- BÀI  2 -

  

BA CHIẾN LƯỢC CỦA  GIÁO HOÀNG NHẰM ĐEM LẠI SỨC SỐNG MỚI CHO KITÔ-GIÁO.

 

                                                                                                                               IMMANUEL WALLERSTEIN

                                                                                                                                                    

    Kể từ vụ rắc rối về ngoại giao [sau bài diễn văn ở Regensburg của Đức Giáo Hoàng], các nhà phân tích trên khắp thế giới tự hỏi xem làm sao một con người thông minh như Đức Giáo Hoàng, lại có thể phạm vào một “sai lầm” như vậy. Có thể đó không phải là một sai lầm, mà là một hành vi có tính toán? Ta hãy xem bãn chất của Giáo Hội Công-giáo La Mã. Nó hiện hữu từ 2.000 năm. Đây là một giáo hội cho rằng mình nắm giữ chân lý - về Thiên Chúa và về vai trò cần thiết của Giáo Hội trong việc thực hiện các chương trình của Thiên Chúa. Giáo Hội tin rằng vai trò của mình là rao giảng tin mừng cho khắp thế giới và đạt đến một thế giới mà tất cả mọi con người, không trừ một ai, sẽ là tín hữu Công-giáo La Mã.  Bây giờ ta hãy xem lịch sử của nó với tư cách là định chế.

 

    Từ khởi nguồn,nó đã là một giáo hội mở rộng theo số tín đồ. Suốt trong một thiên niên kỷ, nó phát triển đều đặn, chủ yếu ở  Châu Âu và trong các vùng Trung Đông. Nó đã đối diện với cuộc ly giáo đầu tiên rất ý nghĩa nếu xét về con số vào thế kỷ XI, cuộc ly giáo của các giáo hội phương Đông. Do vậy Giáo Hội Công-giáo chỉ còn đóng khung ở Châu Âu miền Tây và trung tâm. Vào thế kỷ XVI, Giáo Hội phải đồi đầu với cuộc cải cách Tin Lành làm mất thêm phần lớn Châu Âu phía Bắc. Và kể từ thề kỷ XVIII, con số tín hữu Công giáo sống đạo (thực hành) giảm sút, điểu mà nó coi như là kết quả của ung nhọt trần tục và tự do tư tưởng phát triển ở Châu Âu.

 

   Sau Thế Chiến thứ hai, con số tín hữu Công-giáo sống đạo chung chung ở Châu Âu đã giảm xuống đáng kể do sự phổ biến của các giá trị thế tục. Người Công-giáo không chỉ thôi tham dự Thánh Lễ trong các quốc gia mà dân số là Công-giáo  - như là Ý, Pháp, Bỉ, Áo, Ái Nhĩ Lan, Québec – nhưng ơn thiên triệu cũng căn bản sa sút. Điều đó cũng đúng – tuy ở mức độ nhẹ hơn - ở  Nam Mỹ vố đa số là Công-giáo, nơi mà Giáo Hội mất dần đất đai khi Tin Lành rao giảng Phúc Âm. Nói chung, trong các quốc gia Nam Mỹ, con số tín đồ tiếp tục tăng nhờ sự kết hợp giữa tỷ lệ sinh sản cao hơn ở Châu Âu và ảnh hưởng tư duy trần tục còn rất hạn chế. Vì vậy, Giáo Hội Công-giáo không còn là của Châu Âu nữa.

 

   Vấn đề của Giáo Hội không phải là mất đất đai khi đối diện với các tôn giáo khác. Người Công-giáo không cải đạo theo Hồi-giáo, Do Thái giáo hay Phật giáo. Những người Hồi-giáo, Do Thái giáo và Phật giáo cũng không cải đạo theo Kitô-giáo. Các vấn đề thuộc về cơ chế của Giáo Hội phần lớn được tìm thấy lại ở trong thế giới Kitô-giáo. Vấn đề của Giáo Hội Công-giáo từ năm 1945 là biết phản ứng lại với sự thụt lùi hàng loạt và bất ngờ về cơ chế tổ chức. Có ba chiến lược của Giáo Hoàng khác nhau để vực dậy mạnh mẽ Giáo Hội Công-giáo: chiến lược của Đức Gioan XXIII; chiến lược của Đức Gioan Phaolô II và chiến lược của Đức Biển-Đức XVI.

