có thể đối diện với sự hận thù. Chẳng hạn một nhà trị liệu sẽ đưa họ đến chỗ nhận thức về cách một người khai thác sự hận thù và về khả năng có thể loại bỏ nó. Vậy thì điều gì làm cho người ta loại bỏ sự hận thù? Một cách để bắt đầu là hãy suy tư về chính những sự hận thù. Đặc biệt là suy tư về một số sự hận thù thật là khó để quên đi. Đây chính là điểm mà sự chọn lựa sẽ phát xuất. Giờ đây có một khả năng chọn lựa để quyết định loại bỏ hay không. Giờ đây có một sự tự do để đưa ra quyết định.

Lẽ dĩ nhiên người ta vui thích sự hận thù hoặc nếu không thì nó chẳng thể trở nên quá phổ biến trong nền văn chương của thế giới, và trên truyền hình hoặc trong các phim truyện ngày nay. Theo một cách đương thời, thì sự hận thù làm cho bạn cảm thấy về mặt đạo đức là cao hơn và mang lại cho bạn năng lượng và mục đích, nhưng với một cái giá là suy yếu đi theo năm tháng. Bằng nhiều cách sự hận thù mang tính hướng tha là một cơ chế bảo vệ nhằm bảo vệ cái tôi hoặc lòng tự ái của chúng ta. Một kiểu “lợi ích” của việc giữ lòng hận thù là sự tự tội nghiệp. Nhưng sự tội nghiệp phá huỷ động lực của chúng ta. Lòng hận thù thường rò rỉ và gây độc hại cho các mối quan hệ với những người xung quanh chúng ta. Những người khác không muốn bỏ đi sự hận thù bởi vì họ có một mối quan hệ với người mà họ căm ghét và trong khi bỏ đi, có lẽ sẽ có một khoảng trống trong cuộc đời của họ. Cũng thế, nuôi dưỡng lòng hận thù có thể bảo vệ người ta khỏi bị thương tổn trong các mối quan hệ mới, một kiểu lợi ích hoài nghi. Lòng hận thù cũng có thể là một lá chắn bảo vệ người ta khỏi những ký ức đau thương. Một số những hiệu quả này của lòng hận thù là những thứ tích cực ngắn hạn nhưng thật không khó để nhìn thấy được những hiệu quả này mang lại những hiệu quả tiêu cực lâu dài.

Lẽ dĩ nhiên, là các Kitô hữu, tất cả chúng ta đều biết rằng lòng hận thù với người khác là sai trái, và đã rõ ràng bị Thiên Chúa khước từ. Chúng ta được mời gọi để yêu kẻ thù của mình, chứ không phải căm ghét họ, và đây là điều khó. Một cách tốt lành để vượt thắng sự hận thù đối với các kẻ thù của bạn là hãy cầu nguyện cho họ. Bằng sự cầu nguyện người khác sẽ không còn tất cả đều xấu xa nữa và bạn sẽ không còn thấy mình hoàn toàn tốt nữa. Do đó, cầu nguyện cho kẻ thù sẽ giúp họ có khả năng tha thứ.

Tuy nhiên, thực sự quan trọng để lưu ý rằng bạn không thể ép buộc ai đó đi vào sự tha thứ. Một cách khác có thể đề nghị về mặt danh nghĩa, những sau cùng thì người ta phải tự quyết định lấy, bằng không thì khả năng về sự tha thứ giả tạo hoặc rẻ tiền sẽ xuất hiện.

Tất nhiên, một người có thể không có tự do để dừng lại hận thù theo nghĩa là một cách dễ dãi để có thể loại bỏ những cấu trúc đã hình thành theo thời gian nhiều năm, nhưng họ có tự do để bắt đầu dừng lại việc hận thù, mặc dù tiến trình có thể là khó và đòi hỏi nỗ lực không ngừng. Và, như đã đề cập, bằng sự giảm thiểu lòng hận thù thì sẽ xuất hiện khả năng tha thứ đúng đắn.

Khi một người tha thứ, họ đang bỏ đi một điều gì đó có giá trị, một món nợ hoặc một sự bất công mà họ bị người ta mắc nợ. Nhưng, sự tha thứ không phải là bỏ qua cho một người về điều mà họ đã thực hiện hoặc chấp nhận hành động. Bạn không thể quên hành động đã được thực hiện, nếu bạn thực sự bị tổn thương. Bằng sự tha thứ, ký ức ám ảnh về hành động ấy sẽ bị suy giảm. Nhưng sự tha thứ không đòi hỏi một sự hoà giải với người ta. Robert D. Enright và Richard P. Fitzgibbons, đưa ra một định nghĩa về sự tha thứ là “người ta, dựa trên quyết định mang tính lý luận mà họ đã bị đối xử cách không công bằng, sẽ tha thứ khi họ sẵn sàng bỏ đi lòng căm tức và những phản ứng có liên hệ (đối với điều mà họ có quyền), và nỗ lực để đáp trả với người làm sai dựa trên nguyên tắc đạo đức của sự đại lượng, là điều sẽ bao gồm cả lòng thương cảm, sự xứng đáng vô điều kiện, sự rộng lượng, và bác ái mang tính đạo đức (là điều mà người làm sai trái, do bởi bản chất của hành động hoặc các hành động, không có quyền)”. (Enright, R., & Fitzgibbons, R. (2015). p. 32. Forgiveness therapy: An empirical guide for resolving anger and restoring hope (Washington, D.C). American Psychological Association Press.)  Đối với những ai muốn một liệu pháp tâm lý nghiêm túc về sự tha thứ, tôi hết lòng đề nghị hãy xem sách của họ. Nếu chúng ta muốn tha thứ trong Năm Thương Xót tới đây, thì chúng ta phải trước hết giải quyết những rào cản đối với sự tha thứ.

Paul C. Vitz, Ph.D. là Giáo Sư và Học Giả Cao Cấp tại Viện Khoa Học Tâm Lý, Arlington, VA.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


Năm Thánh Lòng Thương Xót