BÀI I

SỰ ĐỐI KHÁNG GIỮA CŨ VÀ MỚI

TRONG GIÒNGVĂN HỌC VIỆT NAM TIỀN BÁN THẾ KỶ XX ( 1907 - 1945 )

Hoài Việt

Xã hội hôm nay đã có nhiều thay đổi. Ở xứ người, chúng ta lạ lẫm với người ngoại quốc; đôi khi lạ lẫm với cả gia đình, con cái; từ đó có lúc lạ lẫm với chính mình: Phải chăng mình đã già nua nên không hiểu nổi con cái? Phải chăng mình thật cổ hủ nên không chấp nhận được những mới mẻ của giới trẻ hôm nay? Cái mà chúng cho là hợp thời, hiện đại, thì mình thấy như lố bịch, quái đản. Và ngược lại, những gì mình quý trọng, bảo tồn thì chúng lại cho là cũ kỹ, đáng bỏ đi...Đâu là cái đúng, cái sai? Đâu là cái phải giữ gìn, còn đâu là cái cần loại bỏ ?

Thật ra, những gì chúng ta đang gặp hôm nay cũng là những cái làm khó thế hệ cha ông chúng ta vào nửa đầu thế kỷ trước. Trong một loạt sáu bài khảo luận nhỏ, người viết không dám giải quyết hết các vấn đề xung đột giữa cũ và mới, chỉ xin cùng các bạn ôn cố để tri tân, cùng nhìn lại giòng văn học Việt Nam tiền bán thế kỷ XX để tìm hiểu những nguyên nhân, và những hướng giải quyết cho sự xung đột giữa cũ và mới này .

 

HOÀN CẢNH VÀ NHỮNG ĐỒI MỚI

 

I. THẾ MẠNH CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

Như chúng ta đã biết, từ ngàn xưa nước Việt không có văn tự riêng. Chúng ta đã phải vay mượn chữ Hán để truyền bá học thuật Trung Hoa, qua đó sáng tạo và củng cố thêm học thuật của mình. Văn học chữ Hán đi song song với nền văn học bình dân (qua ca dao,tục ngữ...) để xây nên nền văn học Việt. Mãi tới thế kỷ XIII, đời nhà Trần, mới có Hàn Thuyên sắp đặt lại và sáng tác thêm chữ Nôm1 (tựa như chữ Hán) . Và sau này, Vua Quang Trung của nhà Tây Sơn muốn đưa thứ chữ này lên địa vị độc tôn để duy trì tinh thần độc lập 2 và tự cường của dân tộc. Mặc dù hai vị có hoài bão và được tiếp nối bởi những thiên tài văn chương qua các thời đại như Nguyễn Trãi, Chu văn An, Nguyễn bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn thị Điểm, Nguyễn công Trứ, Hồ xuân Hương... và đặc biệt là Nguyễn Du với truyện Kiều. Nhưng mùa xuân không được làm nên bởi vài cánh én, chữ Hán vẫn chiếm ưu thế và tồn tại tới đầu thế kỷ XX.

Trong khi đó, chữ quốc ngữ dù sinh sau đẻ muộn hơn chữ Nôm (chỉ đến Việt Nam vào thế kỷ XVII ) , nhưng nhờ sự giản dị của mẫu tự La tinh, và tài hệ thống hoá cũng như thích nghi l cách khoa học của các thừa sai ngoại quốc, đặc biệt là cha Đắc Lộ, nên đã phát triển mau lẹ và phổ biến trong dân. Chữ quốc ngữ với cách đọc và cách viết đơn giản, dễ học, đã dần dần thay thế chữ Nôm, chữ Hán ; Để đưa giòng văn học Việt Nam đến một bến bờ khác: Hợp với trào lưu hiện đại, gặp gỡ những tư tưởng Âu Tây, qua đó phong phú hoá đời sống văn hoá của dân tộc mình.

