Lời Sống

Tháng Chín 2014

 

 

“Anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã nhón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa”

                                                                                                 (Rm 15:7)

 

Những lời này là một trong những lời khuyên bảo cuối cùng thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Roma trong lá thư của ngài. Cũng như những cộng đoàn khác rải rác trong thế giới Hi-lạp-Roma thời đó, cộng đoàn Roma được làm thành bởi những tín hữu một phần đến từ ngoại giáo và một phần từ Do-thái giáo, như vậy với tâm thức, sự cấu tạo văn hoá và sự nhậy cảm tinh thần rất khác biệt. Sự khác biệt này đưa đến những phán đoán, cản trở, những kỳ thị và bất nhân nhượng của người này đối với người kia, mà chắc chắn chúng không phù hợp với thái độ đón nhận lẫn nhau mà Thiên Chúa muốn nơi họ.

Để giúp họ vượt thắng những khó khăn như vậy thánh Tông đồ không tìm được phương thế nào hữu hiệu hơn là làm cho họ suy nghĩ về ơn trở lại của họ. Sự kiện Đức Giêsu kêu gọi họ đến đức tin, bằng cách thông ban cho họ ơn Chúa Thánh thần, là bằng chứng tỏ tường của tình yêu mà Đức Giêsu đã đón nhận mỗi người trong họ. Mặc cho quá khứ của họ và sự khác biệt về nguồn gốc, Đức Giêsu đã đón nhận họ để làm nên một thân thể duy nhất.

 

Anh  em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã nhón nhận anh  em, để làm rạng danh Thiên Chúa”

 

Những lời này của thánh Phao-lô nhắc nhớ cho chúng ta một trong những khía cạnh cảm động nhất của tình yêu Đức Giêsu. Đó là tình yêu mà trong cuộc sống dương thế Đức Giêsu đã luôn luôn đón nhận mọi người, đặc biệt những người bị tách ly ra khỏi xã hội nhất, những người thiếu thốn nhất, những người xa xôi nhất. Đó là tình yêu mà qua đó Đức Giêsu đã hiến cho mọi người lòng tin tưởng của Người, lòng tự tin của Người, tình bạn của Người, bằng cách bạt đổ từng hàng rào ngăn cách mà tính kiêu căng cùng ích kỷ của con người đã dựng lên trong xã hội thời đó. Đức Giêsu đã là sự tỏ hiện của tình yêu hoàn toàn đón nhận của Cha trên trời đối với mọi người chúng ta và của tình yêu mà theo đó chúng ta phải có đối với nhau. Đó chính là ý muốn đầu tiên của Chúa Cha dành cho chúng ta; vì thế chúng ta không thể làm cho Chúa Cha  vinh danh nào lớn hơn vinh danh chúng ta dâng lên Người khi đón nhận nhau theo cách Đức Giêsu đã đón nhận chúng ta.

 

Anh  em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã nhón nhận anh  em, để làm rạng danh Thiên Chúa”

 

Vậy làm thế nào chúng ta sống Lời sống tháng này? Lời này kêu gọi ta chú ý đến những khía cạnh  thường xẩy ra theo tính ích kỷ của ta và cũng nói được là khó vượt thắng được: đó là xu hướng tự cô lập, kỳ thị và tách ly, loại bỏ người khác vì họ khác biệt với ta và có thể quấy rầy sự yên bình của ta.

Vậy ta hãy tìm cách sống Lời sống này trước hết bên trong gia đình, hội đoàn, cộng đoàn, nhóm làm việc của ta, bằng cách loại bỏ nơi mình những phán đoán, kỳ thị, cản trở, những oán hận, không nhân nhượng đối với một người bên cạnh, rất dễ dàng và năng xẩy ra, đến độ chúng làm cho ra lạnh nhạt và làm hại những mối quan hệ con người và ngăn cản, bằng cách chặn lại như xét rỉ, lòng thương yêu lẫn nhau..

Saul đó, trong cuộc sống xã hội nói chung, bằng cách đề ra cho mình việc làm chứng cho tình yêu đón nhận của Đức Giêsu đối với bất cứ người bên cạnh nào mà Chúa đặt bên cạnh ta, nhất là những người mà lòng ích kỷ xã hội hướng đến chỗ dễ dàng loại bỏ hay cách ly ra khỏi xã hội.

Việc đón nhận người  khác, đón nhận người khác biệt với ta, làm nền tảng cho lòng thương yêu Kitô. Đó là điểm khởi hành, bậc thứ nhất để xây lập nền văn minh tình thương, nền văn hóa  hiệp thông, mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện nhất là ngày nay.

 

Chiara Lubich


LỜI SỐNG 2014