BÀI III

THƠ MỚI :

TIẾNG LÒNG CỦA THẾ HỆ TRẺ

TRONG XÃ HỘI MỚI .

Hoài Việt

                                                                                                                                                                                                 

          Văn chương không chỉ có văn xuôi, mà còn có cả văn vần mà ta thường gọi là thơ, là thi ca với nhạc điệu, tính trữ tình, ngôn ngữ thi vị, và hồn dân tộc. Thi ca Việt Nam vào đầu thế kỷ XX cũng có sự chuyển hướng quan trọng, hoà nhịp với văn xuôi để diễn tả sinh hoạt, lối suy nghĩ, nỗi lòng của dân chúng cũng như của thi nhân. Thi ca phát sinh từ đời sống; và tới phiên mình, thi ca cũng mang lại cho đời sống hương vị mới mẻ, linh hoạt, những nhận định về cái đẹp, cảm hứng của tâm hồn, và nhất là giá trị văn hoá nhân bản của dân tộc. Với quy luật" phát sinh và đào thải" của thời gian, cũng có l sự tranh luận rộn ràng giữa cái mới và cái cũ trong thi ca, giữa dòng thơ mới vừa thành hình và dòng thơ cổ mang nặng dấu ấn Hán Nôm của cả ngàn năm văn học.

I. "TÌNH GIÀ" , MỘT MỞ ĐẦU CHO DÒNG THƠ MỚI TRẺ TRUNG.

Thật ra, thơ mới đã có mầm mống từ năm 1914 với bài thơ" Con ve và con kiến" của La FontaineNguyễn văn Vĩnh đã dịch trên ĐDTC số 40. Mầm mống này cũng đã được Phạm Quỳnh gían tiếp hoan nghênh khi phê bình sự gò bó của thơ cũ . Nhưng phải đợi tới năm 1932, mới có Phan Khôi là l nhà nho theo Tân học, viết bài thơ mới đầu tiên "Tình Già"ø, bài thơ được coi là "Tên lính xung phong vào thành trì thơ cũ" . Sau đó, thơ mới được sự ủng hộ tham gia của những nhà thơ trẻ : Lưu trọng Lư, Thế Lữ, Nguyễn thị Manh Manh, Vũ đình Liên. Chúng ta có thể nói sự khác biệt của thơ mới trên hai phương diện : âm luật và thi hứng.

1. Về âm luật :

Các nhà thơ mới cho rằng : thơ cũ chịu ảnh hưởng của thơ Đường (Trung Quốc) với niêm luật, âm vận, số chữ và số câu giới hạn, đã trói buộc thi nhân trong khuôn sáo giả tạo, đâm ra" không phải không muốn làm thơ, nhưng là làm không được" . Nay họ bắt chước lối thơ của Pháp, với cách gieo vần, hiệp vần khoáng đạt, không có niêm luật và phép đối, để sáng tạo ra thơ mới ; làm cho lời thơ được tự nhiên và dễ nghe hơn với những âm thanh phù hợp tình ý (hoặc mạnh mẽ, hoặc dịu dàng ), tiết tấu nhịp nhàng hơn nhờ cách ngắt câu linh hoạt. Ví dụ như Thế Lữ diễn tả sự oai hùng của hổ và rừng núi :

                             Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

                             Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

                             Với khi thét khúc trường ca dữ dội

                             Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.    (Hổ nhớ rừng )

Hoặc sự êm đềm, mẫn cảm của mùa thu, với nỗi lòng người vợ nhớ chồng trong bài ''Tiếng Thu'' . Hay hình ảnh nhẹ nhàng của bài" Sương rơi", làm ta có cảm tưởng như có cái gì bâng khuâng, rơi hoài :          

Em không nghe mùa thu           .Rơi sương

Dưới trăng mờ thổn thức ?        Cành dương.

Em không nghe rạo rực             Liễu ngã

Hình ảnh kẻ chinh phu                Gió mưa

Trong lòng người cô phụ ?         tơi tả

(Tiếng thu; Lưu trọng Lư )         Từng giọt

                                                 Thánh thót. (Sương rơi; Nguyễn Vỹ)

2. Về thi hứng :

Nói chung, từ bao thế hệ, những nhà thơ đều lấy thi hứng từ 3 nguồn :Cảnh vật trong trời đất, những trạng huống trong cuộc sống, và tình cảm của con người. Nếu có khác, chỉ là ở đối tượng và phong cách diễn tả .

