PHÁN QUYẾT CỦA TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ

“ROE V. WADE” CHO PHÉP PHÁ THAI CÓ THỂ BỊ ĐẢO NGƯỢC?

 

 

LS PHẠM VĂN PHỔ

 

 

          Sau 30 năm kỷ niệm phán quyết lịch sử của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ án “Roe v. Wade” ngày 22 tháng 1, 1972, một bản án mở đầu cho việc hợp thức hóa phá thai,  Bà Norma McCorvey, trước đây có tên biệt hiệu là Jane Roe, nguyên đơn chính trong vụ án đó, hôm 18 tháng 6, 2003 vừa qua đã nộp đơn tại Tòa Aùn Liên Bang Dallas, Texas, yêu cầu xét lại phán quyết kia vì, theo bà, phán quyết đó đã lỗi thời, trái với luật lệ và các bằng chứng về y khoa hiện thời.   Bà McCorvey đã chuyển hướng để gia nhập phong trào phò sự sống từ 10 năm nay cho biết bà không muốn gánh nặng của các hài nhi vô tội mãi mãi đè nặng trên đôi vai của bà và tỏ ý hối hận đã làm nguyên đơn trong vụ án tệ hại trên.

         

 Mặc dầu đơn khiếu tố của bà bị tòa bác và đang được luật sư của bà xin Tòa xét lại, việc làm của bà McCorvey, một nguyên đơn tích cực trong việc đòi hỏi quyền phá thai, nay chính bà lại là người yêu cầu Tòa hủy bỏ bản án đo,ù cũng là một biến cố lịch sử, đem lại nhiều tin tưởng và sinh khí cho phong trào phò sự sống.

 

Lược thuật vụ án

 

          Norma McCorvey, nguyên đơn , lúc đó là một thiếu nữ 21 tuổi và đang mang bầu lần thứ 3.  Trong cuốn sách tự thuật, bà McCorvey cho biết đã có một quá khứ đen tối: bỏ học từ lớp 9, nghiện rượu và ma túy, lấy chồng từ năm 16 tuổi nhưng cuộc sống gia đình cũng không mấy hạnh phúc vì bị chồng hành hạ, đánh đập.

 Nguyên đơn đã nộp đơn kiện để xin Tòa phán quyết luật cấm phá thai của Texas là vi hiến.  Theo hình luật Texas thời đó, ai phá thai sẽ bị tội hình trừ trường hợp nguy đến tính mạng của người mẹ. 

 

          Mặc dầu sau đó McCorvey vẫn sinh con và cho nhận làm con nuôi, Tòa vẫn xét xử .

 

          Với 7 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Chánh Án Tòa Tối Cao Pháp Viện Harry A. Blackman đại diện cho khối đa số đã tuyên phán Luật Cấm Phá Thai của Texas vi hiến.

 

          Tòa cũng đưa ra phán quyết như sau về việc phá thai:

 

(1)      Trong giai đoạn 3 tháng (tam cá nguyệt) đầu của thời gian mang thai, quyết định phá thai là do quyền của người đàn bà mang thai và theo sự phán đoán của bác sĩ của họ.

(2)      Trong giai đoạn 3 tháng (tam cá nguyệt) thứ nhì kế tiếp, các tiểu bang, để bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ,  có thể đưa ra các luật lệ nhằm quy định thủ tục phá thai.

(3)      Trong giai đoạn 3 tháng (tam cá nguyệt ) cuối cùng, các tiểu bang có thể quy định ,và cũng có thể cấm phá thai để bảo vệ sự sống, trừ khi theo sự phán đoán về mặt y khoa cho rằng phá thai là cần thiết để cứu sống người mẹ.

 

Tòa Aùn đã phán quyết như trên theo lập luận nhằm bảo vệ “quyền riêng tư” của phụ nữ căn cư vào Tu chính Aùn 14.  Sự thực, nếu phân tích kỹ tu chính án thứ 14 này, không hề có điều khoản nào minh thị đề cập việc bảo vệ quyền “riêng tư” của phụ nữ cả.  Tu chính Aùn thứ 14 chỉ nói rằng nhà nước không được vi phạm tới đời sống, tự do và tài sản của người dân trừ phi đã qua thủ tục thông báo và quyền được ra điều trần.

