Lời Sống

Tháng Chín 2020

 

“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong

cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em.” (Lc 6, 38)

 

 “Có đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng…” (Lc 6, 17-18). Tác giả Tin mừng Lu-ca vào đề như vậy cho bài nói dài của Chúa Giêsu được trình bày qua lời loan báo những phúc thật, những đòi hỏi của Nước Thiên Chúa và những lời hứa của Chúa Cha cho con cái của Người.

Chúa Giêsu tự do loan báo sứ điệp của Người cho dân chúng thuộc mọi dân tộc và văn hóa khác nhau, họ đến để nghe Người; đó là một sứ điệp đại đồng, ngỏ với tất cả mọi người và tất cả có thể đón nhận để thể hiện con người của mình đã được Thiên Chúa Tình yêu dựng nên theo hình ảnh Người.

“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong

cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em.”

Chúa Giêsu mạc khải sự mới lạ của Tin mừng: đó là Chúa Cha yêu thương mỗi người con của mình bằng một tình yêu “đầy tràn” và Người cho họ khả năng trải rộng cõi lòng của mình đến những người anh em với một lòng quảng đại càng ngày càng hơn. Đó là những lời khẩn thiết và đòi hỏi: hiến tặng cái của mình; của cải vật chất, cả việc tiếp đón, lòng xót thương, sự tha thứ, cách quảng đại theo gương của Thiên Chúa.

Hình ảnh phần thưởng dư đầy đổ vào vạt áo, cho ta hiểu rằng mức độ của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta không có mức độ, và những lời hứa của Người được thực hiện ngoài sự chờ đợi của ta, đang khi giải thoát ta khỏi sự lo âu tính toán và lịch trình của ta, khỏi những thất vọng là không nhận được từ những người khác theo mức độ mình đã cho.

“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong

cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em.”

Về lời mời gọi này của Chúa Giêsu, Chị Chiara Lubich đã viết: “Đã bao giờ đã xẩy ra là Bạn nhận được một món quà một người bạn gửi đến và cảm thấy cần phái đáp lại không? […] Nếu đã xẩy ra như vậy thì Bạn có thể nghĩ đến Thiên Chúa, Đấng là Tình yêu. Người luôn luôn đáp lại mọi món quà mà chúng ta hiến tặng cho những người bên cạnh nhân danh Người. […] Thiên Chúa không sử sự như vậy để làm giầu cho Bạn hoăc cho chúng ta.  Người làm như vậy, bởi vì […] chúng ta càng có bao nhiêu thì càng có thể cho đi bấy nhiêu; bởi vì – như những người quản lý đích thực những của cải của Thiên Chúa – chúng ta làm cho mọi sự luân chuyển trong cộng đoàn quanh ta. […] Chắc chắn Chúa Giêsu trước hết đã nghĩ đến phần thưởng chúng ta sẽ được trên Thiên đàng, nhưng những gì xẩy ra trên đời này đã là lời báo trước và bảo đảm cho phần thưởng rồi. (Lời sống tháng sáu 1978).

“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong

cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em.”

Nhưng điều gì có thể xẩy ra, nếu chúng ta dấn thân cùng nhau thực hành lòng yêu thương này với nhiều người khác? Chắc chắn đó sẽ là mầm giống đem lại một cuộc cách mạng xã hội.

Anh Hê-sus từ Tây-ban-nha đã kể: “Vợ tôi và tôi chúng tôi làm trong ngành tư vấn và đào tạo công nhân. Chúng tôi say mê những nguyên tắc của nhóm “Kinh tế hiệp thông” và muốn học biết nhìn đến người khác: đó là những nhân viên với việc đánh giá lương bổng của họ và tìm những cách thế khác thay cho việc sa thải; đó là những người cung cấp hàng hóa, bằng cách tôn trọng giá cả, việc trả tiền và những mối liên hệ lâu dài; đó là việc cạnh tranh, với những khóa học liên hệ cống hiến sự hiểu biết của chúng tôi; đó là các khách hàng, với những lời khuyên theo lương tâm, bằng cách từ bỏ cả lợi tức của chúng tôi. Niềm tin tưởng nẩy sinh với những người đó đã cứu chúng tôi trong cơn khủng hoảng kinh tế năm 2008 tại Tây ban nha.

Tiếp đến, qua tổ chức vô vị lợi “Hãy chỗi dậy và bước đi”, chúng tôi đã gặp một người dạy tiếng Tây-ban-nha tại Côte d’Ivoire (Phi châu). Người đó muốn thăng tiến điều kiện sống của dân làng với một phòng hộ sinh. Chúng tôi đã tìm hiểu dự án và hiến tặng một số tiền cần thiết để xây. Người đó không tin chúng tôi. Tôi đã phải giải thích rằng đó là những lợi nhuận của cơ sở kinh doanh. Hiện nay phòng hộ sinh “Huynh đệ” được xây cất bởi những người hồi giáo và công giáo, là biểu tượng của sự chung sống. Vào những năm gần đây những lợi tức của cơ sở kinh doanh đã lên gấp mười. Cùng với những cơ sở kinh doanh khác trong nhóm “Kinh tế hiệp thông” chúng tôi đã lập nên nhóm Thương mại hiệp thông quốc tế và cùng với những nhà kinh doanh tại nước Congo chúng tôi đã đầu tư vào một nhóm mới để chuyên chở đồ ăn từ thành phố Kinshasa đến những làng xa xôi”.

                                                                                    Letizia Magri

 


LỜI SỐNG 2020