a)Cảnh vật :Những nhà thơ xưa thường thích tả Gió,Trăng,Hoa,Tuyết.Hoặc núi sông hùng vĩ, danh lam thắng cảnh . Còn những nhà thơ mới thì cho rằng cảnh gì cũng có thể đưa vào thơ được : ruộng lúa, ao rau, luỹ tre, ngọn cỏ. Cảnh vật càng bình dân thì càng trung thực.

b)Trạng huống xã hội : Các nhà thơ xưa thường tả cuộc sống và tâm tư của những bậc phong lưu quyền quý, với những lời thơ quý phái, bệ vệ, lề lối. Ngược lại, những nhà thơ mới thì để ý đến lối sống bình thường với những khó khăn vất vả của dân. Những hình ảnh bình dân trong cảnh" Chợ Tết" của nhà thơ Đoàn văn Cừ thật đẹp

                              .Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà

                              Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.

                              Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi

                              Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa

                              Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha

                              Thúng gạo nếp đong dầy như núi tuyết. (Chợï Tết, Đoàn văn Cừ)

Và với những bài thơ như" Lời con đường quê" của Tế Hanh," Xuân về" của Nguyễn Bính," Trưa hè" của Bàng bá Lân.Chúng ta thấy thơ ca thật gần gũi với sự cần cù của người lao động nghèo hèn, lối sống bình dân của cả l dân tộc.

c)Tình cảm lòng người : Các nhà thơ xưa hay ca tụng Trung, Hiếu, Tiết, nghĩa.Còn về ái tình thì rất kín đáo nhẹ nhàng. Mãi tới thế kỷ XIX mới đề cao nhiều hơn tới tình bạn như Nguyễn Khuyến trong bài" Khóc Dương Khuê"â, hay tình gia đình như Tú Xương trong bài" Thương vợ"ï. Ngược lại, những nhà thơ mới thì cho rằng mọi tình cảm của con người đều là trung thực, đáng diễn tả : từ những khát vọng thầm kín, nồng nàn, tê tái.đến những cảm xúc tự nhiên trước Thượng Đế, tình bạn, tình yêu, cái đẹp. đều là đối tượng tự nhiên của thi ca .

Nói chung, thơ mới muốn phá bỏ những lề lối khuôn sáo, cũng như những thi hứng hạn hẹp của thơ cũ. Thơ mới có khát vọng," cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực "với mình và với người.

II." NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ".

Ai trong chúng ta đã đọc qua bài thơ" Ông đồ" của nhà thơ Vũ đình Liên, chắc hẳn đã từng ngậm ngùi với hai câu cuối :      Những người muôn năm cũ

                                                          Hồn ở đâu bây giờ ? (Ông đồ, Vũ đình Liên)

Quả thực đau buồn cho những nhà thơ xưa, trong giai đoạn suy tàn của thi ca cũ . Tuy nhiên, vì thi ca là tiếng nói của tâm hồn, nên nó có sự phản ứng mạnh mẽ khi bước sang l bước ngoặt, chứ không đến nỗi buồn tẻ như Khổng học lúc suy tàn, khi mà Phan Khôi viết 21 bài chỉ trích Khổng giáo (năm 1930), mà các nhà nho vẫn nguội lạnh, dửng dưng .

1. Những phản kháng .

          Sau những bài thơ mới của Phan Khôi, Lưu trọng Lư (1932), và những bài diễn thuyết sôi nổi ca ngợi thơ mới. Cũng có những bài diễn thuyết và bài viết, đả kích thơ mới, bênh vực thơ cũ ,ở cả ba miền như của các ông Tân Việt, Tường Vân, Nguyễn văn Hanh, Thái Phỉ. Khi thơ mới cho rằng niêm luật của thơ cũ thật gò bó, rắc rối; Ông Tùng Lâm đã phản đối : đã là nghệ thuật thì phải là công trình đòi hỏi nhiều công sức; và cái công phu đẽo gọt, tô điểm là việc làm cần thiết của người nghệ sĩ, không thể nói là gò bó được; Chỉ có "bọn thơ mới là dốt, không biết làm thơ"; Ông còn đòi "căng nọc, đánh đòn" những nhà thơ trẻ. Đáp lại, nhà văn Lê Ta (tức thi sĩ Thế Lữ) chê lớp người cũ là" nhai lại", "giỏi nghề xào nấu" thơ của cổ nhân.

