CHỦ NHẬT LỄ PHỤC SINH

15-4-2001

 

Nghe:

 

* Cv 10,34.37-43:

 

"Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần mà tấn phong Người. Đi tới đâu là Ngừơi thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người….Họ đã treo Người lên Cây Gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, những trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Người còn truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xứ kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người vàø nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội."

 

* Cl 3,1-4:

 

Anh em đã trỗi dậy cùng với Đức Kiâ-Tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kiâ-tô đang ngự bên hữuThiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc về thượng giới. Thật vậy, anh em đã chết và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người và cùng với Người hưởng phúc vinh quang.

 

* TIN MỪNG: Ga 20,1-9: NGÔI MỘ TRỐNG

 

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thìï thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

 

Ôâng Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Oâng cúi xuống và nhìn thấy những băâng vải còn đó, nhưng không vào. Ông Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Oâng vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ôâng đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh Đức Giê-su phải chỗi dậy từ cõi chết.

 

Ngẫm:

 

Câu hỏi gợi ý:

1.- Ai là người đầu tiên đã phát hiện ra dấu tích của Sự Phục sinh?

2.- Sự kiện Phục sinh của Đức Giê-su được củng cố bằng những chứng cớ nào?

3. Niềm Tin Phục sinh có những hệ quả gì?

 

Suy tư gợi ý:

1.- Vai trò của phụ nữ trong việc phát hiện ra dấu tích của Sự Phục sinh và trong sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh:

 

Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy bà Ma-ri-a Mác-đa-la (trong Tin Mừng Lu-ca là các phụ nữ) lại là người đầu tiên được Thiên Chúa dành cho đặc ân nhận ra dấu tích của sự kiệân Chúa Giê-su đã phục sinh. Khi thấy tảng đá lớn đã được lăn ra một bên và ngôi mộ trống, Ma-ri-a cũng chỉ có thể nghĩ ra rằng xác Thầy thân yêu đạ bị người ta lấy cắp. Trong Phúc âm Lu-ca thì các phụ nữ được giao trách nhiệm loan báo Tin Mừng Phục sinh cho các Tông đồ. Lẽ thừơng thì Nhóm Mười Một phải là những người đầu tiên được chứng kiến dấu tích của sự kiện Phục sinh và được giao sứ mạng và vinh dự loan báo Tin Mừng Phục sinh. Ơû đây cách hành động của Thiên Chúa cũng có những bất ngờ làm chúng ta ngạc nhiên, cũng như tại Bê Lem cách biến cố này hơn 30 năm về trước, chúng ta cũng đã gặp một bất ngờ tương tự: Những người đầu tiên được nghe Tin Mừng Thiên Chúa Giáng trần không phải là các tư tế, luật sĩ hay kinh sư là các giới chức của Đền thờ và Do Thái giáo. Cũng không phải là vua quan triều đình Hê-rô-đê ở Giê-ru-sa-lem. Những người đầu tiên được nghe Tin Mừng Thiên Chúa Giáng trần lại là những mục đồng nghèo hèn và các vua ngoại giáo phương Đông mà người Do Thái khinh thường và cho là bất xứng. Cách hành động của Thiên Chúa không giống như cách hành động của chúng ta, vì tư tưởng của Thiên Chúa khác xa tư tưởng của con người.

 

Vì thế, chúng ta không nên định sẵn cho Thiên Chúa một cách suy nghĩ và hành động, theo như cách suy nghĩ và hành động thường tình và thiển cận của chúng ta. Nếu Thiên Chúa lúc nào cũng hành động y như chúng ta nghĩ, thì còn đâu là quyền năng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết hết về Thiên Chúa thì Thiên Chúa đâu còn gì hấp dẫn đối với chúng ta nữa. Tin theo Chúa cũng có nghĩa là lao mình vào một cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ. Vì thế chúng ta - nhất là những linh mục, tu sĩ và những giáo dân được coi là người đạo đức - cần xem xét lại những định kiến có sẵn của mình: chúng ta có thói quen hạn chế cách sáng tạo của Thiên Chúa không? Chúng ta có lấy mình làm mẫu mực, làm tiêu chuẩn cho Thiên Chúa không?