Cũng cần phải nói đến chiến thắng của sức mạnh phương Tây trên đế quốc Trung Hoa già nua bệnh hoạn. Từ ngàn xưa, các sĩ phu Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là Thiên triều, mẫu mực của văn minh, không ai sánh bằng. Cho đến khi xảy ra trận chiến tranh Nha Phiến (1840 -1842 ), sau đó là chiến tranh Trung - Nhật ( 1894 - 1895 ), và Nga- Nhật; Giới sĩ phu Việt Nam mới chợt tỉnh ngộ : Cái thực dụng đã thắng cái từ chương, khoa học và tư tưởng Aâu Tây đã chiếm thượng phong so với học thuật Á Đông lạc hậu cổ điển . Điều gì đã khiến Trung Hoa phải chào thua trước sự xâm lăng của Tây phương? Đã làm cho nước Nhật nhỏ bé đánh thắng được hai đại cường là Nga và Tầu trong một thời gian ngắn ? Phải chăng khoa học và văn hoá Aâu Tây không xấu xa và dở như mình vẫn nghĩ ?... Phong trào Đông du ra đời với Phan bội Châu, Cường Để... đổ xô đi học cái hay ở nước ngoài, những ai không đi du học được thì mua, mượn sách báo xứ người về học hỏi thêm. Học thuật nước Tầu nhường chỗ cho học thuật Aâu Tây, chân lýmạnh được yếu thua được nhận thức rõ ràng đưa đến Phong trào Duy Tân sau này và thổi luồng gió mới vào văn học Việt Nam.

Nhưng hoàn cảnh quan trọng hơn cả là sự mở mang nền Pháp học của người Pháp. Ở đâu cũng vậy, kẻ thống trị luôn lợi dụng thế mạnh của mình. Người Pháp muốn khai hoá dân Việt, đào tạo 1 lớp người mới để cộng tác với chế độ thực dân, phổ biến cái hay cái đẹp của Aâu Tây, củng cố sự thống trị bằng tư tưởng và văn hoá, thay ảnh hưởng của Tầu bằng ảnh hưởng của mình, thuộc địa hoá và sát nhập Việt Nam vào nước Đại Pháp... Tất cả những lý do mà lịch sử nói tới, đều hợp lý ít nhiều với sự mở mang văn hoá của người Pháp ở Việt Nam . Năm 1907, họ lập hội đồng cải cách giáo dục, chính thưcù đem tân học, chữ Pháp và chữ quốc ngữ vào khoa cử Hán học, mở trường sư phạm đầu tiên để đào tạo giáo viên tiểu học, cho mở trường đại học Hà Nội (sau 1 tháng thì bị đóng cửa vì lý do chính trị) rồi được mở lại vào năm 1918 , cho những sinh viên và giới trí thức sang Pháp du học... Chính những điều này đã thổi lên hai luồng gió canh tân cho văn học Việt Nam, đợt 1 vào năm 1907, và đợt 2 vào năm 1932 .

II. VIỆC ĐỒI MỚI: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI

Tuy chữ quốc ngữ đang ở thế mạnh, thế giới đổi thay với chiều hướng nghiêng về Aâu Tây, được người Pháp ủng hộ... Sự thay đổi cả 1 nền học thuật đã có gốc rễ tự ngàn xưa thật không dễ dàng . Trong thời gian này, chúng ta nói tới việc đổi mới trong hình thức, nội dung, sinh hoạt, và ý thức.