          Ông Thiết Diện cũng cực lực chê trách những nhà thơ mới, cho họ là "bọn du đảng ăn mặc rằn ri", "bọn lẳng lơ đi giày cao gót" . Chẳng có gì là mới cả khi chính họ cũng như những nhà thơ cũ: dù không khóc tiếng khóc cũ, nhưng cũng lại rên rỉ cho duyên phận, biệt ly, đau khổ. Chê thơ cũ "thương mây khóc gió" nhưng chính họ lại khép mình trong buồn thảm, sầu bi. Ông Huỳnh thúc Kháng còn quả quyết rằng thơ cũ sắp đến hồi mạt vận.

2. Chấp nhận sự thực

Sự thắng bại không ở những cãi cọ trên diễn đàn, nhưng là ở bình diện sáng tác. Cái nguy của thơ cũ là không sáng tác được thêm những bài thơ giá trị, trong khi thơ mới cứ có thêm những bài thơ hay. Với l đội ngũ hùng hậu, có tâm hồn mở rộng như Thế Lưõ, hùng tráng như Huy Thông,trong sáng như Nguyễn nhược Pháp, mơ màng như Lưu trọng Lư, kỳ dị như Chế Lan Viên, siêu thực như Hàn mạc Tử, mộc mạc quê mùa như Nguyễn Bính.Thơ mới dần dần chiếm lãnh Thi đàn. Trong vòng l0 năm, cuộc chiến đã ngã ngũ với phần thắng nghiêng về thơ mới. Và thơ cũ bắt đầu thỏa hiệp : không có thơ mới và thơ cũ, chỉ có con người mới làm thơ. Và nói như Hoài Thanh : "Chỉ có tuyệt tác thời gian, chứ không có vấn đề cũ mới". Ông còn chia thơ thời bấy giờ thành ba dòng ảnh hưởng : Dòng thơ Pháp với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh. Dòng thơ Đường với Jean Leiba,Vân Đài, Thái Can, Quách Tấn. Và dòng thơ Việt với Lưu trọng Lư, Nguyễn nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ hoàng Chương. Nhưng dù cho thơ mới có ba dòng; Hay coi thi cảm "như l dòng sông bị nước tràn thành những dòng sông khác, nhưng nước sông vẫn là l"; Thì thơ cũ cũng dần dần rút lui vào các thi xã và những thi tập, truyền lại cho con cháu hoặc trao tay giữa các bạn hữu với nhau. Những thi nhân không làm thơ Đường nữa mà lui về ẩn dật. Và vào năm 1938, l dòng chữ quảng cáo trên báo Ngày Nay số 140, đã cho thấy hoàn cảnh của những nhà thơ cũ và làm ta xúc động sâu sa :" Nhận làm thuê các thứ văn vui, buồn, thường dùng trong xã hội", dưới ký tên l người không xa lạ gì với Văn học sử Việt Nam: Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu.

III. THI SĨ TẢN ĐÀ , GẠCH NỐI CỦA HAI THẾ HỆ

"Tiên sinh gần chúng tôi lắm. Tiên sinh không mang lốt y phục, lốt tư tưởng của chúng tôi. Nhưng có làm gì những cái lốt. Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ l nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước đã có l giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn cho l cuộc hoà nhạc tân kỳ đang sắp sửa."

Lời cảm động của Hội Tao Đàn đã nói lên vị trí Tản Đà trong thi ca hiện đại. Nhớ khi dòng thơ mới ra đời, Tản Đà là người bị tấn công nhiều nhất, vì ông đang là nhà thơ nổi danh của làng thơ cũ. Nhưng chỉ hai năm sau, những người công kích ông đã đổi thái độ; và tới năm ông mất (1939), ông đã được coi là "Vị thánh sống của làng thơ" với bao lời ca ngợi của các nhà thơ mới, cũng như của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhóm Tân Dân.

