BÀI II

HAI KHUYNH HƯỚNG CANH TÂN

( 1907 - 1932 )

Hoài Việt

          Trong giai đoạn này, quần chúng đã thấy sự tiện lợi của chữ quốc ngữ, và đã chấp nhận nó như một hình thức chuyên chở tư tưởng. Nhưng từ đây lạinẩy sinh ra một vấn đề khác :" Thuyền" quốc ngữ lại có hai người cầm lái muốn đi hai hướng khác nhau : Nguyễn văn Vĩnh với nhóm Đông Dương Tạp Chí chủ trương âu hoá triệt để, nghiêng về Tân học ; Và Phạm Quỳnh với nhóm Nam Phong Tạp Chí, muốn bảo tồn tinh tuý của Cựu học để giữ gìn truyền thống . trước khi đi sâu vào sự dị biệt của hai khuynh hướng, chúng ta cùng nhìn vào yếu tính của văn học Việt Nam trong giai đoạn này.

I. NHỮNG YẾU TÍNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM ( 1907 - 1932 )

  1. Một giai đoạn gầy dựng còn hướng nhiều về quá khứ :

          Văn quốc ngữ là một văn mới mẻ, trước đã có Trương vĩnh Ký 2ù và Huỳnh tịnh Của3 viết và dịch một số tác phẩm, nhưng chỉ gây được tiếng vang nhỏ bé ở Nam Kỳ. Tới khi Đông Dương Tạp Chí ra đời ( 1913), vì lối hành văn và tư tưởng Aâu Tây còn quá mới nên không được ưa chuộng, vì cả người viết lẫn người đọc đều vẫn quen thuộc với văn Hán Nôm cho dù có viết bằng chữ quốc ngữ. Ở điểm này, Nam Phong Tạp Chí tuy ra sau (1917), nhưng lại thành công hơn. Nói chung là hướng về văn học cũ hơn là mở sang văn học Tây Phương ; Có thể nói là giai đoạn quốc ngữ hoá chữ Nôm, chữ Hán (sao lục, phiên âm, hiệu đính... )

2. Vai trò tiền phong của báo chí :

          Nước ta xưa kia không có báo chí. Để thông tin, truyền đạt lệnh và luật, người Pháp cho những tờ báo ra đời. Rồi người mình theo gương họ mà làm báo, viết báo. Vừa dạy và truyền bá chữ quốc ngữ, vừa đem lại những kiến thức phổ thông. Ở giai đoạn này, dân tộc ta đã học chữ và văn quốc ngữ qua những tờ báo, đặc biệt là Đông Dương TC và Nam Phong TC. Đó cũng là nơi những nhà văn nhà báo luyện tập ngữ vựng, văn phạm, và nhất là câu văn, là trường đào tạo những nhà văn mới sau này (ĐDTC với Tam Lang, Thái Phỉ, Nguyễn công Hoan, Vũ đình Long... Và NPTC với Đông Hồ, Trúc Hà, Mộng Tuyết, Nhất Linh...). Giá trị của hai tờ báo thật to lớn, đến độ có học giả nhận định : chỉ cần nhìn vào hai tờ báo Đông Dương và Nam Phong là thấy nội dung và lịch sử văn học Việt nam trong giai đoạn này.

3.Khuynh hướng biên khảo và học thuật :

          Hán học bị đổ vỡ, các nhà văn mà đa số xuất thân từ cựu học, muốn xây dựng một học thuật mới để thế chỗ vào. Nói như cụ Nguyễn bá Trác là làm nhiệm vụ bàn giao Hán học cho thế hệ sau. Người thì dịch thuật những tác phẩm Trung Hoa (Nguyễn đôn Phục, Đông Châu), người thì tìm trong quá khú lịch sử dân tộc (Trần trọng Kim), người thì đào sâu trong phong tục (Phan kế Bính)... để tìm căn bản cho nền quốc học. Nhưng vì quá ưu tư đến Văn dĩ tải đạo (văn là để chở đạo), nên công trình của họ nặng tính giáo dục khô khan, không đủ hấp dẫn thế hệ trẻ, để sẽ đưa đến phong trào lãng mạn sau này.

