Chúa Nhật Thứ 10 Thường Niên

(9-6-2002)

ÐỌC LỜI CHÚA

     Hs 6, 3-6: (6) Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.

     Rm 4, 18-25: (23) Nhưng khi viết rằng A-bra-ham được kể là người công chính, thì không phải chỉ nói về ông, (24) mà còn nói về cả chúng ta nữa: chúng ta sẽ được kể là công chính, vì tin vào Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết; (25) Ðức Giê-su chính là Ðấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính.

     TIN MỪNG: Mt 9, 9-13

Ðức Giê-su kêu gọi ông Mát-thêu và dùng bữa với những người tội lỗi

(//Mc 2, 13-17; Lc 5, 27-32)

(9) Khi ấy, Ðức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: Anh hãy theo tôi! Ông đứng dậy đi theo Người.

(10) Khi Ðức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. (11) Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy? (12) Nghe thấy thế, Ðức Giê-su nói: Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. (13) Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế". Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.

Chia sẻ

Câu hỏi gợi ý:

1. Tại sao những người thu thuế như Mát-thêu lại bị người Do Thái khinh bỉ và liệt vào hạng người tội lỗi?

2. Cách xử sự của Ðức Giê-su với những người thu thuế và những hạng bị coi là tội lỗi thế nào? Còn cách Ngài xử sự với các kinh sư và Pha-ri-siêu thì sao?

3.  Quan niệm của Ðức Giê-su về đạo đức và thánh thiện khác với quan niệm của các kinh sư và Pha-ri-siêu ở chỗ nào? Các Ki-tô hữu ngày nay phần đông quan niệm về đạo đức và thánh thiện theo Ðức Giê-su hay theo các kinh sư Do Thái? Như thế có nguy hiểm gì không?

Suy tư gợi ý:

1. Mát-thêu, người thu thuế

Mát-thêu người người Do Thái, nhưng lại một công chức làm việc cho đế quốc Rô-ma vốn bị người Do Thái coi kẻ thù, người Rô-ma đang cai trị bóc lột người Do Thái. nồi cơm sự sống của bản thân gia đình, Mát-thêu chấp nhận làm việc cho người Rô-ma được bổ nhiệm nhân viên thu thuế trong đất nước của mình. Trong đế quốc Rô-ma, các nhân viên thu thuế được hưởng hoa hồng trên số thuế họ thu, nhưng phần đông thường thu thuế quá mức quy định để về cho mình số tiền vượt mức ấy. Ðây một nghề dễ làm giàu một cách bất chính. thế, các nhân viên thu thuế bị người Do Thái oán ghét, khinh bỉ, tẩy chay, coi phường tội lỗi. Một phần họ sẵn sàng làm công cụ tay sai cho kẻ thù của dân tộc, phần khác họ bị mang tiếng gian lận bóc lột dân chúng.

Một điều rất đáng ngạc nhiên khiến chúng ta phải suy nghĩ và tìm hiểu là: dù Mát-thêu là người thu thuế và bị khinh bỉ như vậy, nhưng Ðức Giê-su đã chọn và mời gọi ông làm môn đệ Ngài. Ðiều đáng ngạc nhiên thứ hai là khi được Ðức Giê-su kêu gọi làm môn đệ, Mát-thêu đã nhanh chóng và dứt khoát từ bỏ nghề béo bở ấy để đáp lại lời mời của Ngài. Tin Mừng viết: Ông đứng dậy đi theo Người.

2. Thái độ của Ðức Giê-su đối với những người tội lỗi

Sau khi mời gọi Mát-thêu theo mình và được ông đáp lại lời mời, Ðức Giê-su cũng đáp lại lời mời của Mát-thêu là cùng với các môn đệ dùng bữa tại nhà ông. Mát-thêu nhân dịp này cũng mời những người bạn thân, bạn đồng sự, bạn cùng chơi, cùng nhậu. đến dự tiệc cho vui. Tất cả những loại bạn này đều là những kẻ bị người Do Thái liệt vào hạng tội lỗi đáng khinh bỉ. Chắc chắn Ðức Giê-su biết điều ấy. Nhưng thái độ của Ngài đối với Mát-thêu nói riêng, và với những người tội lỗi nói chung, khác hẳn với thái độ của những kẻ đạo đức kiểu kinh sư và Pha-ri-siêu. Những người này chủ trương phải xa lánh những người tội lỗi.