  1. Đổi mới hình thức : Chúng ta đã phải xa rời lối văn vần của Hán Nôm với nhũng thi, phú, truyện, ngâm, ca... với những khuôn khổ ngàn năm không di dịch để sang thơ mới, văn xuôi, với những thể loại mới như nghị luận, tiểu thuyết, kịch... mà chúng ta chưa có. Tuy ban đầu còn bỡ ngỡ, nhưng với tính hiếu học, chóng thích nghi, cả người viết lẫn người đọc cũng mau chóng vượt qua khó khăn này .
  2. Đổi mới nội dung : Đây là lãnh vực khó khăn nhất và đưa tới cuộc tranh luận lâu dài nhất giữa phái cũ và phái mới trong giòng văn học Việt Nam. Văn học phải xa dần tư tưởng Tam giáo (Nho, Lão Phật), luân lý chính trị của Khổng Mạnh mà bước sang học thuyết dân chủ, luân lý Kitô giáo, chủ nghĩa cá nhân, tinh thần khoa học... Chúng ta thấy cái mới chưa hình thành phải đối kháng với cái cũ đang có saün, cộng với 1 lớp Nho gia với tinh thần bảo thủ còn mạnh: cao thì ở triều đình với những Vua chúa quan quyền muốn duy trì cái cũ để bảo vệ guồng máy phong kiến đầy quyền lợi; thấp thì các quan lại địa phương, lớp nho gia câu nệ còn mê man trong giấc mộng khoa cử, những kỳ mục hào trưởng muốn lưu lại những lề thói hủ bại, mê tín dị đoan, những nông cạn sai lầm, để dễ bề hà hiếp dân... Nói như Nguyễn văn Vĩnh : Cái cổng làng thành ra 1 cái thành quách vững bền để mà chống cự với cái văn minh, không cho lọt vào đến dân thôn3 . Và từ dân trí hẹp hòi, chúng ta có một dân sinh nghèo nàn, lạc hậu. Thật khó khăn khi thay đổi nội dung và hình thức văn học; nhưng may mắn thay, chúng ta lại có thêm 2 đổi mới sau đầy thuận lợi, dần dần đưa Văn học việt nam ra khỏi những khó khăn lúc ban đầu .
  3. Đổi mới sinh hoạt : Xưa kia, học thuật nước ta trọng kinh điển và khoa cử, học để làm quan , phục vụ 1 triều đại, lãnh đạo dân. Việc viết truyện, làm thơ là 1 hoạt động rất thứ yếu, thường trong thời giờ nhàn rỗi sau những sinh hoạt của quốc gia. Rồi đa số các nho gia chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, dù có ý hướng vì nước vì dân thì vẫn nô lệ khuôn sáo thơ Tầu với nội dung ca tụng phong, hoa, tuyết, nguyệt... Hoặc chú trọng đến những nhân vật cao quý mà bỏ quên giới bình dân. Trung tâm của văn học là khu lều chõng ba năm mở hội 1 lần, là nơi thầy đồ bình văn giảng sách, là nơi thi hữu xướng họa vịnh ngâm4. Nói chung là văn học ở trạng thái tĩnh.... Nay ảnh hưởng tư tưởng Aâu Tây, viết văn là phục vụ quần chúng, chú trọng đến đám đông, đến cái thực; phản ánh tính tình, phong tục, sinh hoạt của 1 dân tộc chứ không chỉ ở 1 giới quý tộc, triều đình. Các văn nghệ sĩ sáng tác văn học 1 cách có ý thức chứ không chỉ để giải trí hay tiến thân. Hơn nữa, với sự ra đời của báo chí và kỹ thuật ấn loát, việc sáng tác trở thành 1 ngành hoạt động chính để cung cấp thức ăn tinh thần nuôi dưỡng quốc dân. Trung tâm văn học nay là toà báo, nhà xuất bản, tiệm sách, thư viện. Văn học được phổ biến rộng rãi và là sở hữu của mọi người, chứ không còn dành riêng cho giới sĩ phu, quan lại. Trạng thái động của văn học đã dần dần ảnh hưởng và đổi thay xã hội chúng ta.
  4. Đổi mới ý thức : Ngày xưa, các cụ chúng ta coi Trung Hoa là mẫu mực, nên xem Hán học như Quốc học, lấy chữ Hán làm chữ của mình ; Từ đó nô lệ tư tưởng và khuôn phép của người, đi tới ngại ngùng hoặc chểnh mảng trong việc sáng tác quốc văn, những chữ thương vay khóc mướn hay học mướn viết nhờ đã phần nào nói lên tình trạng của Văn học Việt nam tới đầu thế kỷ XX . Sau những cuộc khởi nghĩa chống thưcï dân Pháp của Phan đình Phùng, Nguyễn thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám... cho dù thất bại, vẫn là tiếng chuông cảnh tỉnh tinh thần độc lập của dân tộc, nó cũng đưa tới ý thức quốc gia về văn học. Người ta cương quyết canh tân, bỏ chữõ Hán theo chữ quốc ngữ để học hỏi văn minh phương tây, nhưng cũng đồng thời không đi lại vết chân xưa, không lấy chữ của người thống trị làm chữ của mình, chỉ mượn mẫu tự la tinh để nuôi dưỡng một nền văn học Việt, chuẩn bị cho nó 1 chỗ đứng độc lập trong tương lai . Vay mượn của người nhưng không nô lệ, chấp nhận cái hay của người để hùng cường hoá đất nước của mình. Thật đáng kính phục thay lòng tự trọng và chí quật cường của giới trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX, mà hai học giả tiên phong chúng ta phải kể tên là Nguyễn văn VĩnhPhạm Quỳnh . Chúng ta sẽ không xét hai ông theo khía cạnh chính trị như 1 hội viên hội đồng tư vấn Bắc kỳ hay 1 Thượng thư Bộ Học trong những năm tháng cuối cùng của triều Nguyễn, nhưng là hai người mở đường cho trào lưu văn hoá mới . Với tầm nhìn xa, óc tiến thủ, cộng với tính cần cù, tài năng văn chương, và nhất là ưu tư xây dựng nền quốc học; Hai ông đã thực sự có công với nền văn học Việt Nam thời hiện đại ( mà chúng ta sẽ nói tới ở bài 2 ).