Sở dĩ Tản Đà được quý mến và ca ngợi, không chỉ vì ông là nhà thơ có tài với những thể thơ phong phú, giàu nhạc điệu; hình ảnh và ngôn từ giản dị, gợi cảm; phong cách thơ uyển chuyển, tinh vi. Nhưng còn vì ông là người có tư tưởng khoáng đạt, cảm thông sâu sắc với người đời và đời người. Ông là" l hồn thơ cũ đã sớm cảm thông hồn thơ mới của lớp người trẻ"là" thi nhân đã đóng vai trò nhịp cầu nối liền hai thế hệ Tân và Cựu" . Trong suốt 2 năm đầu của cuộc tranh luận giữa thơ cũ và thơ mới, Tản Đà tự đứng ngoài vòng dù có bị châm chọc Ông đã dùng lời lẽ ôn tồn cảnh tỉnh giới trẻ, với những kinh nghiệm thơ mà ông đã trải qua. Qua những bài viết,ông thật sự cảm thông với sự cuồng nhiệt của họ, của những người chỉ thấy nội tâm mà quên đi ngoại giới, có thể vì chủ quan mà tự đánh lừa mình. Theo nhà thơ, không có gì thiêng liêng bằng tình quê hương dân tộc, ông đã hô hào sự yêu thương đoàn kết, không phài để đánh đổ Thực dân Pháp và chắp lại "Bức dư đồ rách" ,mà là tình đồng bào yêu thương đùm bọc lẫn nhau trước những tai ương của cuộc đời. Ông còn nghĩ tới thuyết Thiên Lương để cứu đời, cứu người; Tuy là l thuyết quá lý tưởng dựa trên luân lý Nho gia, nhưng là tấm lòng của người yêu đồng bào, tổ quốc. Từ chối những hình thức cũ, không có nghĩa là xa rời nguồn sống dân tộc, quên đi di sản quá khứ. Và chính thơ văn của ông đã làm chứng cho ý hướng của ông: Lãng mạn nhưng sâu sắc, tình cảm trong đạo đức, phóng khoáng trong nề nếp. Ông là đại diện cuối cùng của những nhà thơ cũ và cũng là bậc đàn anh mở đường cho những nhà thơ mới :

                                       Nghìn năm giao ước kết đôi

                              Non non nước nước không nguôi lời thề . ( Thề non nước ; Tản Đà )

IV. VẤN ĐỀ HÔM NAY

Nguyễn tấn LongNguyễn hữu Trọng, hai tác giả bộ "Việt Nam Thi nhân tiền chiến" đã coi thơ cũ như l lâu đài cổ kính mấy ngàn năm, nơi mà lớp trẻ đã có lần coi là ngôi mộ cổ.å. Nay tuy họ đã nhìn lại với thái độ kính yêu, nhưng vẫn không muốn trở về . Lớp người Cựu học thì nhìn khác, họ thấy trong lâu đài sắp sụp đổ kia còn có những trân châu bảo ngọc qúy giá, không thể để gia tài văn học cả ngàn năm bị chôn vùi. Hơn nữa, họ cũng lo lắng cho thế hệ sau: dù mục nát thì cũng còn là ngôi nhà để ở, còn hơn là dấn thân vào nơi vô định, không chốn nương thân .

Hôm nay cũng vậy, chúng ta lo lắng cho thế hệ tương lai là đúng. Nhưng sự ra đi khỏi những khuôn sáo cũ và đã thành công của những nhà thơ trẻ thời tiền chiến , cũng là l suy nghĩ cho chúng ta. Biết đâu con em chúng ta có lý, nếu chúng ta có l sự nhắc nhở của "Tản Đà"ø. Đừng cản trở những bước tiến của giới trẻ và quy luật xã hội, nhưng phải nhắc cho chúng hiểu rằng : Có những điều vượt trên những thay đổi bề ngoài, vượt trên cả những suy nghĩ chủ quan của chúng, đó là tình cảm chân thật với quê hương, dân tộc, và với chính mình . Có thể chúng sẽ có những bước đi sai, như những câu thơ tới 27 chữ của Nguyễn thị Kiêm; Hay thơ "12 chân" của Nguyễn Vỹ, nhưng chúng ta hãy tin rằng :"Những cái ngông cuồng trái với tinh thần tiếng Việt đều mất. Hồn thiêng của cha ông còn nương trong tiếng nói đã giữ con cháu không cho làm loạn. Như thế càng hay. Chỉ sợ cùng với cái ngông cuồng, ta mất luôn cả tinh thần sáng tạo" . Hãy cho chúng biết rằng : nếu chúng đủ chân thành tìm đến di sản xưa, quý trọng và đào sâu nền móng cũ với tấm lòng mới, chúng sẽ tìm được những điều chân thực, quý báu, và đẹp đẽ nhất của giống nòi; Để tô điểm cho đời sống của mình, của gia đình, và xã hội ngày thêm tươi đẹp. Nói như Cụ học giả Đào duy Anh :" Cái văn hoá của Tổ Tiên ta đã gây dựng trong mấy nghìn năm để sinh trưởng giữa những điều kiện tự nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh khí mạnh mẽ lắm" . Cái sinh khí ấy nhất định sẽ giúp chúng ta và con cháu chúng ta vượt qua những trở ngại khó khăn để xây dựng tiền đồ dân tộc. Di sản văn hoá của nòi giống Việt đã tồn tại cả nghìn năm, và sẽ tồn tại mãi theo thời gian với những tâm hồn đầy thiện chí .

           


Trở về Mục Lục