YÊU LÀ ĐAU KHỔ

+++

I.  SUY NIỆM LỜI CHÚA. 

 

          Chúng ta đọc : Mt 16,24-26.

 

          Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).

 

          Theo văn mạch của câu Tin mừng trên thì sau khi quở trách Phêrô vì đã ngăn cản Ngài đi theo con đường thập giá, Chúa Giêsu nói thêm rằng con đường ấy là con đường mà tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài đều phải đi theo.

 

          Đây là lời Chúa Giêsu ngỏ với các môn đệ, là những người đã chọn lựa bước đi theo Ngài. Lời mời gọi này có ý gợi lên sự tự do quyết định của người được mời, vì một đàng Chúa tôn trọng quyền tự do của con người, đàng khác con người tự chịu trách nhiệm về quyền lựa chọn của mình. Một khi con người quyết tâm chọn Chúa để trở thành môn đệ đích thực thì cần phải thực thi những điều kiện sau đây :

-          Phải từ bỏ mình : tức là phải khước từ lòng tự ái, sự nuông chiều bản thân và từ bỏ mọi thói hư tật xấu.

-          Phải vác thập giá mình : tức là phải hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa trong mọi sự.

-          Theo Thầy : nghĩa là ta trở thành môn đệ của Thầy, để cộng tác vào công việc xây dựng Nước Trời.

 

Như vậy, từ bỏ chính mình cũng có nghĩa là vác thập giá mình, tức là chấp nhận đồng số phận tôi tớ với Thầy trong cuộc sống và cái chết.

 

          Chúa không bảo chúng ta đi tìm thập giá, nhưng là hãy vác lấy thập giá mình. Một cách nào đó, không ai có thể thoát  khỏi thập giá trong cuộc sống. Đau khổ không là một đầy đọa mà con người phải gánh chịu, mà là một phương thế nên thánh. Mỗi người một thập giá, mỗi ngày một thập giá. Ai trong chúng ta cũng đang phải chịu một đau khổ nào đó. Ước gì khổ đau thanh luyện chúng ta để mỗi lúc được kết hợp với Chúa mật thiết hơn (Mỗi ngày một tin vui).

 

          Những người sống trong bậc tu trì cũng như những người sống trong bậc hôn nhân đều có thập giá riêng của mình. Không ai có thể trốn thoát khỏi thập giá, mà đã nói đến thập giá là phải nói đến đau khổ. Phương pháp là cho đau khổ bớt đi vẻ ghê rợn của nó, thậm chí còn làm cho đau khổ thành niềm vui thì cần phải có tình yêu. Tình yêu sẽ hóa giải tất cả. Tình yêu và thập giá luôn đi đôi với nhau như hai chị em sinh đôi.

 

II. YÊU VÀ ĐAU KHỔ. 

 

1.    Các bạn trẻ định nghĩa về tình yêu. 

 

Thực ra, chưa có một câu định nghĩa về tinh yêu lam cho nhiều người thỏa mãn. Người ta chỉ có thể định nghĩa được một khía cạnh nào của tình yêu, vì tình yêu chỉ có thể cảm nghiệm được, chú không để diễn tả bằng lời nói:

                             Làm sao định nghĩa được tình yêu,

                             Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh ?

                                          (Hồ-Dzếnh)

 

          Tuy nhiên, có một số bạn trẻ đinh nghĩa rất văn tắt theo cái nhìn của họ, dĩ nhiên cũng chỉ ở dưới một số khía cạnh nào đó.   Họ cho là :

-          Yêu là đau khổ.

-          Yêu là hy sinh.

-          Yêu là phục vụ.

-          Yêu là cho đi, là dâng hiến.

-          Yêu là chết trong long một ít.

-           

2.    Một số tác giả nói về tinh yêu.

 

“Yêu tức là đã ký kết với đau khổ” (Bà de Cohin).

“Yêu là khổ, nhưng không yêu cang khổ hơn” (Tục ngữ Nga).

“Yêu là đau khổ, mà không yêu là chết” (Hyppolite Taine).

