Lời Sống

Tháng Bảy 2016

 

“Anh em phải đối sử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha

thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô”

 

Không có gì tốt đẹp hơn là nghe người ta nói với mình: “Tôi mến anh/chị”. Khi có người mến yêu ta thì ta không cảm thấy cô đơn, ta bước đi vững vàng, ta cũng có thể đối phó với những khó khăn và những hoàn cảnh éo le. Sau đó nếu việc mến yêu trở thành hỗ tương, niềm hi vọng và sự tín thác nên  vững mạnh, thì ta cảm thấy được che chở. Mọi người chúng ta đều biết rằng các trẻ em, để lớn lên tốt, chúng cần được bao bọc bởi môi trường đầy yêu thương, bởi người yêu thương chúng. Nhưng điều đó đều đúng cho mọi lứa tuổi. Vì thế Lời sống này mời gọi chúng ta “đối sử tốt”với nhau, nghĩa là mến yêu nhau và cho ta mẫu gương là chính Thiên Chúa.

Chính mẫu gương của Chúa nhắc nhở ta rằng mến yêu nhau không chỉ là một tình cảm; đó là một điều rất cụ thể và đòi hỏi, là  “muốn điều tốt cho người khác”. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa nên gần gũi với người bệnh tật và người nghèo khổ, có lòng cảm thương đám đông, có lòng thương xót đối với người tội lỗi, tha thứ cho những người đã đóng đinh mình trên thập giá.

Đối với chúng ta cũng vậy, muốn điều tốt cho người khác có nghĩa là lắng nghe họ, tỏ ra thành thực chú ý đến họ, chia sẻ niềm vui và những thử thách của họ, săn sóc họ, đồng hành với họ trên cuộc hành trình. Người khác không bao giờ là người xa lạ, mà là người anh chị em của tôi, người tôi muốn phục vụ. Tất cả mọi sự đều nghịch lại những gì xẩy ra, khi ta cảm nhận người khác như một đối thủ, một người cạnh tranh , một kẻ thù, đến chỗ muốn điều ác cho người đó, đến chỗ đè bẹp người đó, cả đến chỗ loại bỏ người đó, như rất tiếc những tin tức hàng ngày kể cho ta. Cho dầu không đến chỗ như vậy, thì không xẩy ra là chúng ta cũng tích lũy lòng tức giận, nghi kỵ, oán thù hay chỉ là dửng dưng hoặc không màng gì đến những người đã làm điều ác cho ta, hay có ác cảm, hoặc những người không thuộc về nhóm xã hội của ta sao?

Muốn điều tốt cho nhau, như Lời sống tháng này dạy, nghĩa là đi vào con đường xót thương, sẵn sàng tha thứ cho mình mỗi lần ta sai lỗi. Chị Chiara Lubich kể lại là vào thời khi vừa bắt đầu kinh nghiệm cộng đoàn Kitô mới của chị, để thực hiện giới răn của Chúa Giêsu, chị đã làm một kết ước thương yêu nhau với những người bạn đầu tiên của chị. Vậy mà, mặc cho điều đó, “nhất là vào thời gian đầu, đối với nhóm các thiếu nữ, không phải lúc nào cũng dễ dàng sống lòng yêu thương triệt để. Chúng tôi cũng như những người khác, cho dầu được một ơn đặc biệt Chúa nâng đỡ, nhưng giữa chúng tôi, có thể bui bặm cũng phủ trên những mối quan hệ với nhau, và sự hiệp nhất có thể nên èo ọt. Chẳng hạn điều đó xẩy ra khi chúng tôi nhận ra những khuyết điểm của nhau, những bất toàn của người khác và phán đoán người đó, vì thế luồng thương yêu lẫn nhau nên nguội lạnh.

Để đối lại với tình trạng đó, một hôm chúng tôi nghĩ đến việc thắt chặt lại với nhau bằng một kết ước mà chúng tôi gọi là “kết ước thương xót”. Chúng tôi quyết định mỗi buổi sáng nhìn người bên cạnh mình gặp - tại nhà focolare, ở trường học, nơi làm việc v.v. -,  như người mới, bằng cách không nhớ gì đến những khuyết điểm của người đó nữa, mà phủ  lên trên bằng tình thương yêu. Đó là đến với mọi người với thái độ đình chiến hoàn toàn trong lòng, với lòng tha thứ mọi sự. Đó là một dấn thân quyết liệt, được tất cả mọi người chúng tôi cùng nhau thực hiện, điều này giúp chúng tôi luôn luôn là những người đầu tiên mến yêu, bắt chước Thiên Chúa hay xót thương, Người tha thứ và quên đi”[1].

Một kết ước thương xót! Đó không thể là một cách thế để tiến tới trong lòng nhân ái sao?

 

Fabio Ciardi

 



[1] L’amore al prossimo. Conversazione con gli amici musulmani Castelgandolfo, 1 novembre 2002.


LỜI SỐNG 2016