Họ không thể tưởng tượng được một ngôn sứ của Thiên Chúa mà lại để cho một người tội lỗi đụng đến thân thể mình (x. Lc 7, 39). Vì thế, họ ngạc nhiên khi thấy Ðức Giê-su ăn uống chung với những phường tội lỗi. Họ có lý của họ, vì cách xử sự của Ðức Giê-su trái với truyền thống của tiền nhân. Truyền thống này dựa trên lời của sách Dân số: Chớ tới gần lều của những con người hư đốn ấy, và đừng đụng tới tất cả những gì của họ, kẻo vì liên luỵ mà anh em cũng bị huỷ diệt với tất cả tội lỗi của họ (Ds 16, 26). Theo họ, cần phải tẩy chay những người tội lỗi ấy như một hình phạt để họ ý thức được tội lỗi mình mà chừa cải. Trong luật của Giáo Hội cũng có một vài điều khoản tương tự để giúp người tội lỗi trở về con đường ngay chính. Những khoản luật này có khi có tác dụng tốt, nhưng cũng có đôi khi phản tác dụng hoặc trở nên thiếu nhân bản, thiếu tình người.

3. Quan niệm của Ðức Giê-su về đạo đức và thánh thiện

Quan niệm về đạo đức hay thánh thiện của Ðức Giê-su khác hẳn với các kinh Pha-ri-siêu. Tiêu chuẩn đạo đức hay thánh thiện của họ phải giữ thật trọn vẹn lề luật của Chúa, trong đó chủ yếu những nghi thức thờ phượng Thiên Chúa (ăn chay, cúng tế.). Ai càng giữ luật cho trọn vẹn, càng năng tham dự các lễ nghi tôn giáo thì càng được coi, hay càng tự coi mình thánh thiện đạo đức, bất chấp việc đối xử với tha nhân của họ tình nghĩa hay không. Họ thường tự hào về mình khinh bỉ những ai không hành xử giống như họ. Ðây thứ đạo đức thánh thiện kiểu Pha-ri-siêu, haykiểu Cựu ước: luậtlệ được coi trọng hơn tình yêu. Hiện nay trong nhiều tôn giáo, kể cả Ki-tô giáo, các tín đồ vẫn thường được đào tạo trở nên những con người tương tự như vậy, với quan niệm về đạo đức thánh thiện kiểu Cựu ước.

Nhưng theo Ðức Giê-su, đạo đức hay thánh thiện hệ tại tình yêu đích thực mà con người có đối với tha nhân, chứ không hệ tại việc giữ cho trọn vẹn các điều khoản trong lề luật. Vì thế, trước mặt Ðức Giê-su, các kinh sư hay Pha-ri-siêu tuy giữ lề luật rất trọn vẹn nhưng không có tình yêu, thì không đạo đức và thánh thiện bằng những kẻ bị coi là tội lỗi, nhưng biết tin vào Ngài và hành động theo sự đòi hỏi của tình yêu. Ngài đã từng nói với các kinh sư và Pha-ri-siêu: Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông (Mt 21, 31). Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế (Lc 18, 9-14) cho thấy Ðức Giê-su đánh giá người bị coi là tội lỗi nhưng khiêm nhường và đối xử với mọi người có tình có nghĩa thì công chính hay đạo đức hơn người giữ luật nghiêm chỉnh, làm nhiều việc tốt, nhưng lại kiêu ngạo và sống thiếu tình nghĩa. Thiết tưởng ở đây cũng nên nhắc lại lời của Ðức Giáo hoàng Gioan-Phaolô I (1912-1978): Trên thiên đàng không thiếu những phần thu đĩ điếm, nhưng không có kẻ kiêu ngạo. Dưới hỏa ngục có cả những hồng y giám mục, nhưng không có người khiêm nhường. Quả thật trong xã hội ta thấy có nhiều người sống trong sạch như các thiên thần, hoặc làm được rất nhiều việc phúc đức như những vị thánh, nhưng họ lại kiêu ngạo và tự hào không kém gì ma quỉ. Theo quan điểm của Ðức Giê-su, họ không phải là đối tượng của Nước Trời.

