.

CN 2 PS – A

Chúa Nhật Lòng Thương Xót

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên cho CN II PS là CN kính Lòng Thương Xót Chúa khi ngài phong hiển thánh cho thánh nữ Maria Faustina Kowalska  (1905-1938) ngày 30-4-2000. CN II PS là Ngày Thứ Tám (Octave Day) của Mùa Phục Sinh, ngày hội tụ của tất cả các mầu nhiệm và các ơn huệ của Tuần Thánh và của Tuần Phục Sinh, đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn của việc Chúa Kitô Phục Sinh. Ngày này giống như một bức ảnh tổng thể chung của ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Chủ Nhật Phục Sinh và Tuần Lễ Phục Sinh. Hoặc là chúng ta cũng còn có thể nghĩ đến Ngày Lễ này như là một sự hội tụ của tất cả ống kính vào trong ánh sáng của Chúa Kitô Sống Lại, để từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa cho toàn cả thế giới. Nó bao gồm cả ngày đầu và ngày thứ tám của Mùa Phục Sinh, để cử hành tất cả mọi ân huệ vô cùng lớn lao nhất có sẵn cho chúng ta thông qua sự chiến thắng của Chúa Phục Sinh lên trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ. Vì thế, “Đây là ngày Chủ Nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”.

Nữ tu Faustina đã được diễm phúc nhìn thấy Chúa Giêsu và diễn tả ra để vẽ lên bức hình của Ngài với hàng chữ : “Lạy Chúa Giêsu, Con tin tưởng nơi Ngài”. Trong y phục màu trắng, tay phải Chúa Giêsu đưa lên ban phép lành, và tay trái đặt vào ngực. Từ trái tim Ngài phát tỏa ra hai luồng sáng, màu đỏ và xanh lợt, tiêu biểu cho Máu và Nước đã đổ ra trong cuộc khổ nạn khi Trái Tim Ngài bị đòng đâm thâu qua trên thập giá. Ánh sáng xanh lợt biểu tượng cho nước rửa sạch và thanh tẩy linh hồn. Ánh sáng đỏ biểu tượng cho máu, phát sinh sự sống mới cho linh hồn.

Tôi thích ông Tôma, có lẽ vì thấy mình trong đó. Sống não trạng hôm nay: cân, đo, đong, đếm, thính thị, văn hóa ngón tay cái, văn minh @, tôi thấy ông gần gũi, ông còn khắp nơi bên tôi nữa! Ông trở nên quen thuộc! Với lại, nếu không phải là Tôma, mà là Phêrô, là Gioan, thì sao? Các vị này có thoát được sự ngờ vực không? Tôi thích ông Tôma, vì nhờ ông, tôi có một bằng cớ cụ thể về ĐG; tay chân và cạnh sườn mang vết thương, có sức cứu độ tôi.

Tôi còn thích ông vì lời hô của ông: “Lạy Chúa con và Thiên Chúa của con!” Không biết là khi ĐG bảo, ông có thử đưa tay sờ không. Chắc là chưa/không, mà đã như bị một dòng điện mấy trăm ngàn volt hút mạnh khiến ông bị rúng động: chẳng những ông hết cứng tin, mà còn nhảy một cú mạnh sang bờ bên kia, tin vững: ĐG vừa là Chúa Tể vừa là Thiên Chúa của ông. Một lời tuyên xưng rất lạ, rất mạnh.

Thế thì chúng ta hãy tin vào các chứng từ của các tông đồ sau đó: Lời nói, và nhất là việc làm nhờ đời sống của Hội Thánh tiên khởi với 4 chuyên cần. Đấy chính là kết quả do những lời chứng của các Tông Đồ, trong đó có Tôma, những người đã gặp Đức Giêsu Phục Sinh

Hãy cùng với thánh nữ Faustina: chiêm ngắm ĐG đứng giữa các môn đệ, sách Kh sẽ diễn tả: “Con chiên trông như thể đã bị giết” (Kh 5,6).

Và hãy cảm tạ lòng TX của Thiên Chúa tỏ ra nơi ĐG: Người tha cho các môn đệ, khi hiện ra với các ông , hoặc như trong TM Mt, Người gọi các ông là “anh em của Thầy”. Người ban Thánh Thần và lập ra BT Hòa Giải để tiếp tục giao hòa nhân loại với Thiên Chúa.

Hôm nay, những Tôma của thời đại mới còn đáng băn khoăn hơn: Họ không sẵn sàng tin vào chứng từ của các Tông Đồ và các tín hữu, dù là những chứng từ bằng máu. Nhưng họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để tin những người bói bài, bói mu rùa, chân gà cho họ, và nói với họ về một tương lai mông lung. Trong khi ĐG thì “ở với họ mọi ngày cho đến tận thế” (Mt). Chúng ta  hãy cầu nguyện cho họ.

 

Lm. Fx. Vũ Phan Long, OFM


GỢI Ý GIẢNG LỄ A