 4. Sự quan trọng của dịch thuật .

          Vì các nhà cựu học muốn bàn giao Hán học cho thế hệ sau, nên đã dịch rất nhiều tác phẩm Hán văn ra chữ Việt. Đàng khác, các nhà Tây học cũng muốn dịch những tác phẩm Tây để giới thiệu cho người mình tư tưởng và cách viết văn Tây. Hơn nữa, ở thời này sự sáng tác hầu như chưa có, nên dịch thuật đã chiếm chỗ : như bước đầu tập tễnh bước theo người để rồi có thể đi và chạy ; Dịch thuật là một cách tạo mẫu sáng tác để sau này người mình có thể bắt chước theo. Hầu hết các nhà văn thời này đều làm công việc dịch thuật .

5. Ngôn ngữ văn học của giai đoạn này.

          Nước ta trước chỉ có văn vần, từ thời Trương vĩnh Ký đã bắt đầu viết văn xuôi. Văn trong Nam mang tính người miền Nam, thông tục bình dân, nói sao viết vậy, tiêu biểu là Hồ biểu Chánh... Ngoài Bắc thì ảnh hưởng của thi phú truyện ngâm còn mạnh, nên văn xuôi của họ còn có tính biền ngẫu, ẩn dụ, đối xứng, văn nhẹ nhàng thanh thoát hơn. Hai khuynh hướng này đã tranh luận trên Nam Phong năm 1918, dần dần khuynh hướng Bắc có chiều thắng thế, văn Nam Phong trở thành khuôn mẫu quốc văn cho nhiều nhà văn trong Nam sau này. Nhưng trước khi có mẫu Nam Phong, chúng ta phải nói tới nhóm tiền phong mở đường : Đông Dương Tạp Chí.

II.NGUYỄN VĂN VĨNH VÀ Ý HƯỚNG CANH TÂN TRIỆT ĐỂ

          'Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng là ở chữ quốc ngữ4'. Câu nói của Nguyễn văn Vĩnh vào năm 1907 không chỉ là lời tiên tri, mà còn nói lên ý hướng hoạt động của ông cho nước nhà. Ông đã thấy được cái lợi, dễ học dễ đọc, và tương lai của chữ quốc ngữ, nên đã miệt mài cổ võ chúng, cho rằng đây là" chuyện sống chết của nước Nam ta", là"ø cây cầu bắc sang văn minh Tây phương". Và ông đã nhắm tới việc giáo dục, từ thế hệ trẻ thơ, từ gốc lên tới ngọn....

1.Về hình thức :

          Vì quá nhiệt thành, nên ông đã có những đề nghị quá đà trong việc cải tiến hình thức. Oâng cho rằng nên viết quốc ngữ theo cách Pháp thì người Pháp dễ đọc và người mình cũng quen dần với chữ Pháp : như Kuôch ngũ tân thưk (Quốc ngữ tân thư ), Shai gone (Saigon),Cheu leune (Chợ Lớn)... Điều đó ngày nay có thể chúng ta cho rằng dị hợm , nhưng không thể phủ nhận được nhiệt tâm của ông thuở ban đầu... Ngoài ra, ông còn đề nghị xây dựng một học thuật mới, văn chương mới : có chữ quốc ngữ không chưa đủ, phải có ngữ vựng, văn phạm, tự điển, phải có văn quốc ngữ và cả một nền văn chương quốc ngữ. Đây là cả l công trình xây dựng tiếng Việt, văn Việt ; Không phải chỉ của riêng ông, mà còn của các nhà văn sau này.