Dường như đối với Ngài, điều đáng trách nhất không phải là tội lỗi cho bằng sự thiếu tình yêu và lòng khiêm nhường. Câu Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế trong bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Ngài đặt tình yêu đối với tha nhân quan trọng hơn cả việc thờ phượng Thiên Chúa. Câu nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình (Mt 6,23-24) cũng nói lên quan điểm tương tự. Ðây là quan điểm của Tân ước, rất khác với quan điểm của Cựu ước. Ðối với Ngài, điều răn quan trọng nhất được Ngài biến thành mới mẻ là: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau (Ga 13, 34). Và tình yêu đối với tha nhân chính là tiêu chuẩn để phân biệt môn đệ của Ngài (Tân ước) với môn đệ của Mô-sê (Cựu ước): Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13, 35).

4. Cần thay đổi quan niệm về đạo đức và thánh thiện theo quan điểm của Ðức Giê-su

Chúng ta đang sống trong thời đại của Tân ước chứ không phải của Cựu ước. Chúng ta đi theo Ðức Giê-su chứ không phải theo Mô-sê. Vì thế, chúng ta phải quan niệm theo Ðức Giê-su chứ không phải theo Mô-sê. Quan niệm đạo đức và thánh thiện theo Cựu ước đã bị vượt qua. Thế nhưng hiện nay trong Giáo Hội, còn biết bao người quan niệm về đạo đức và thánh thiện không khác gì các kinh sư và Pha-ri-siêu ngày xưa. Dường như thay đổi quan niệm theo Ðức Giê-su thật là khó!? Chính vì thế, để rao truyền một sứ điệp mới, một tinh thần mới, một quan niệm mới, Ðức Giê-su đã không chọn một ai trong các kinh sư hay Pha-ri-siêu làm môn đệ Ngài, mà chọn những người chưa chịu ảnh hưởng sâu đậm của Cựu ước. Thà chọn một thu thuế như Mát-thêu còn hơn một Ni-cô-đê-mô thông thái! Chỉ mãi sau khi lên trời, Ngài mới chọn Phao-lô là một người Pha-ri-siêu, nhưng dù Phao-lô có giỏi tới đâu cũng phải dưới quyền Phê-rô. Và để trở thành môn đệ Ðức Giê-su, Phao-lô đã phải lột xác: phải từ bỏ những quan niệm cũ để mặc lấy những quan niệm mới của Ngài.

Còn chúng ta, nếu chúng ta không chịu từ bỏ quan niệm của Cựu ước để mặc lấy quan niệm của Ðức Giê-su hay của Tân ước, thì hãy nghe Ngài nói: Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt 5,20). Ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu không phải là giữ lề luật hay các nghi thức lễ lạy kỹ hơn họ, mà là phải có tình yêu nhiều hơn họ, nghĩa là trong cách đối xử với tha nhân phải có tình có nghĩa hơn họ. Rất mong mọi Ki-tô hữu đều ý thức điểm này.

Cầu nguyện

Tôi vẫn nghe văng vẳng lời than phiền của Ðức Giê-su: Ta đến thế gian đã 2000 năm nay để gieo một tinh thần mới là tình yêu thương. Nhưng lạ thay, những kẻ tự hào là theo Ta thực tế vẫn còn là môn đệ của Mô-sê, họ chẳng chịu thay đổi theo quan niệm của Ta. Họ vẫn coi việc giữ luật lệ, giữ các nghi thức cổ truyền là quan trọng hơn cả tình yêu là điều Ta coi trọng hơn cả. Họ vẫn quan niệm hay hành xử y hệt các kinh sư và Pha-ri-siêu ngày xưa. Thật uổng công Ta xuống thế dạy dỗ biết bao!.

Joan Nguyễn Chính Kết


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm A | Về Trang Nhà