“Tình yêu chỉ đẹp là những mối tình kết thúc trong đau khổ. Mối tình không đau khổ là mối tình giả tạo (Ronsard)

“Tình yêu sống đươ6c nhờ đau khổ, sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết mòn” (Bà De Girardin).

 

3.    Các bạn trẻ nghĩ thế nào ?

 

Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, giới trẻ rất thích ngâm nga bài hát “Sang ngang”, có lẽ là của nhạc sĩ Đỗ Lễ !  Trong bài hát có những câu rất mùi vị, rất gợi cảm hợp với tâm lý của những anh chị tuổi “teen” đang đi tìm người yêu.  Trong đó có những câu rất da diết, làm cho người nghe phải mủi lòng : “Nếu biết rằng tình là dây oan, nếu biết rằng hợp rồi sẽ tan”, rồi sau cùng đi đến kết luận :”Thì dương gian đừng có chúng mình”.

 

4.    Lập trường của chúng tôi.

 

Chúng tôi xác nhận rằng :”Yêu là đau khổ, là hy sinh” như một số ban trẻ đa nói.

Chính vì vậy, trước khi kết hôn, các bạn trẻ hãy suy nghĩ cho kỹ để bước vào đời hôn nhân một cách sáng suốt và tự tin, và sau khi đã kết hôn rồi thì phải cố mà chịu. Vì vậy, ông Thomas Fuller đã khuyên :”Trước khi kết hôn, hãy mở mắt to ra. Và sau ngày cưới hãy cố nhắm mắt lại”.

 

          Tình yêu và đau khổ như mặt phải và mặt trái của một thực tại, đã có bên này thì phải có bên kia, chẳng có đồ vật nào chỉ có mặt phải, mà không có mặt trái, ví dụ : đồng tiên luôn luôn phải có hai mặt. Cũng thế, hễ yêu là phải khổ, không khổ cách này thì khổ cách khác, hai đặc tính đó vương vấn quần quít vào nhau như keo sơn.

 

          Ông Xuân Diệu, một nhà thơ lãng mạn, thế mà cũng phải công nhận :”Yêu là chết trong lòng một ít” bởi vì “cho thì nhiều mà lấy lại chẳng bao nhiêu”.  Triết gia Hypolite Taine cũng xác nhận :”Yêu là đau khổ, nhưng không yêu là chết”.

 

          Một đồ vật chỉ có mặt phải hay mặt trái, sẽ không phải là một đồ vật hiện thực. Cũng vậy, yêu mà vắng đau khổ là yêu giả yêu hờ. Đau khổ mà không yêu là đau khổ hỏa ngục, chết chóc.  Chính vì thế, người nào chỉ xây dựng tình yêu trên mơ mộng, thực tế sẽ cho thấy rằng “Hôn nhân là một cuốn tiểu thuyết, mà trong cuốn tiểu thuyết đó, vai chính đã chết ngay từ lúc chưa đọc(Meisseln). Nghĩa là họ sẽ vỡ mộng thảm thương.  Trước mắt họ, hạnh phúc sẽ vắng bóng cho đau khổ hiện nguyên hình, khống chế và hành hạ họ tàn nhẫn, bởi vì theo họ “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề”.

 

          Có người còn mỉa mai hơn nữa :”Đàn ông có hai ngày vui “ngày cưới vợ và ngày đưa vợ đi chôn”. Lý do, chưa lấy nhau, cái gì của họ cũng thấy hữu duyên, hữu tình, nhưng lấy nhau rồi, duyên tình biến mất, để người này trở thành cái nợ của người kia (Hồng Nguyên, Tâm sự với em ngày thành hôn, tr 67).

 

III. CHẤP NHẬN TÌNH YÊU VÀ THẬP GIÁ. 

 

          Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta mẫu gương san lạn về “tinh yêu và thập giá’. Hai bề mặt của con tim này “tình yêu và thập giá” đã được Đức Kitô chuẩn ấn bằng suốt cuộc đời của Ngài ở trần gian này.

 

          Vì yêu chúng ta, “Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chếtvà chết trên thập giá” (Pl 2,8) Ngài là Đấng không bao giờ biết đến tội, mà vì ta, Thiên Chúa đã làm cho thành sự tội, ngõ hầu trong Ngài, ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa” (2Cr 5,21).