 

  Đức Gioan XXIII đã đòi hỏi một sự canh tân Giáo Hội để làm cho nó thích ứng với thế giới đương đại. Công Đồng đại kết Vaticanô II diễn ra, đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong các thực hành của Giáo Hội: một cái nhìn mềm dẻo hơn về những gì liên quan đến ơn cứu độ ở ngoài Giáo Hội; một phụng vụ ít đặt nền tảng trên tiếng Latinh hơn; một vai trò lớn hơn cho hội nghị các giám mục. Những thay đổi nầy chủ yếu dường như nhắm tới việc bác bỏ những chỉ trích ngấm ngầm và công khai của những tín hữu Công-giáo trong thế giới Châu Âu, mong muốn rằng Giáo Hội phải ít tách rời với những giá trị đương thời của Châu Âu. Vatican II trùng hợp với một trào lưu đang lên trong Giáo Hội của cái được gọi là thần học giải phóng, nhất là ở Nam Mỹ. Mục tiêu của nó dường như là để đối nghịch với ý tưởng rằng Giáo Hội là người bênh vực cho những lập trường chính trị bảo thủ cực đoan. Đã có rất nhiều chỉ trích bên trong Giáo Hội chống lại những cải cách “có thể đẩy đi quá xa” nầy. Đức Gioan Phaolô II đã bênh vực các giá trị Công-giáo truyền thống liên quan đến tình dục, vai trò nữ giới trong Giáo Hội và sự lệ thuộc của các giám mục vào Giáo Hoàng. Ngài đã tấn công thầh học giải phóng và thay thế các giám mục theo chủ nghĩa cải cách trong thế giới Châu Âu bằng các giám mục có tính truyền thống hơn. Chiến lược đổi mới của Ngài hình như tập trung ở tiềm năng phát triển của Giáo Hội trong tổng quát các quốc gia phía nam. Vì lý do nầy, Ngài đã đặt nặng vấn đề mở ra đối thoại với các tôn giáo khác. Hình như điều ấy sẽ có thể mở những cánh cửa của Giáo hội trong các vùng miền không phải là Châu Âu.

 

   Đức Biển-Đức XVI tất nhiên có một chiến lược thứ ba. Ngài đồng ý với Đức Gioan-Phaolô II về việc chấm dứt với các cuộc cải cách, song Ngài không đồng ý rằng tương lai của Giáo Hội tùy thuộc vào cuộc đối thoại giữa các niềm tin. Chiến lược của Ngài tập trung vào sự tái xây dựng nền tảng truyền thống của Giáo Hội – các nguồn gốc Châu Âu của Giáo Hội. Bài diễn văn Ngài đọc ở Regensburg chủ yếu là một cuộc tấn công chủ nghĩa thế tục Châu Âu và là một sự can thiệp cấp bách nhắm tái lập học thuyết và một thực hành hoàn toàn Công-giáo ở Châu Âu.

 

   Mục tiêu nầy dính liền với sự chỉ trích của Ngài đối với khả năng gia nhập Liên minh Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và sự thất bại của lời Ngài đề nghị rằng hiến pháp Châu Âu gồm có một tham chiếu rõ ràng về vai trò trung tâm của Kitô-giáo ở Châu Âu. Viễn cảnh nầy phù hợp hoàn toàn với sự thẩm định của một hoàng đế Byzantin chống Hồi-giáo. Nó nhắm tới củng cố Châu Âu chống lại một kẻ thù và từ sự việc ấy, khuyến khích tất cả mọi người Châu Âu liên kết lại với Kitô-giáo. Dường như Ngài sẵn sàng với nguy cơ bị thế giới Hồi giáo giận dữ, để củng cố nền tảng Châu Âu của Ngài.

 

   Ba chiến lược đổi mới, mở rộng về các quốc gia phía nam dựa vào đại kết và củng cố sự bén rể sâu của nó ở Châu Âu bằng việc dựa vào các nền tảng Công-giáo truyền thống. Cái nào trong ba chiến lược nầy, nếu sẽ có được một, sẽ sinh hoa kết trái  trong thế kỷ đang đến nầy?

 

 

 

 

 


Mục Lục Giáo Hội Hoàn Vũ