Chúa Nhật Thứ 30 Thường Niên

(27-10-2002)

ÐỌC LỜI CHÚA

      Xh 22,20-26: (25) Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. (26) Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ.

      1Tx 1,5c-10: (8) Từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa.

 

      TIN MỪNG: Mt 22,34-40

Ðiều răn trọng nhất (// Mc 12,28-34; Lc 10,25-28)

(34) Khi nghe tin Ðức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-siêu họp nhau lại. (35) Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giê-su để thử Người rằng: (36) Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? (37) Ðức Giê-su đáp: Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. (38) Ðó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. (39) Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (40) Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.

Câu hỏi gợi ý:

1.   Theo tinh thần của Ðức Giê-su, thì trong hai điều răn quan trọng nhất ấy, điều răn nào quan trọng hơn? Phải ưu tiên sống điều răn nào?

2.   Tại sao thánh Phao-lô tóm toàn bộ lề luật vào một điều răn duy nhất: Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (Rm 13,8)? Ngài bỏ điều răn yêu Chúa sao?

3.   Nếu bạn là một người cha đông con, đồng thời là người cha tốt lành không chút vị kỷ, bạn muốn con cái yêu thương mình bằng cách nào?

CHIA SẺ

1.    Hai điều răn trọng nhất của Do Thái giáo và Ki-tô giáo

Người khôn ngoan thì trong mọi lãnh vực luôn luôn phân biệt điều chính và điều phụ, điều cốt lõi và điều bì phu, điều cần thiết và điều ích lợi, điều quan trọng và điều không quan trọng. Phân biệt như thế không phải để chỉ làm điều chính và bỏ điều phụ, mà để khi không thể làm được cả hai, thì phải ưu tiên cho điều chính. Vì điều chính là yếu tố quyết định thành công, không thực hiện nó thì chắc chắn sẽ thất bại. Còn điều phụ, nếu làm được thì rất tốt, rất ích lợi, có thể làm cho sự thành công rực rỡ hơn, nhưng không làm được thì cũng vẫn có thể thành công.

Trong việc giữ đạo và nên thánh, chúng ta cũng cần biết điều nào là cốt tủy, là quan trọng nhất; nếu không giữ điều này thì coi như chưa phải là giữ đạo, và không thể nên thánh, cho dù có giữ những điều phụ thuộc một cách thật hoàn hảo. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết, giữa biết bao giới răn, thì giới răn quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người. Ðó là cốt tủy của lề luật: Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy. Nếu giữ đạo mà không phân biệt điều nào chính điều nào phụ, thì chúng ta dễ giữ đạo theo kiểu Pha-ri-siêu đã bị Ðức Giê-su tố cáo: Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và lòng chân thành (Mt 23,23); Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà (23,24). Hướng dẫn người khác giữ đạo và nên thánh mà không phân biệt chính phụ, thì dễ trở thành những kẻ dẫn đường mù quáng (23,16). Do đó, bài Tin Mừng hôm nay có tầm quan trọng đặc biệt cho mọi Ki-tô hữu muốn giữ đạo và nên thánh.

2.    Hai điều răn tóm lại thành một điều răn: yêu thương

Cũng trong chiều hướng tìm cái chính yếu, ta có thể tiếp tục đặt vấn đề: trong hai điều răn ấy, điều răn nào quan trọng, chính yếu hơn?

Phải nói đây là hai giới răn rất đặc biệt, có vẻ là hai giới răn khác nhau, nhưng thật ra chỉ là hai cách diễn tả khác nhau của một giới răn duy nhất. Cả hai giới răn chỉ có một động từ duy nhất là yêu, đối tượng của động từ yêu này có vẻ là hai đối tượng khác biệt nhau: tuy có thể phân biệt rõ rệt trên lý thuyết, nhưng trên thực tế và thực hành thì dường như không thể phân biệt, và không nên phân biệt. Vì thế, hai điều răn ấy tuy hai mà một, tương tự như hai trang của cùng một tờ giấy: tuy là hai mặt khác nhau, nhưng chỉ là một tờ giấy duy nhất.

Thật vậy, rất nhiều lời trong Thánh Kinh cố tình đồng hóa Thiên Chúa với tha-nhân-của-chúng-ta. Cụ thể nhất là trong đoạn nói về cuộc phán xét cuối cùng (x. Mt 25,31-46), Ðức Giê-su đồng hóa chính Ngài với tha nhân, đặc biệt những người đau khổ, nhỏ bé, bị khinh thường, áp bức: Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta, và mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta.

Tại sao thế? Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,26-27; 9,6). Có ai yêu một người mà lại không yêu bức ảnh của người ấy không? Ta thấy những cặp tình nhân, khi không có mặt nhau, thường hôn lên ảnh của nhau. Hơn thế nữa, con người là con cái của Thiên Chúa: ngay khi được tạo dựng, con người đã được Thiên Chúa yêu thương và nâng lên hàng con cái Ngài (x. Kn 5,5; Lc 20,36; Ga 11,52; Rm 8,16). Và Ngài yêu quí con người đến mức, sau khi họ sa ngã, Ngài đã cho Con Ðộc Nhất của Ngài xuống trần, chịu đau khổ và chết để cứu chuộc họ (x. Ga 13,1; Rm 5,6-8; 14,15b; 1Cr 15,3; 2Cr 5,15; 1Tx 5,10; 1Pr 3,18). Do đó, ai yêu Thiên Chúa, tất nhiên cũng phải yêu con cái của Ngài, những người mà Ngài hết mực yêu thương: ai yêu mến Ðấng sinh thành, thì cũng yêu thương kẻ được Ðấng ấy sinh ra (1Ga 5,1).