2. Về tư tưởng :

          Nhưng cải cách, bênh vực, tuyên truyền cho chữ quốc ngữ sẽ không lợi gì nếu không chứng tỏ sự ích lợi của nó. Nếu giỏi chữ quốc ngữ chỉ để đọc truyện tầu hay ngâm nga thi phú, trở lại những tư tương nho gia thì lại càng nguy hại. Chữ nghĩa như "xe" chở tư tưởng, xe ta có rồi, cần phải chất lên đó những tư tưởng ích quốc lợi dân. Đó là ưu tư hàng đầu của Nguyễn văn Vĩnh.

          Theo ông, căn nguyên làm cho đất nước chậm tiến, dân tộc lạc hậu, là ở chế độ phong kiến, một chế độ làm cho xã hội mục nát từ trong ra ngoài. Ở trên triều đình với vua quan bóc lột, dưới làng xã thì hương thân kỳ mục hà hiếp dân ; Lại còn duy trì và đặt ra những luật lệ, những hủ tục trói buộc con người . Vì vậy, ông đã tấn công vào Hán học là cái hàng rào cản trở văn minh, đả đảo xã hội phong kiến hủ lậu, chê bai những nhà nho còn mê man trong giấc mộng khoa cử, còn mơ ăn trên ngồi trốc với quan niệm nhất sĩ nhì nông. Những loạt bài như : Xét tật mình, Nhời đàn bà, Ham cờ bạc, Vụng nói truyện...đã đả kích những thói xấu trong xã hội. Và với nhũng bài xây dựng như "Phận làm dân", "Chỉnh đốn cách cai trị dân xã."...ông chỉ cách cho dân về những thủ tục tố tụng, vạch trần thói đút lót, hiếp đáp của nha lại, chê bai tinh thần khiếp nhược của dân trước cửa công... Có thể nói là ông đã viết những bài công dân giáo dục đầu tiên trong nền văn học mới.

3. Những giới hạn :

          Tuy những điều ông nói là đúng. Nhưng vì sự hăng say Aâu hoá quá mạnh, nên ông không tránh khỏi những sai lầm. Như khi chủ trương thuyết Trực trị ( dẹp bỏ quan lại phong kiến để người Pháp cai trị thẳng như ở Nam Kỳ) để dân được tự do dân chủ hơn và âu hoá nhanh hơn ; Cho rằng chế độ, học thuật,văn chương của mình đều thua kém Tây Phương và phải học theo họ ; Coi những tục lệ của mình là hủ lậu, tín ngưỡng mình là mê tín dị đoan, nông nổi... ÔngTân Nam Tử 5đã đi quá xa, nên dễ bị hiểu lầm là thân Tây mà không cònlà Nam Tử (người nươcù Nam) nữa. May mắn thay, văn học hiện đại đã không đi theo hướng quá khích này, vì đã có một người như đối nghịch với ông và nhóm Đông Dương TC, đem lại sự dung hoà cho bước tiến của văn học hiện đại : Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong.

III. PHẠM QUỲNH VÀ KHUYNH HƯỚNG PHẢN HỔI DUNG HÒA (1917 - 1932 )

          Thật ra, những cây bút chính của nhóm Nam Phong như Phạm Quỳnh, Nguyễn bá Trác, Trần trọng Kim, Nguyễn hữu Tiến, Phạm duy Tốn... cũng từng là cộng tác viên của Đông Dương tạp chí. Tới năm 1917, họ chuyển sang khuynh hướng dung hoà cùng sự ra đời của Nam Phong tạp chí với chủ trương của Phạm Quỳnh : Vưà khuyến khích chữ quốc ngữ và cổ võ cho Tây học, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống dân tộc và những cái hay cái đẹp của tiền nhân trong quá khứ. Dần dần, Nam Phong TC đã thay thế cho Đông Dương TC trong việc xây dựng học thuật và văn hoá. Với vài trăm ngàn trang của 210 số báo trong 17 năm, tạp chí Nam Phong đã để lại uy tín và dấu ấn trong văn học hiện đại. Và công của Phạm Quỳnh thật không nhỏ.

