Sống Năm Hồng Ân

ĐTC Phan-xi-cô trong cuốn “Tên của Chúa là lòng thương xót”

 

Đâu là những kinh nghiệm quan trọng nhất mà một tín hữu nên sống trong Năm thánh lòng Thương xót?

- Mở rộng tâm hồn cho lòng thương xót của Chúa, mở tâm hồn và cõi lòng, cho phép Chúa Giêsu đến gặp gỡ mình, bằng cách đến toà giải tội với lòng tín thác. Và tìm cách sống nhân từ với người khác.

 

Những “việc thương người” ai nấy đều biết trong truyền thống Kitô còn giá trị cho ngàn năm thứ ba này không, hay cần phải  nghĩ lại?

- Những việc thương người đều hiện đại, đều có giá trị. Có lẽ trong vài trường hợp ta có thể “chuyển dịch” tốt hơn, nhưng chúng vẫn là nền tảng cho việc xét mình của chúng ta. Chúng giúp chúng ta  mở tâm hồn cho lòng thương xót của Chúa, xin ơn hiểu biết là không có lòng thương xót thì con người không thể làm được gì, và “thế giới sẽ không hiện hữu” như một bà cụ già tôi gặp năm 1992 đã nói.

Trước hết chúng ta hãy nhìn vào bẩy việc thương người phần xác: cho người đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; cho khách đỗ nhờ; thăm viếng kẻ bệnh tật; thăm kẻ tù rạc; chôn kẻ chết. Đối với tôi xem ra không cần phải giải thích. Nếu chúng ta nhìn vào tình trạng ta đang sống, vào xã hội của ta, xem ra không thiếu những tình huống và những dịp chung quanh ta. Đứng trước người vô gia cư nằm trước cửa nhà, trước người nghèo không có của ăn, trước gia đình những người hàng xóm không đủ ăn đến cuối tháng vì khủng hoảng kinh tế, vì người chồng mất việc, chúng ta phải làm gì? Đứng trước những người nhập cư sống sót sau cuộc vượt biển và nhập vào bãi biển nước chúng ta, ta phải sử sự thế nào? Đứng trước những người già cả cô đơn, bị bỏ rơi, không còn ai thân thuộc, chúng ta phải làm gì?

Ta đã được cho không, hãy cho không (cf Mt 10, 8). Chúng ta được mời gọi phục vụ Chúa Giêsu bị đóng đinh thập giá, nơi mỗi người bị bỏ ngoài lề xã hội, động chạm đến xác của Đức KItô nơi người bị loại bỏ, người đói ăn, người khát nước, người trần trụi, người tù tội, người bệnh tật, người thất nghiệp, người bị bách hại, người tị nạn. Ở đó chúng ta gặp Thiên Chúa của chúng ta, ở đó chúng ta động chạm đến Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói điều đó, khi Người giải thích đâu là cách cư sử mà theo đó chúng ta sẽ bị xét sử: mỗi lần chúng ta làm việc đó cho người bé mọn nhất trong những người anh em ta, thi chúng ta đã làm cho Người (Mattheo 25, 31-46).

Tiếp theo những việc thương người phần xác là những việc thương người phần hồn: khuyên bảo kẻ nghi nan; dậy dỗ kẻ mê muội; răn bảo kẻ có tội; yên ủi kẻ âu lo; tha cho kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta ; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Hãy nghĩ đến bốn việc thương người phần hồn đầu tiên: nói cho cùng những việc đó không ăn nhằm gì với điều chúng ta gọi là “việc tông đồ cho lỗ tai sao”? Đến gần, biết lắng nghe, khuyên bảo, dạy dỗ trước hết bằng chứng tá của chúng ta. Khi tiếp đón người sống ngoài lề xã hội bị thương tổn nơi thể xác, và đón tiếp người tội lỗi bị thương tổn nơi tâm hồn, ta tỏ cho thấy tính khả tin của tín hữu Kitô. Hãy luôn nhớ những lời của thánh Gioan Thánh giá: “Vào cuối đời chúng ta sẽ bị xét sử về lòng mến yêu”.

 


Năm Thánh Lòng Thương Xót