III. VẤN ĐỀ HÔM NAY

Sau biến cố 1975, chúng ta và con cái chúng ta cũng được tiếp xúc với luồng gió mới. Tuy không quá lạ lẫm như đối với cha ông chúng ta vào đầu thế kỷ trước, nhưng lối sống văn hoá Aâu Mỹ với những sinh hoạt mới lạ và khác lạ có lúc cũng làm lung lay những thành trì kiên vữngï đôi khi bất khả xâm phạm trong tư tưởng và tâm hồn chúng ta. Những khái niệm về danh dự, tình cảm, truyền thống gia đình, tinh thần dân tộc... đã bị làn sóng tư bản, thuyết thực dụng, chủ nghĩa cá nhân... lấn át. Chẳng những giới trẻ mà ngay cả chúng ta, có những người say sưa với hào nhoáng bề ngoài của nền văn minh mới, thấy cái gì của Tây của Mỹ cũng hay, đua đòi bắt chước và khinh rẻ những gì của dân tộc mình: cho rằng người mình lạc hậu cổ hủ, phải bỏ hết đi để làm lại từ đầu. Như năm xưa có 1 số người muốn dẹp bỏ chữ Hán và cái học từ chương của cả 20 thế kỷ. Bỏ chữ Hán thì được, nhưng còn cái học của tiền nhân? Họ quên rằng chữ Hán không là tất cả văn học Việt, rằng cái học từ chương chỉ là cái vỏ bề ngoài bọc lấy những tinh tuý của dân tộc bên trong. Ngay chữ Nôm tuy đáng bỏ đi, nhưng vẫn là Giọng Hàn Thuyên của Hồn Đại Việt, 1 người câm tuy không nói được hay 1 người không biết 1 chữ nào cũng vẫn là người Việt với lòng yêu quốc gia dân tộc, với nhân hiếu lễ nghĩa của truyền thống Việt đầy ắp trong lòng. Chối bỏ quá khứ dân tộc là chối bỏ chính mình. Dù chúng ta hay con cái chúng ta có mang quốc tịch Aâu Mỹ, có nói tiếng của họ hay thích nghi cuộc sống của họ đến đâu chăng nữa, bản chất Việt vẫn và sẽ phải ở trong chúng ta, để chúng ta khỏi là những người mất gốc, xa lạ với chính mình.

Ngược lại, lại có những người vẫn tự hào với quá khứ: cho rằng lịch sử, văn học, và truyền thống của chúng ta là trác tuyệt . Chúng ta đã lệ thuộc phương Bắc cả ngàn năm, chịu ách thống trị Thực dân Pháp cả trăm năm, thế mà không bị đồng hoá, vẫn giữ được ngôn ngữ văn tự, biết sống lễ nghĩa gia giáo hơn bọn tây phương nông cạn, bề ngoài....Từ đó bảo thủ không chịu học cái hay của người, luôn khư khư cho mình làgiỏi, là nhất; không chấp nhận cho con cái hoà mình vào sinh hoạt văn hoá và xã hội Aâu Tây. Họ giống như các cụ đồ nho xưa không chịu cắt đi búi tóù, để mãi nặng đầu với những thành kiến hẹp hòi. Tiếng súng đầu tiên của Thực dân Pháp vào năm 1859 đã không làm triều đình Huế tỉnh ngộ, làm nước nhà chìm đắm trong ách thực dân gần 100 năm. Mãi tới tiếng súng của chiến tranh Nha phiến làm Trung Hoa đại bại, Nhật thắng Nga và Tầu, mới khuyến khích được các cụ đi theo cái mới của đầu thế kỷ trước. Chẳng lẽ hơn 100 năm sau, vào năm 2000 này, chúng ta lại trở lùi lại cái mốc mất nước năm xưa. Aáy là chưa kể về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, thương mại... các nước Tây phương đã phát triển tới đâu nhờ sự đổi mới không ngừng cuả họ ; trong khi các nước Á Phi, nhất là những nước bảo thủ, vẫn còn lạc hậu, nghèo nàn.

Cho rằng cái gì của mình cũng hay rồi không cần phải học ai, theo ai. Hoặc cho rằng cái gì của mình cũng dở rồi vọng ngoại, chán nản, xa dần dân tộc, quê hương. Thái độ tự tôn hay tự ti, đềøu là không đúng !

 

 


Trở về Mục Lục