TỰ TRỌNG

Chúa Nhật 30C Thường Niên.

 

Cầu nguyện là đặc điểm của con người.   Cầu nguyện là hơi thở của các tín hữu.  Nhưng đâu là bản chất và hình thức cầu nguyện đích thực.  Hôm nay, Đức Giêsu trình bày những điều kiện sâu xa cần thiết cho việc cầu nguyện.

HAI LỜI CẦU NGUYỆN.

Cầu nguyện là một hành vi đạo đức. Nhưng việc đạo đức đó cũng có thể trở thành vô đạo đức, nếu con người không biết tự trọng.   Lời cầu nguyện hão huyền chỉ dựa trên những điều hư không.   Hư không đích thực và lớn nhất trên trần gian này chính là cái tôi.     “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện.” (Lc 18:10)   Cả hai người đều thờ một Chúa, đều ở trong một đền thờ, đều đang làm một hành vi đạo đức cao cả nhất.   Một trong hai người cầu nguyện trong đền thờ là ông Pharisêu.  Từ tâm tình, cung cách  đến lời nói đều không thích hợp với  việc cầu nguyện.   “Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như  bao người khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.” (Lc 18:11)   Oâng xác định thế đứng của minh trong tương quan với người thu thuế.  Khi so sánh, ông mới thấy mình cao vượt hơn mọi người về mặt đạo đức.   Trong khi mọi người sống ích kỷ, xa hoa, trác táng, ông chỉ lo việc đạo đức.   Trong việc đạo đức, ông là người rất kỷ luật và sốt sắng.    Oâng cầu nguyện thường xuyên và giữ Luật Thiên Chúa.  Oân vượt trên cả những đòi hỏi của lề luật.  Trong khi luật chỉ đòi ăn chay mội năm một lần vào Ngày Xá Tội Vong Aân, ông ăn chay một tuần hai lần vào thứ hai và thứ năm.   Oâng kể lể với Chúa : “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” (Lc 18:12)    Thái độ tự mãn đã không cho ông nhìn thấy sự thật về mình và người khác nữa.   Như vậy ông còn cần gì đến Chúa nữa không ?  Vậy tại sao ông lại vào đền thờ ?   Thực ra ông quan niệm cầu nguyện chỉ là việc đổi chác theo lẽ công bình, chứ không phải là một ân sủng.

Trong khi đó, người thu thuế hoàn toàn ý thức tự bản chất cầu nguyện chỉ là xin Chúa thương xót.   Oâng cảm thấy phải tùy thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa.    Nhìn cung cách ông cầu nguyện cũng có thể thấy được tất cả tâm tình của ông.  “Người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời.” (Lc 18:13)   Cung cách đó cho thấy một khoảng cách giữa Thiên Chúa cực thánh và con người tội lỗi.   Nếu Chúa không thương xót, khoảng cách đó không bao giờ lấp đầy được.   Oâng thành tâm cầu nguyện, “vừa đấm ngực vừa thưa rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’” (Lc 18:13)   Oâng nhận sự thật về mình, chứ không dám so sánh với ai.  Oâng chỉ biết tương quan giữa Thiên Chúa và mình là một tương quan bất tương xứng.  Nhưng ông tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của lòng Chúa xót thương sẽ xóa nhòa biên giới giữa cõi thánh thiêng và trần tục.  

Dụ ngôn hôm nay mạc khải một lúc hai tương quan.   Tương quan giữa Thiên Chúa và con người không thể ổn định nếu tương quan giữa con người với nhau không tốt đẹp.  Trong dụ ngôn này, rõ ràng ông Pharisêu tập trung hoàn toàn vào cái tôi của mình.  Không thông cảm với người khác, làm sao ông có thể đòi Thiên Chúa cảm thông với mình ?   Đó là lý do tại sao ông thất bại trong việc cầu nguyện.   Ông không làm đẹp lòng Chúa như mình tưởng.   Thật là công dã tràng bao nhiêu khó nhọc trong việc giữ luật và đóng góp vào đền thờ.   Trái lại, dù không có những việc đạo đức như ông, người thu thuế “đã được nên công chính” (Lc 18:14) vì đã hết lòng cầu khẩn Chúa xót thương đến thân phận mình.   Oâng không có công trạng gì để tự hào.   Khi nhìn lại mình, ông chỉ thấy một vực thẳm tội lỗi.   Nhìn lên Thiên Chúa, ông lại thấy vực thẳm đầy ân sủng, “ân sủng tự bản chất đầy lòng thương xót và tha thứ.” (NIB 1995:343)   Trái lại, ông Pharisêu không hề cầu xin Chúa tha thứ hay thương xót, nên tình trạng ông trước sau như một.   Oâng coi mình hoàn hảo về mọi phương diện, nên cầu nguyện đối với ông là đòi nợ.   Thiên Chúa chẳng nợ ai cả, tại sao ông lại biến Thiên Chúa thành con nợ ?  Lời cầu của ông hoàn toàn dựa trên công trạng riêng, chứ không trên tình yêu Thiên Chúa.   Oâng nói bằng một ngôn ngữ lạ hoắc.  Thiên Chúa không hiểu ông muốn nói gì.   Oâng tin Chúa.  Nhưng ông tin mình hơn. 