Như vậy, tha nhân bên cạnh và chung quanh chúng ta chính là hiện thân cụ thể và gần gũi chúng ta nhất của chính Thiên Chúa. Vì thế, yêu những người ấy là yêu chính Thiên Chúa, và không yêu họ chính là không yêu Ngài. Người Ki-tô hữu có đức tin đích thực phải nhìn thấy chính Thiên Chúa ở nơi những người mình gặp hằng ngày, và yêu Ngài ở nơi họ. Không thể yêu Ngài ở nơi một ai khác chính đáng hơn nơi tha nhân. Chính vì thế, thánh Gio-an mới nói: Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy (1Ga 4,20). Do đó, ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình (4,21).

Quả thật, không phải là phi lý mà thánh Phao-lô và Gia-cô-bê đã tóm lại toàn bộ lề luật không còn vào hai giới răn, mà vào một giới răn duy nhất: Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Ðức Ki-tô (Gl 6,2); Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (Rm 13,8); Các điều răn đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (.) Yêu thương là chu toàn Lề Luật (13,9-10); Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là "Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" (Gc 2,8). Không những ta phải yêu thương những người chung quanh mình, hy sinh cho họ, mà còn phải làm sao để họ cũng sống yêu thương và thúc đẩy nhau sống yêu thương nữa: Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt (Dt 10,24).

3.    Thực hiện việc yêu Thiên Chúa bằng việc yêu tha nhân

Ðể dễ hiểu những điều trên, ta hãy xét trường hợp của một người cha rất giàu có, rất khỏe mạnh, không thiếu thứ gì, cũng không cần thứ gì cả. Người cha ấy có một đàn con đông đảo, nhưng vì lỗi của chúng nên chúng trở nên nghèo nàn, đau khổ, thiếu thốn. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau khổ ấy là chúng không biết yêu thương. Người cha ấy đã tìm đủ cách để đàn con hạnh phúc hơn, bằng cách giáo dục để chúng có nhiều tình thương hơn, vì một khi chúng biết yêu thương thì tất nhiên và tự nhiên hạnh phúc sẽ đến với chúng. Thử hỏi người cha ấy mong mỏi gì nơi đàn con? Chắc chắn là mong chúng yêu thương nhau (x. Ga 13,34-35).

Có một đứa con kia mong cha ban cho mình của này vật nọ, nên chỉ biết nghĩ đến cha, mong hầu hạ cha, lo cho cha từng chút, đang khi cha đã quá đầy đủ, chẳng cần ai lo cho mình một thứ gì. Ngược lại, đối với những anh em ruột thịt bên cạnh mình đang đau khổ và thiếu thốn, đang cần được chăm nom săn sóc, thì người ấy chẳng thèm đoái hoài đến. Thử hỏi người cha ấy có hài lòng về cách xử sự của người con ấy không? Cách xử sự như thế có hợp lý không? Nếu ta là người cha ấy, ta sẽ nghĩ gì về đứa con ấy, ta muốn nó xử sự thế nào?

Nếu ta là người cha ấy, chắc chắn điều ta mong mỏi nhất là thấy con cái mình yêu thương nhau, lo cho nhau, hy sinh cho nhau, và hễ chúng làm được điều ấy, thì ta sẽ hài lòng vô cùng, vì tình thương của chúng đối với nhau sẽ làm cho chúng hạnh phúc, là điều ta mong muốn nhất. Ta nghĩ rằng chính những đứa biết yêu thương anh em mình một cách vô vị lợi mới là những đứa con hiếu thảo, vì chúng có tình thương đích thực. Vì nếu anh em chúng nghèo khó và khó thương mà chúng còn thương được, ắt chúng phải thương yêu cha chúng hơn nhiều. Còn những đứa chỉ nghĩ tới cha mình giàu có, nên lo chăm chút cho cha đang khi cha chẳng cần điều đó, mà chẳng hề nghĩ đến anh em mình, thì tình thương của chúng đối với cha rất đáng nghi ngờ. Có thể chúng chỉ yêu bản thân chúng mà thôi, còn việc chúng chăm chút đến cha có thể chỉ là một chiến thuật cầu lợi theo sự khôn ngoan ích kỷ của chúng.

Minh họa trên cho thấy chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa bằng cách nào. thể nói điều răn quan trọng nhất chính yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn hết trí khôn. Nhưng phải thể hiện tình yêu ấy thế nào cho phù hợp với ý của Thiên Chúa? Qua giáo huấn của Ðức Giê-su, ta thấy cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa chính thực hiện điều răn thứ hai: yêu người thân cận như chính mình. Ðức Giê-su đã làm gương về điều ấy. Ngài chết trên thập giá yêu thương con người, đồng loại của Ngài (với cách Ngài một con người), nhưng cái chết ấy chính lễ hy sinh để thờ phượng Thiên Chúa được Thiên Chúa đánh giá cao nhất. Vậy cách thờ phượng Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa tốt nhất chính yêu thương những người người chung quanh mình, những người mình gặp hằng ngày, hy sinh bản thân mình cho họ.

Cầu nguyện

Tôi nghe Thiên Chúa nói với tôi: Cha Thiên Chúa, Cha không cần không thiếu một thứ gì. Vậy thì con yêu Cha cách nào đây? Nếu con muốn yêu Cha cách thực tế, con hãy yêu Cha nơi những người sống chung quanh con, họ chính hiện thân của Cha bên cạnh con. Con yêu họ, chính con yêu Cha, đó cách tốt nhất để con tỏ lòng hiếu thảo đối với Cha.

Joan Nguyễn Chính Kết


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm A | Về Trang Nhà