CÁCH MẠNG

+++

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

 

          Chúng ta đọc : Ep 5,2a. 25-32.

          Khi ở trong tù, thánh Phaolô đã viết nhiều thư mục vụ gửi cho các giáo đòan. Những thư gửi cho giáo đòan Êphêsô cũng nằm trong hòan cảnh đó. Những bức thư này nhằm triển khai mầu nhiệm ơn cứu độ được thực hiện nơi Đức Kitô, đồng thời cũng nói lên mầu nhiệm kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh.

 

          Ngòai ra, ngài còn khuyên nhủ mọi người trong giáo đòan hãy hiệp nhất, xứng với đời sống mới, đời sống kết hợp với Đức Kitô qua những tương quan cụ thể trong đời sống hằng ngày : giữa cộng đòan Kitô hữu, trong gia đình, trong xã hội.

 

          Trong đọan văn chúng ta vừa nghe 5,23-32, thánh Phaolô đối chiếu hôn nhân với mầu nhiệm Đức Kitô và Hội thánh : tình yêu của Đức Kitô đối với Hội thánh là nền tảng và là khuôn mẫu của đôi vợ chồng. Tương quan giữa vợ chồng phải là dấu chỉ và là cách trình bầy mầu nhiệm Đức Kitô và Hội thánh (x. 1Cr 7,1-14; Cl 3,18-19)

 

          Đức Kitô yêu thương Hội thánh là thân thể của Người, nên Người cũng yêu thương mỗi chi thể trong thân thể đó. Cũng vì thế, người chồng phải yêu thương vợ là thân thể của mình , nhưng còn vì vợ là chi thể trong thân thể mầu nhiệm.

 

          Chúng ta cũng nên lưu ý : khi nghe đọc câu 22 :”Người làm vợ hãy phục tùng chồng như tùng phục Chúa”. Có lẽ câu này làm cho chúng bị  “sốc”. Đây là cách diễn tả của thánh Phaolô có tính cách phản ánh văn hóa thời đại ngài, nhưng chúng ta không nên nhân danh phong trào đấu tranh cho nữ quyền mà coi thường giáo huấn của ngài. Đã và đang có những mô hình văn hóa khác nhau trong vấn đề tình nghĩa vợ chồng. Ngày nay, các mô hình ấy khác biệt nhau tùy nơi : ở các nước kinh tế phát triển hay ở thế giới thứ ba, trong giới trung lưu hay bình dân. Tiến bộ hơn, chính mỗi cặp vợ chồng phải tìm xem đâu là quân bình cho mình, và khi đưa ra những sáng kiến của mình thì nên theo cung cách nào, như uy tín bẩm sinh, và khả năng của mỗi bên cho phép (Chú thích của bản dịch Phụng vụ giờ kinh).

 

          Người Việt nam chúng ta ngày xưa có chủ trương là “Phu xướng phụ tùy” : chồng nói thì vợ làm theo, nhưng đối với chúng ta , dù bên “xướng” hay bên “tùy”, thì đàng này hay đàng kia đâu phải vì thế mà sẽ cảm thấy mình hơn hay kém, bởi vì lý tưởng của mỗi bên là trở nên “Tôi tớ” (Mc 9,35). Cho nên thánh Phaolô nói :”Chồng là đầu của vợ” thì không có ngĩa là “đầu” thì ăn trên ngồi trước như một ông chủ hay một thủ trưởng, mà là người hỗ trợ và phục vụ cho vợ.

 

II. CÁCH MẠNG TRÊN THẾ GIỚI.

 

          Trên thế giới ngày nay, ta hay nghe tin cách mạng xẩy ra ở nước này nước nọ để thay đổi triều đại, thay đổi chế độ hay thay đổi chính quyền hiện thời. Từ xưa đến nay cách mạng đã từng xẩy ra mọi nơi như cơm bữa.

          1. Cách mạng là gì ?

 

          Cách mạng hay cách mệnh là sửa đổi  một chế độ chính trị cũ cho tốt đẹp hơn, hoặc thay đổi chế độ cũ bằng chế độ mới, người mới với võ lực.  Theo nguyên tắc thì cách mạng thay cái cũ bằng cái mới với điều kiện là cái mới phải tốt hơn. Nhưng trong thực tế thì chúng ta đã biết các cuộc cách mạng trên thế giới đã như thế nào …

 

          2. Có mấy lọai cách mạng ?

 

          Thường chúng ta thấy có hai lọai cách mạng. Nếu cách mạng bằng võ lực thì ta gọi là “cách  mạng đỏ”û. Ví dụ : cách mạng Pháp năm 1789, cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng tháng 8 của ta lật đổ chế độ cũ và thay bằng một chế độ mới.

 

          Còn cách mạng êm thắm không dùng võ lực thì người ta gọi là “cách mạng xanh”, ví dụ : cuộc cách mạng kỹ thuật thế kỷ 19, cách mạng khoa học, cách mạng xã hội. Thậm chí còn có cả cuộc cách mạng bản thân.  Cuộc cách mạng này đòi hỏi con người phải canh tân cách sống, phải lột bỏ con người cũ xấu xa mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn.

 

          3. Có cách mạng hôn nhân không ?

 

          Câu hỏi này sẽ được mỗi người suy nghĩ và trả lời. Ta chỉ thấy rằng người Pháp nổi tiếng là “ga-lăng” nhất thế giới cũng phải sáng chế ra một bi hài kịch với ba màn sau đây :

- Lúc đầu là thời quân chủ : lúc này thì em nói anh nghe, anh nói thì em nghe.