Thế mới biết tại sao Đức Giêsu lại nói có “một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê người khác.” (Lc 18:9)  Những hạng công chính như thế không bao giờ là đối tượng của sứ mệnh cứu độ.  Nói khác, ơn cứu độ không dành cho những người kiêu ngạo.   Bởi đấy Chúa mới nói : “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5: 32)  Chỉ những người tội lỗi mới hiểu được Chúa.  Ngược lại, chỉ Chúa mới thông cảm với người tội lỗi, vì chính Chúa đã từng đi sát với họ, đến nỗi bị mang tiếng là “bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Lc 7:34)    Người tội lỗi hoàn toàn tay trắng trước nhan Chúa.  Họ cũng là một hạng người nghèo về tinh thần.   Họ không có gì để kể lể.  Lời cầu nguyện của họ thật là vắn tắt và đơn sơ, nhưng đầy ý nghĩa đối với Chúa. “Oâng đã chẳng cho đi cái gì, nhưng đã nhận được tất cả.” (Faley 1994:696)

PHARISÊU THỜI ĐẠI.

Thánh Phaolô cũng đã từng là Pharisêu hạng gộc.   Nhưng thánh nhân đã trải qua một kinh nghiệm đau thương và đã thấy được tất cả bộ mặt thật của những hạng “người tự hào cho mình là công chính.”   Nhưng giờ đây Người không tự cho mình là công chính, nhưng hi vọng được vinh dự ấy : “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4:8)   Thánh nhân cũng cảm thấy tự hào khi nói : “Nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe  biết Tin Mừng.” (2 Tm 4:17)   Thế nhưng, khác với đồng môn xưa, Người qui hướng tất cả về Thiên Chúa, Đấng “đã ban sức mạnh cho tôi.” (2 Tm 4:17)   Đó là lý do tại sao Người đầy hứng khởi khi “chúc tụng Chúa vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. Amen ” (2 Tm 4:18)    Khác với thái độ ngông nghênh của ông Pharisêu, thánh nhân thú nhận : “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa.  Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa.” (1 Cr 15:9-10)  Ơn Chúa vô cùng sung mãn đã bù đắp được tất cả những thiếu sót quá khứ và đưa thánh nhân vào một tương quan hoàn toàn mới với Thiên Chúa và tha nhân.

Tương quan giữa con người với Thiên Chúa và với anh em đang đổ vỡ.  Khủng bố và chiến tranh là bằng chứng cho thấy vẫn còn nhiều Pharisêu trong cộng đồng nhân loại.  Thượng phụ Igace IV Hazim đã vạch mặt chỉ tên: “Chính phủ Hoa Kỳ vô tình cho người ta cảm tưởng họ đang tìm cách thống trị thế giới,”(CWNews 22/10/2001) trong khi họ vẫn tỏ ra nhân đạo qua chính sách viện trợ.  Nhân  đạo chỉ là phấn son che đậy những nét cao ngạo trên gương mặt Aâu Mỹ.  Giống như Pharisêu, họ xuất hiện trước nhan Chúa với một tay đầy ắp công đức, một tay ngổn ngang bom đạn.   Thử hỏi có thể lập tương quan với Thiên Chúa trong khi tương quan con người bị gẫy đổ không ? Tương quan nhân loại hôm nay cần phải được điều chỉnh lại.   Nếu không, nhân loại sẽ trở về thời ăn lông ở lỗ, xây dựng cuộc sống trên luật báo thù.  Theo phái đoàn Vatican tại Liên Hiệp Quốc, cuộc không kích vào Afghanistan là “‘những hành động bào thù’, không loại trừ được các nguyên nhân gây nên khủng bố.” (CWNews 23/10/2001)    Đức Tổng Giám mục Martino cho biết cần phải “loại bỏ các yếu tố hiển nhiên tạo nên những điều kiện dễ dàng sinh ra thù hận và bạo lực.  Việc phủ nhận nhân phẩm, thiếu tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản, việc loại trừ một số người khỏi đặc quyền xã hội, những nơi tị nạn không thể chịu đựng nổi, và sự đàn áp về thân thể cũng như tâm lý là những mảnh đất mầu mỡ sẵn sàng cho bọn khủng bố khai thác.  Bởi đấy, bất cứ chiến dịch chống khủng bố nào cũng cần đưa ra các hoàn cảnh xã hội, kinh tế, và chính trị nuôi dưỡng mầm mống khủng bố, bạo lực, và xung đột.” (CWNews 23/10/2001)

 


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm C