BÀI THỨ 061

ĐỨC KHÓ NGHÈO TẠI NAZARETH (1)

Đức Khó Nghèo Và Đời Sống Siêu Nhiên

 

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Nơi mái nhà Nazareth, điều làm tôi chú ý hơn cả chính là cuộc sống nghèo khó của Chúa Giêsu. Mẫu gương này có thể trở thành bài học cho tôi không? Nó đã trách cứ tôi điều gì và đòi buộc tôi làm gì?

Lạy Chúa Giêsu, lạy Mẹ Maria, lạy thánh Giuse, so sánh đời sống con với đời sống các Ngài, không cần phải suy nghĩ con cũng thấy ngay hai nếp sống khác nhau về đức khó nghèo. Sự khác biệt này làm con băn khoăn vì bao lần con là nạn nhân sống trong ảo tưởng và yếu đuối, hình như tính chất ảo tưởng và yếu đuối này đã ăn rễ sâu nơi con, vì cho tới bây giờ con vẫn không cảm thấy hối hận gì. Vậy mà con cứ luôn tự nhủ rằng con phải trở nên giống Chúa Giêsu, phải bước theo Ngài và yêu mến Ngài tha thiết.  Ôi, như thế con cần nhiều ơn soi sáng và can đảm nhiều hơn!

 Lạy Mẹ Maria, lạy thánh Giuse, các Ngài đã quá hạnh phúc vì được chia sẻ nếp sống khó nghèo với Chúa Giêsu, xin hãy đánh động lòng con, và nếu cần hãy hoán cải đời sống con!

 

NGUYỆN  NGẮM

NGƯỜI SIÊU NHIÊN PHẢI SỐNG KHÓ NGHÈO

Hồn tôi ơi, hãy nhớ lại mái nhà Nazareth! Hãy nhìn nơi ăn chốn ở chật hẹp với những bức vách trơ trụi, một vài cửa sổ nhỏ bé không đủ lối cho ánh mặt trời chiếu qua. Hãy nhìn xem các vật dụng sù sì, quần áo thô cứng, bữa ăn nhà quê thanh đạm. Chính trong môi trường vật chất này, Chúa Giêsu đã sống cho tới lúc trưởng thành. Ngài sống tại đây cho tới khi ra giảng đạo để sống một đời sống khó nghèo hơn nữa: sống vào của bố thí.

Lạy Chúa Giêsu, sao Chúa lại chọn nếp sống nghèo nàn như thế! Làm sao Chúa kiên tâm bền chí tuyệt đối đến vậy. Chính là vì Chúa đã thấy rõ chân lý trước mắt. Chân lý ấy là: muốn trở thành người siêu nhiên để được giàu có vô tận, không có gì xứng đáng hơn là khinh chê của cải thấp hèn. Nói cách khác, không dùng đến phương tiện nào cần thiết nữa. Người siêu nhiên coi Trời cao là quê hương. Tâm hồn họ hướng về đó như kim địa bàn hướng về phía Bắc nhưng than ôi, có bao nhiêu người vẫn cịn sống trong tối tăm lầm lạc chiều theo các quyến rũ tai hại. Các quyến rũ nguy hiểm, chính là của cải trần gian. Mức độ phá rối của chúng tùy theo sức hấp dẫn mạnh yếu, tùy theo khoảng cách xa gần và tùy theo số lượng nhiều ít. Đức khó nghèo có thể quét sạch mọi trở ngại này, và một khi thoát khỏi ảnh hưởng của chúng, linh hồn sẽ được bình yên thư thái và thong dong trên đường về quê. Đây chính là lúc tôi phải suy xét và kiểm thảo về đức khó nghèo, các tâm tính, và nếp sống của tôi.

 

ĐỨC KHÓ NGHÈO HỆ TẠI Ở TINH THẦN

Từ bỏ là mục đích và khó nghèo chỉ là phương tiện, nên Chúa Giêsu đòi hỏi tinh thần khó nghèo hơn là chính nếp sống nghèo khó. Ngài không kết án các chênh lệch trong cuộc sống con người, không muốn đảo lộn trật tự xã hội: vì trên thế giới luôn có người giàu người nghèo. Ngài chỉ nhắc nhở cả hai lớp người ấy rằng: ‘Các con đừng quyến luyến của cải trần thế!’ Có nhiều người nghèo nhưng thực sự lại giàu. Giầu mà nghèo là người biết giữ mình, không dính bén cái mình có. Nghèo mà không nghèo là người tham lam,  muốn cả những điều mình không có. Của cải đời này là tạm bợ, hay hư nát nên phải khinh chê tất cả. Chúng thường chi phối, làm bận rộn đời sống. Chúng gây nhiều tranh chấp, gieo rắc bao nhiêu bất hòa. Do đó luôn luôn phải đề phòng chúng.