 

Ngoài ra, phe đa số của Tối Cao Pháp Viện, quaThẩm phán Blackmun, cũng đã dựa vào một lý luận và sự kiện vô lý khi cho rằng thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai chưa thể được coi là một “người” vì chưa có “cử động” (quickening).  Đó quả là một lý luận võ đoán và trái với khoa học cũng như nguyên tắc đạo lý.

 

Cũng thế, nếu công nhận “quyền riêng tư” của phụ nữ, thì  “quyền riêng tư “ của thai nhi cũng như quyền riêng tư của những người chồng, người cha muốn bảo vệ sự sống và quyết định về tương lai của trẻ nhỏ có được bảo đảm không?  Đó là những vấn đề không thấy Tòa Aùn nói tới.

 

Ảnh hưởng tai hại của “Roe v. Wade”

 

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đã gây chấn động vào thời đó vì không những đã vô hiệu hóa luật cấm phá thai của Tiểu Bang Texas mà cả 49 tiểu bang còn lại.  Quyết định đó cũng mở màn cho việc hợp thức hóa phá thai và kết quả là hàng triệu thai nhi vô tội đã bị giết chết một cách hợp pháp. Nó cũng tạo nên một làn sóng tranh luận trong xã hội Mỹ với phe “ủng hộ phá thai” và phe “phò sự sống” với những cuộc tranh luận gắt gao và đôi khi dùng đến cả bạo lực.  Cho đến nay, sau 30 năm từ ngày có phán quyết đó, cuộc tranh luận vẫn không giảm bớt cường đó mà lại còn có vẻ mãnh liệt hơn.

 

Những dấu hiệu tốt cho chủ trương “phò sự sống”

 

          Hiện nay, với sự kiểm soát lưỡng viện của Đảng Cộng Hòa, với lập trường “phò sự sống” của đương kim Tổng Thống George Bush, “Roe v. Wade” nếu không bị đảo ngược bằng một phán quyết của Tòa Aùn, có thể sẽ bị hủy bỏ bằng một đạo luật do Quốc Hội đưa ra.  Một dự luật cấm việc phá thai từng phần (partial abortion)  cũng đã được chấp thuận tại 2 viện và chỉ còn một số chi tiết nhỏ để đạt tới một đạo luật thống nhất.

 

          Ngoài ra, trên khắp nước Mỹ, một chiến dịch “giữ thanh tịnh” cho tới khi kết hôn đã được cổ võ mạnh mẽ và được phụ huynh và giới trẻ hưởng ứng nồng nhiệt.  Tại 12 tiểu bang đã có chương trình ở trường học nhằm khuyến khích học sinh giữ “chay tịnh” và 1/3 số trường trung học buộc phải áp dụng chương trình này thay cho lớp học dạy về sinh lý nếu muốn nhận trợ cấp liên bang.  Kết quả trong khoảng thời gian từ 1994-2000, con số trẻ vị thành niên mang thai trong lớp tuổi 15-17 đã giảm xuống 40%!

 

          Tổng Thống Bush cũng dư tính sẽ đưa ra biện pháp bó buộc các trường học trên toàn quốc phải giảng dậy việc “chay tịnh” cho học sinh.  Các nhà lập pháp cũng dự định đệ nạp một số dự luật có tính cách phù sự sống như một hình thức đảo ngược lại “Roe v. Wade”.

 

          Với tất cả những nỗ lực đó, và với sự tranh đấu kiên trì của các tổ chức phò sự sống, chúng ta hy vọng một ngày không xa nước Mỹ sẽ “hối cải” và lấy lại linh hồn và truyền thống của mình.

 

LS. PHẠM VĂN PHỔ

5-8-2003


Muc Luc| Về Trang Nhà