Bài Giảng Chúa Nhật 26 Thường Niên

Năm A

 

I.(BỐI CẢNH MẠCH VĂN CỦA ÐOẠN TIN MỪNG)

Trong cuốn TM theo thánh Mat-thêu, Chúa Giê-su nói những lời này ở Giê-ru-sa-lem sau khi Người đã vào thành cách long trọng và sắp đến những ngày chịu khổ nạn. Người muốn ám chỉ đến một tình trạng đang xảy ra lúc đó: Hạng bị coi là tội lỗi như đĩ điếm, thu thuế thì giống như người con thứ nhất, lúc đầu không sống theo yêu cầu của TC, nay đã sám hối, tin nhận lời Gio-an và đổi mới đời sống, họ được đánh giá là "người con đã thi hành ý muốn của người cha", còn những kẻ tự cho mình là đạo đức, có công nghiệp, tức là Biệt phái , Luật sĩ, Kinh sư, thì giống như người con thứ hai, có vẻ nhận lời TC cách mau mắn, nhưng lại chẳng làm theo. Do đó đang bị đánh giá là " người con không thi hành ý muốn của người cha" vì họ đã không tin lời dạy của Gio-an Tẩy giả, đã không tin ÐG, Ðấng Thiên Sai. Bằng lời nói thẳng của mình, ÐG cảnh báo về thái độ sai trái của họ, thậm chí công bố phán quyết nghiêm khắc về họ " hạng tội lỗi vào Nước TC trứơc các ông". (Theo một số nhà chú giải, chữ "trước" này có nghĩa mạnh là " thay thế các ông, và các ông thì không được vào Nước Trời" )

 

II. (BÀI TIN MỪNG CŨNG LÀ MỘT MẠC KHẢI VỀ CHÚA:)

Bên cạnh việc đề cập đến một tình trạng thực tế lúc đó, liên quan đến một bên là những kẻ tội lỗi, và một bên là Biệt phái , Luật sĩ, những lời này của Chúa còn là một mạc khải gían tiếp về thái độ và cách cư xử của Chúa nữa:

-         thái độ của Chúa rất khác với thái độ của đa số chúng ta: thường thường con người chúng ta hay mắc phải khuyết điểm là có thành kiến cố định, là đóng khung kẻ khác, là thất vọng về kẻ sa phạm tội lỗi. Khi một người nào đó mắc một sai lầm, làm một việc xấu, phạm một tội, thì từ đó đến lâu về sau, ta luôn nghĩ về người đó như một kẻ xấu, ta khó tin là họ đã nên tốt, ta " ngã lòng" về cố gắng sửa mình của họ, ta mãi mãi đóng khung, cố định họ trong sai lỗi hay tính xấu của họ. Ta nhớ mãi quá khứ gọi là xấu xa của họ.

-         còn Chúa thì nhìn vào hiện tại của một kẻ khi trước đã sai lỗi mà nay biết hoán cải và thay đổi. Chúa không xét quá khứ, không nhớ quá khư tội lỗi của họ nữa. Nghĩa là Chúa không giữ mải thành kiến xấu, không đóng khung ai trong điều sai lỗi, không thất vọngvề ai, nhưng đầy lòng xót thương tha thứ, luôn quảng đại, mở ngỏ, đợi chờ và hy vọng, Người vui mừng mở rộng vòng tay đon ôm một kẻ tội lỗi trở về và phục hồi sự sống cho kẻ đó như bài ngôn sứ E-zê-ki-en loan báo.

 

III. (THÁI ÐỘ TA KHÔNG Ỷ LẠI NHƯNG BIẾT ƠN VÀ YÊU MẾN)

Quả thật lời Chúa ta nghe hôm nay là một mạc khải quý báu về tình thương và cách đối xử của Chúa đối với kẻ sai lỗi. Phản ứng của phía con người sẽ thế nào? Có lẽ nhiều người trong chúng ta có ý nghĩ là vì Chúa yêu thương như thế nên ta cứ tiếp tục đi trong đàng tội , rồi sau này sẽ quay trở lại cũng không muộn.

Không, đó là một ý nghĩ rất sai lầm, đúng ra ta được mời gọi hiểu, biết lòng khoan dung của Chúa, hiểu biết thái độ quảng đại và chiếu cố đặc biệt của Chúa, để biết ơn Chúa và tích cực đền đáp, bằng cách mau mắn từ bỏ tội lỗi, trở về với Chúa. Mà chẳng những chỉ sám hối, xưng tội hôm nay, trong hiện tại, mà còn quyết tâm yêu mến và làm đẹp lòng Chúa suốt quãng đời còn lại nữa. Như chính gương ÐG mà thánh Phao-lô nêu lên trong Bài đọc thứ hai: ÐG chính là người con thảo hiếu nhất, người con hằng thi hành ý muốn của Cha mình, Ngừoi không mắc sai lỗi và không sống trong tội ở bất cứ giai đoạn nào trong đời Người. Trái lại từ đầu đến cuối đời, Người luôn là người con chí hiếu, mọi lúc bỏ mình, đề cao Chúa Cha, tiến đến tình mến tột cùng nơi thập giá. Nhờ đó, Người cũng được Chúa Cha nhìn nhận là "Người Con Chí Ái" và ban tặng điạ vị cao vời khôn sánh.

Xin Chúa Giê-su giúp mọi người chúng ta luôn sống theo gương mẫu của Người, chứ không trở thành bất hạnh, mất Nước Trời và sự sống vĩnh cửu, vì rơi vào tinh thần của Biệt phái Luật sĩ, tự mz4n về quá khứ đời mình và không sám hối, hoặc phải chịu số phận của "kẻ khi trước thì công chính, nhưng rồi từ bỏ đường công chính và phải chết vì điều bất chính mình làm

An-tôn Trần Thế Phiệt

(sáng 230/09/02)

 


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm A | Về Trang Nhà