1. Gầy dựng văn quốc ngữ.

          Chữ quốc ngữ dễ học, nên cả phái cựu học lẫn tân học đều rơi vào sự hững hờ của việc cầm bút : người thì nương theo lối văn biền ngẫu dài dòng của Tầu, người thì theo lối viết cụt ngủn của Tây. Phạm Quỳnh đã hô hào cả hai phái đem những sở trường của Tây học và Hán học vào rèn luyện, tài bồi cho văn Việt. Kêu gọi người viết đã vậy, ông còn kêu gọi người đọc hãy khoan dung với văn quốc ngữ dù chưa thấy thích bằng đọc văn Tầu, văn Tây :" Trẻ lên ba đã khôn sao bằng người đầu bạc , Người nào chịu tập văn quốc ngữ là làm việc công đức, người nào chịu xem văn quốc ngữ là làm l nghĩa vụ vậy. Công đức ấy, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với đất nước há chẳng nên vui vẻ mà làm ru ? ".Thật là những lời chí tình của l người có tâm huyết với văn học dân tộc.

          Ngoài ra, ông cũng chống lại chủ trương lấy chữ Pháp làm quốc văn.Thời ông, có những người cho rằng chữ Pháp là văn tự đẹp nhất thế giới, phong phú, và được nhiều dân tộc xử dụng ; Còn tiếng Việt mình nghèo nàn không đủ dùng, không tiện lợi cho sự luân lưu, giao thiệp...Phạm Quỳnh đã phủ nhận bằng lý luận : đã là tiếng nói của l nước thì không thể nào không đủ dùng cho dân nước đó, tiếng nói luôn theo kịp trình độ của quốc dân. So với tiếng Pháp, tiến ta nghèo về những danh từ khoa học, triết lý... Nhưng khi ta đã biết rõ điều mình muốn nói, thì ngôn ngữ sẽ nẩy sinh và phong phú dần...Còn giao thiệp thì chẳng lẽ hai mươi triệu dân Nam đều phải giao thiệp với người Pháp ? Chỉ cần l số người thông minh, học rộng, theo học tiếng Pháp để đại diện cho dân mà giao thiệp là đủ rồi. Và ông đề cao tiếng Việt với lý do rất chính đáng : sự độc lập tự chủ của dân tộc :Quốc âm là tiếng nói tự nhiên của l giống người...quốc âm là biểu hiệu tự nhiên của quốc hồn...Nước sống về tiếng nói, tiếng nói còn thì nước không thể mất được. Oâng còn khuyên người mình nên luyện văn xuôi và văn nghị luận, để văn Việt trở thành thực dụng, gọn ghẽ ; Chứ không như lối văn vần xưa ( thơ, phú ), chỉ là thứ văn nghệ thuật.

2. Bảo vệ quốc tuý :

          Những bản văn dịch, những thiên du ký của Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong cũng không có gì đặc sắc, nhưng đáng kể nhất là những khảo luận về học thuật Á Đông và Quốc học. Đây là giá trị của ông và của nhóm Nam Phong, khiến người đọc ưa chuộng và lưu giá trị lâu dài trong Văn học sử.

          Cũng như Nguyễn văn Vĩnh, ông thấy xã hội mình kém côi lạc hậu, với bao hủ tục trong tư tưởng và cuộc sống. Mình đã thất bại trước Tây phương không chỉ ở khoa học mới, mà ngay ở trong tinh thần lạc hậu cũ kỹ của mình. Oâng đã có cái nhìn sáng suốt, tự tri đầy liêm sỉ khi nói về mê t ín dị đoan với những lễ bái hỗn độn, về sự học khuôn sáo cứng ngắc lấy Tứ Thư Ngũ Kinh làm Thánh Thư... Đây quả thực là những đau đớn làm cho nước bại dân suy. Nhưng còn mặt trái của vấn đề ? Đây là cái hay của Phạm Quỳnh, ông đã nhìn ra và có thái độ trân trọng bảo tồn.