 

          Để chứng tỏ cho mọi người biết rằng “Ngài đã yêu họ đến cùng” (Ga 13,1), Đức Kitô đã bước vào đoạn đường quyết liệt của tình yêu.  Hủy mình vì họ. Ngài đã tự nguyện đổ máu ra trên thập giá, để đem lại bình an cho muôn vật dưới đất cũng như trên trời. Chính nhờ sự chết của Ngài, con người được giao hòa với Thiên Chúa, và trở thành thánh thiện, tinh tuyền, vô phương trách cứ trước nhan thánh Ngài’(x. Cl 1,20-22).

 

          Như vậy, chúng ta phải xác định lại vấn đề “Yêu và đau khổ”trong cuộc sống và không bao giờ được nói là “nếu biết rằng đau khổ”, bởi vì  chữ “nếu” bao hàm ý nghĩa thoái thác. Trái lại, chúng ta phải xác tín dứt khoát yêu và đau khổ là hai thực tại gắn liền với nhau. Càng yêu nhiều càng khổ nhiều, và càng khổ nhiều, tình yêu càng tinh túy đậm đà.

 

          Theo kinh nghiệm của nhiều người, ở đâu có tình yêu chân thật và nồng nàn, thì ở đấy không còn đau khổ nữa. Thánh Augustinô đã có kinh nghiệm về vấn đề này nên đã đưa ra một nguyên tắc bất hủ :”Ubi amatur, non laboratur. Si laboratur labor amatur : nghĩa là ở đâu có yêu thương ở đấy chẳng còn lao nhọc, mà giả có lao nhọc, thì lao nhọc cũng biến thành yêu thương.

 

          Chúng ta thấy kinh nghiệm này đã được đúc kết trong kho tàng văn chương bình dân Việt nam. Một người vợ yêu gia đình, yêu chồng, yêu con đã không ngần ngại hy sinh, dâng hiến cả sức khỏe, sắc đẹp và thời giờ của mình cho hạnh phúc gia đình mà vẫn cảm thấy hãnh diện nói với chống :

 

                                                Một ngày ba buổi trèo non,

                                      Còn gì mà đẹp, mà dòn hỡi anh !

                                                Một ngày ba buổi trèo đèo,

                                      Vì ai vú xếch, lưng eo hỡi chàng ?

 

          Hiểu như thế, và nếu chúng ta can đảm đem ra thực hiện những điều đó, cuộc sống yêu đương trong nôi ấm gia đình sẽ không còn những đe dọa đổ vỡ. Bởi vì, gian truân, đau khổ và thử thách đã mất đi tính chất phá hủy, để trở thành phương tiện nuôi lớn tình yêu. Và qua tình yêu, hạnh phúc sẽ ngự trị.

 

          Khi lập gia đình, các bạn trẻ hãy hiểu biết và chấp nhận “tình yêu và thập giá”. Vợ chồng sẽ là thập giá của nhau. Nếu biết vui lòng chấp nhận và vác thập giá của nhau trong tin yêu, thập giá sẽ trở nên nhẹ nhàng và sẽ giúp chúng ta đạt tới hạnh phúc gia đình.

 

Truyện : Làm phép thập giá.

 

          Vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, cha sở kêu gọi giáo dân : khi quí vị đến nhà thờ đi chặng đàng Thánh Giá tưởng niệm sự chết và đau khổ của Chúa Giêsu, mỗi người nên làm một cây thập giá bằng bất cứ vật liệu nào tượng trưng cho sự đau khổ của mình trong cuộc đời đang phải chịu..

          Sau chặng đàngThánh giá yêu cầu quí vị mang lên nhà thờ cho tôi làm phép. Mọi người đều mang lên đủ loại thập giá. Ông trùm bước lên tay không, cùng với vợ. Khi cha sở hỏi, thập giá của ông đâu, ông chỉ ngay vào bà vợ và nói :”Thưa cha, đây là thập giá của con”.  Cha sở cũng làm phép, nhưng sau đó liền bảo ông rằng :”Bây giờ ông hãy ôm lấy thập giá và hôn lên cây thập giá của ông đi”.

 

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt

         

 


Về trang Mục Lục