Tuy nhiên nếâu đức khó nghèo chỉ hệ tại ở tinh thần nghèo khó và từ bỏ thôi, thì đâu có cần phải sống nghèo thực sự. Như vậy tôi cần gì phải sống hạn chế và thiếu thốn? Tôi có thể an phận thủ thường,  không dính bén của cải khi sống giữa mọi tiện nghi giàu có được lắm chứ! Thật là sai lầm, mặc dù thế chăng nữa thì đức khó nghèo ấy cũng đáng nghi ngờ lắm. Người có tinh thần nhân đức nào thì luôn hướng tới đối tượng của nhân đức đó và chỉ dừng lài ở giới hạn do lý trí ấn định thôi. Thế nên có tinh thần nghèo khó mà không tiến tới nếp sống nghèo khó thực sự, thì chỉ là một tình yêu bất động, mơ hồ, giả tạo và vô giá trị. Tình yêu này không mang lại hiệu quả nào khác hơn là phỉnh gạt và ru ngủ con người.

 

ÍCH LỢI LƠN LAO CỦA ĐỨC KHÓ NGHÈO

Một người có tinh thần khó nghèo và thực hiện được đức từ bỏ. Thế nhưng cũng có nhiều người dù đã sống nghèo khó mà vẫn chưa đạt tới được. Dù thế chăng nữa, cũng không có nghĩa là không thể tập luyện được. Như chúng ta đã thấy, việc thực hành sống khó nghèo quét sạch mọi cản trở và làm cho linh hồn được thanh thoát. Duy trì được tinh thần khó nghèo mà không sống nghèo thực sự là nhờ có lòng nhân đức cao độ với ơn thánh độ trì. Cũng như các bí tích, nhân đức nghèo khó hình như phát triển và hoạt động do sức mạnh riêng của nó. Dĩ nhiên ai cũng biết rằng đức khó nghèo đương nhiên sẽ tiến tới việc từ bỏ: nếp sống cơ cực, quần áo rách rưới khiêm tốn. Đứng trước ngày mai đen tối và bấp bênh, người nghèo cảm thấy cần tới Chúa Quan Phòng, tạ ơn Ngài với con tim cảm xúc về của ăn hằng ngày dùng đủ. Trong nếp sống không có nguồn lợi, như túng quẫn người ta cảm thấy thiếu thốn mọi sự: đói rét không cơm áo, ốm đau không thuốc thang, và điều cay cực hơn hết là vắng bóng cả những người thân yêu. ‘Này em bé đáng thương, tôi không còn áo ấm nào hơn để cho em thôi hãy cầm lấy mẩu bánh cuối cùng này vậy!’ Ôi, hy sinh và tin tưởng như thế thực cao cả biết bao!

Dù đức nghèo khó đạt tới chóp đỉnh của lý tưởng là hy sinh mọi sự để đón nhận lấy tất cả cơ cực chăng nữa cũng không phải là đức khó nghèo Chúa Giêsu muốn dạy cho loài người.

Nếu lời giáo huấn của Ngài hoặc cao siêu quá, hoặc không diễn tả hết lý tưởng đó thì chính các gương Ngài làm sẽ là mẫu mực cho mọi trường hợp đặc biệt cũng như thông thường. Gương mẫu này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu tâm hồn! Biết bao người sống trong lầm than khổ cực mà vẫn phó mặc cho tương lai bấp bênh! Biết bao người sống đời thiếu thốn âm thầm không ai biết đến! Biết bao công trình cam go hoặc nhàm chán được thực hiện, hầu đạt tới kết quả không trông thấy trước mắt! Sau hết người nào xác tín được như thế, sẽ quên đi địa vị chức tước mình, tránh xa mọi tiện nghi thường dùng hàng ngày để sống đời nghèo khó thực s. Đó mới là những hành vi ướp đượm tinh thần khó nghèo chân thực. Hơn nữa, giả như các hành vi ấy được thấm nhuần tình yêu, thì cao đẹp biết bao và đem lại niềm vui sâu xa vô tận!

Hỡi các tâm hồn khó nghèo thực sự, hãy nhìn Chúa Giêsu Nazareth! Các bạn sẽ thấy một sắc thái mới, vì tất cả đều mang ý nghĩa là thoáng hiện vẻ thiêng liêng. Để bạn bắt chước dễ dàng hơn, Ngài đã không chọn nếp sống quá khắc khổ, nhưng Ngài chỉ nhấn mạnh rằng nhân đức này hệ tại ở sự từ bỏ mà thôi.

 

ĐIỀU DỐC QUYẾT

Trong hoàn cảnh do Chúa Quan Phòng định liệu, tôi sẽ yêu thích mọi thiếu thốn vật chất, mọiï lo lắng và mọi bấp bênh. Lạy Chúa Giêsu, nếu con dư đầy của cải, con sẽ cố gắng không tự mãn, nhất là khi liên tưởng tới nếp khó nghèo của Chúa tại Nazareth.