          Theo ông, đằng sau những cử động cúng vái mê tín với những tiếng" nam mô" vang dậy của dân chúng, là tâm hồn tôn giáo của con người. Dân tộc ta, trong quá khứ, đã có quá nhiều đau khổ, thiếu thốn, việc cầu cúng chỉ là l phương pháp làm vợi bớt thống khổ qua những thổ lộ tâm sự với thần linh. Ông cho rằng điều đáng trách không phải là khuynh hướng tin thờ của dân chúng, nhưng là thái độ vô thần của lớp nho gia xưa quá nghiêng về thực tiễn, nên đã không tổ chức lễ bái phụng tự cho dân theo hướng tôn giáo cao cả hợp lý, để mặc họ rơi vào l mớ tập quán cúng vái hỗn tạp. Ông có thái độ rất thận trọng, không nghi ngờ hay chê bai tín ngưỡng của tiền nhân ; trái lại muốn chân thành cảm thông, mở lòng đón nhận hồn nước đã từng rung động tâm hồn của cha ông tổ tiên.

          Cũng vậy, cái học từ chương xưa tuy đáng chê trách ; Nhưng Phạm Quỳnh khen ngợi cái sĩ khí và phong cách của cha ông trong việc học. Có nơi nào mà những cụ già năm sáu mươi tuổi còn đi học, đi thi ? Có nơi nào mà cái danh học trò được kính trọng như ở đấtViệt mình ? Rồi trong việc học, dù có làm nên Vương, Tướng hay không là chuyện khác, kẻ sĩ ít nhất cũng sửa mình được cho ngay thẳng, thanh cao...Đây là cái phong tục học hành khắc khổ mà ít vụ lợi, cái sĩ khí cao thượng và nghiêm ngặt đối với danh giáo công luận, làm cho nước có trật tự, kỷ cương, vinh dự.

          Rồi ông còn đề cao tinh thần gia tộc, nền móng gia đình, cách giao tế lễ độ ung dung của người quân tử , những thú chơi phong nhã (cầm, kỳ, thi, hoạ) của khách hào hoa. Ông đã đề cao quốc tuý, nhưng quốc tuý ở đâu, Khi văn chương mỹ thuật của mình không bằng người, khi phong tục lễ giáo của mình cũng không đặc sắc hơn người ? Chúng ta tìm được câu trả lời của ông trong bài điếu văn cụ Nguyễn bá Học :"Nay xét thân thế cụ mới biết quốc tuý chính là cái đạo tu thân xử thế của bậc hiền nhân quân tử nước nhà ; Quốc tuý chính là cái kiên trì cẩn thủ, sửa mình ở đời, làm sao cho thực hành được cái lý tưởng đạo đức của các bậc thánh hiền trong nước vậy" .

          Sau năm 1932, có người trách Phạm Quỳnh đã hãm lại đà đổi mới mà Nguyễn văn Vĩnh nhọc công gầy dựng, nói ông là con người bảo thủ chống lại tiến hoá. Điều đó thật oan cho ông, vì đã là người có Tây học, không phải ông không biết gì về cái hay cái đẹp của Phương Tây, cũng như cái dở cái cũ của dân tộc mình. Nhưng ông cho rằng sự tiến hoá không thể bắt đầu từ số  không  , nó phải khởi đi từ l cái gốc :Cái gốc phải có cái gì đã ; cái gì đó chính là dĩ vãng của cả l dân tộc, mà hiện tại và tương lai của dân tộc đó phải tuỳ thuộc vào. Bảo thủ là thái độ khôn ngoan, thực tế, của những người thận trọng hiểu biết, để khỏi bị mất gốc khi chạy theo người, để cả l xã hội khỏi bị hỗn độn sụp đổ khi hấp tấp theo đuổi sự tiến hoá vội vàng. Thái độ bảo thủ này cần có để tạo cho tiến hoá những bước tốt đẹp, hữu hiệu.