 

2.- Những chứng cớ của sự kiện Chúa Ki-tô Phục sinh:

 

Muốn tìm các chứng cứ của sự kiện Phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta không thể chỉ dựa vào bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta phải đọc thêm những đoạn khác trong 4 Sách Phúc âm, để có đầy đủ các yếu tố. Thật vậy chúng ta có thể liệt kê các chứng cớ sau đây:

 

Tảng đá chắn cửa mộ lăn ra một bên và ngôi mộ trống,

Lời loan báo của sứ thần Thiên Chúa là hai người đàn ông mặc áo trắng có mặt trong mộ (trong Phúc âm Lu-ca),

Lời tiên báo (ít nhất là 3 lần) của chính Đức Giê-su khi ngài còn sống bên các môn đệ,

Sự kiện Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ nhiều lần,

Lòng tin và lời rao giảng của các Tông đồ và của các tín hữu thời sơ khai và các phép lạ kèm theo,

Chứng của các ngôn sứ trải dài suốt lịch sử ít-ra-en.

Tất cả các chứng cứ kể trên là nền tảng, là chỗ dựa cho Niềm Tin Phục sinh của chúng ta ngày nay.

 

3. Hệ quả của Niềm Tin Phục Sinh:

 

Tin vào Chúa Ki-tô Phục sinh không chỉ là tin trong tư tưởng mà là trong và bằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Như Thánh Phao-lô đã dẫn giải trong chương 6 thư gửi tín hữu Rô-ma, Niềm Tin Phục sinh khiến chúng ta được "nên một" với Chúa Giê-su Ki-tô. Nên một với Chúa Giê-su Ki-tô có nghĩa là chúng ta phải trải qua quá trình Tử nạn - Phục sinh như Người và với Người: tức là chết cho tội lỗi và sống cho Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta từ bỏ tội lỗi và chọn lựa Thiên Chúa. Hay như trong thư gửi tín hữu Cô-lô-xê, Thánh Phao-lô rút ra một hệ luận rất quan trọng cho người tin vào Chúa Ki-tô Phục sinh là việc tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới. Tìm kiếm những gì thuộc về thượng có nghĩa là gì nếu không phải là chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, chọn lựa sống theo Người? Một hệ quả khác của Niềm Tin Phục Sinh là chúng ta được mời gọi trở thành những "người làm chứng" cho Đấng Phục Sinh. Làm chứng bằng lời nói và nhất là bằng việc làm, bằng cả cuộc sống của chúng ta.

 

Chúng ta cần kiểm điểm đời sống xem thực sự chúng ta đã từ bỏ tội lỗi và "hơi hớm" của Sa-tan chưa? Xem trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã thực sự tìm kiếm những gì thuộc về Thiên Chúa chưa? Và đã làm chứng cho Chúa Ki-tô Phục sinh như thế nào? Chúng ta cần tỉnh thức và khiêm tốn vì chúng ta rất dễ tự dối mình và sống trong ảo tưởng rằng thì là chúng ta đã là người đạo đức, thánh thiện, vì mọi người chung quanh cung kính nể trọng chúng ta và vẫn coi chúng ta là những người thánh thiện hoặc vì chúng ta là người dự lễ, dâng lễ và rước lễ hằng ngày và làm nhiều việc lành phước đức.

 

Nguyện:

 

Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, chúng con cảm tạ Cha vì hồng ân Niềm Tin Phục sinh mà Cha đã ban cho chúng con. Xin Cha cho chúng con mỗi ngày mỗi hiểu hơn và sống đầy đủ hơn Niềm Tin Phục sinh Ki-tô giáo. Xin Cha cho chúng con biết tìm kiếm Cha và những gì thuộc về Cha và biết làm chứng - bằng lời nói và việc làm - cho Đấng Phục sinh là Đức Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

 

(Giêrônimô Nguyễn Văn Nội)


Trở Về Mục Lục | Về Trang Nhà