          - Sau đó là thời dân chủ : lúc này anh nói anh nghe, em nói em nghe.

          - Kết cuộc là cách mạng bùng lên : anh và em cùng nói một lúc để cho hàng xóm nghe chơi  (Hồ Ngọc, Tình yêu và gia đình, tr 120).

 

          Theo kiểu ví von của người Pháp ta thấy thời gian khủng hỏang làm tan cửa nát nhà, vợ con chia lìa thường xẩy ra vào năm thứ 7 và thứ 10 sau khi lấy nhau. Đó là kết quả khảo cứu của nhà gia đình học Brent C. Miller.

 

Vào khỏang thời gian nói trên, nghĩa là khi đứa con đầu lòng bắt đầu cắp sách đi học, là vợ chồng lủng củng dữ dội nhiều hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, những lo lắng về công ăn việc làm cũng như lo lắng cho con cái làm cho họ không còn phút nào để nghĩ đến nhau nữa về phương diện tình dục lẫn tình yêu (Sđd, tr 132).

 

          Vậy phải tìm ra giải pháp nào hữu hiệu  để tránh những cuộc khủng hỏang trong gia đình nhằm tránh được những cuộc ly dị có thể xẩy ra ?

 

          Người Ả rập có câu ngạn ngữ óai oăm này :”Phải đánh vợ mỗi buổi sáng, nếu không có lý do thì vợ nó cũng biết tại sao” !

 

          Trong thế giới Aûrập, đặc biệt là những người Hồi giáo, người đàn bà còn bị coi nhẹ, đôi khi còn bị khinh miệt, không có quyền hành gì trong gia đình, người đàn bà chỉ được đem về để phục vụ cho đàn ông. Ra đường phải che kín mít từ đầu đến chân. Riêng phụ nữ ở Afganistan phe Taliban không cho phụ nữ đi học và làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp.

 

          Theo giáo lý của Hội thánh Công giáo thì người nam và người nữ phải được bình đẳng trên phương diện nhân quyền, nhân phẩm. Chính bí tích Hôn phối đã nói lên đặc tính này :”Họ không còn phải là hai mà là một xương một thịt”(Mc 10,8).

 

          Vì thế, thánh Phaolô khuyên tín hữu Êphêsô :”Chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình”(Ep 8,28-29).

 

III. VỢ CHỒNG PHẢI ĐƯỢC BÌNH ĐẲNG.

 

          Linh mục Bernard Tari, nhà luân lý học nổi tiếng người Đức, đã kể rằng :

          Kỷ niệm đẹp nhất về việc tông đồ trong đời tôi là lần giải tội đầu tiên.

          Hôm đó, một người đàn ông đến xưng với cha về một thứ tội dường như không có trong danh mục của bản hướng dẫn xét mình. Người đó xưng thú rằng mình đã không vâng lời vợ. Lần đầu tiên nghe thứ tội lạ lùng như thế, vị Linh mục mới hỏi hối nhân :

- Từ trước đến nay tôi chỉ nghe nói rằng người vợ phải phục tùng chồng, sao ông lại xưng thú rằng ông đã không vâng lời vợ ?

          Người đàn ông giải thích :

- Thưa cha, con có tội, là bởi vì vợ con có lý mà con vẫn không chấp nhận điều đó.

Nghe thế, vị Linh mục hỏi hối nhân :

- Ôâng có chấp nhận việc đền tội bằng cách trở về nói với vợ ông rằng bà ta có lý không  ?

 

          Chấp nhận sự có lý của người vợ không phải chỉ là  một việc làm đơn giản. Đó là đòi hỏi cốt yếu của một cái nhìn đúng đắn của người chồng đối với vợ mình. Tình yêu vợ chồng đích thực chỉ có thể được xây dựng trên sự bình đảng mà thôi.  Đó là điều mà thiết tưởng những người chồng trẻ nên tâm niệm  mỗi ngày (D. Wahrheit, Cẩm nang hạnh phúc gia đình Kitô, tr 34-35)..

 

          Cuộc sống hôn nhân đích thực chỉ có thể xây dựng trên tình yêu mà thôi. Mà nói đến tình yêu thì phải nói đến tôn trọng Bình đẳng. Tại sao tôi cưới vợ ? Câu trả lời đúng đắn là : vì tôi yêu thương, và tôi muốn sống hòan tòan và trọn vẹn cho vợ tôi.

 

          Yêu thương thiết yếu có nghĩa là muốn điều thiện hảo cho người mình yêu thương. Yêu thương là sống cho và hy sinh tất cả vì người mình yêu thương. Đó phải là tâm niệm của những người chồng trẻ. Một tâm niệm như thế sẽ khiến cho người chồng gạt bỏ được cái tư tưởng muốn chiếm đọat và làm chủ vợ mình. Một tâm niệm như thế sẽ giúp họ chấp nhận những khác biệt hay cả những khuyết điểm của người vợ. Nếu được như thế thì sẽ không bao giờ có cuộc cách mạng trong gia đình.

 

          Để kết luận, chúng ta hãy đọc lại và suy niệm đọan thư thánh Phaolô gửi cho tín hữu Colossê :”Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nahu, nếu trong anh em người này  có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,12-14).

                                                                  

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt


Về trang Mục Lục