IV. VẤN ĐỀ HÔM NAY

          Trải qua bao thế kỷ, giòng văn học Việt Nam giống như l" ngôi nhà"ø cũ kỹ, mà ở phần cuối củabài trước chúng ta đã nói tới hai thái độ quá khích : l thái độ muốn bỏ" nhà"ø đi kiếm những cái mới lạ của Phương Tây ; Còn l thái độ thì muốn đóng kín cửa để không nghe không nhìn tới những thay đổi của thế giới bên ngoài. Trong bài này, chúng ta thấy cả Nguyễn văn Vĩnh lẫn Phạm Quỳnh đều đồng ý ở lại và phải sửa sang "ngôi nhà" Văn Học Việt Nam.Nhưng sửa sang như thế nào ? Nguyễn văn Vĩnh chủ trương phá bỏ hẳn "ngôi nhà"ø cũ, thiết kế lại theo kiểu Tây Phương và dùng vật liệu của họ. Còn Phạm Quỳnh thì cố giữ lại "Nền móng" Việt, xử dụng" vật liệu "Tây Phương kết hợp với những vật liệu bền đẹp của dân tộc, để kiến thiết lại "nha"ø của mình. Và kết cuộc, như chúng ta thấy, trong giai đoạn này khuynh hướng dung hoà của Phạm Quỳnh đã thắng thế.

          Năm 1932, Nguyễn mạnh Tường mới 22 tuổi, là người Việt Nam đầu tiên đem hai bằng tiến sĩ từ Pháp về. Ông hăng hái cho rằng những cái hay cái dở thì người Pháp đã nói cả rồi, khỏi cần tranh luận lôi thôi, cứ mở sách Pháp ra mà áp dụng, cứ "tải đá Pháp về là có thể xây lại toà nhà Việt Nam". Ngày nay, chúng ta có thể trách rằng ý nghĩ của ông quá đơn giản, nhưng không phủ nhận được nhiệt tâm dám nói dám làm của một người thiết tha với quê hương dân tộc. Liệu chúng ta có dám góp sức xây dựng toà nhà Việt Nam không ? Điều này không ai bó buộc hay đòi hỏi chúng ta ngay ; Vì nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, và sự lựa chọn của mỗi người. Nhưng ít ra là chúng ta phải chuẩn bị cho chính mình và cho con em, vì quá khứ và vì tương lai của dân tộc.

          Và nếu chúng ta đồng ý với thái độ dung hoà của Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong, sự chuẩn bị sẽ lại càng khó khăn và kỹ càng hơn nữa.Có thể chúng ta đã biết ít nhiều về văn hoá dân tộc, về sức mạnh của Aâu Mỹ với những sở trường và sở đoản của nó. Nhưng làm sao cho thế hệ trẻ hiểu rằng :Có những "tảng đa"ù Aâu Mỹ không hợp với" toà nhà" Việt Nam, rồi đâu là" Nền móng" Việt cần phải giữ, đâu là những" góc cạnh" đẹp của dân tộc cần phải thêm vào, đâu là "chất liệu" tốt của Tây Phương mà mình phải xử dụng....Muốn vậy, một mặt chúng ta phải đào sâu chuyên môn của mình bằng những phương tiện sách vở của người ; Mặt khác, chúng ta phải tìm hiểu lại quá khứ lịch sử, cùng văn hoá truyền thống dân tộc . Có nắm vững được vấn đề với những kinh nghiệm, những kiến thức của mình và của người ; Chúng ta mới có thể phục vụ hữu hiệu, và truyền đạt cho thế hệ trẻ những gì cần thiết để xây dựng tiền đồ dân tộc. Nhất là để truyền đạt những thao thức, nhiệt tâm, lòng yêu nước yêu dân ; Thì chính chúng ta phải là người có những cái đó trước, bởi vì không ai cho cái mình không có bao giờ .

         


Trở về Mục Lục