Lời Sống

Tháng Hai 2021

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”

(Luca 6, 36)

Tin mừng Lu-ca muốn nhấn mạnh về sư lớn lao của tình yêu Thiên Chúa qua một phẩm chất chắc chắn xem ra diễn tả cao độ nhất điều này: đó là lòng xót thương.

Theo Kinh thánh, phẩm chất này là môt sắc thái mẫu tử, nói được như vây, của tình yêu Thiên Chúa, qua đó Thiên Chúa săn sóc cho các tạo vật của mình: Người không hề mệt mỏi nâng đỡ, ủi an, đón nhận chúng. Theo tiên tri I-sa-i-a, Thiên Chúa hứa cho dân của Người: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về.” (Isaia 66,13).

 Đó là một thuộc tính cũng được nhìn nhận và tuyên dương trong truyền thống Hồi-giáo: trong số 99 tên gọi Thiên Chúa, những tên thường được nhắc đến trên môi miệng tín đồ Hồi giáo là Đấng thương xót và nhân từ.

Trang sách này của Tin mừng cho ta thấy, trước đám đông dân chúng đến từ các thànhh phố và các mìền xa xôi, Chúa Giêsu đưa ra một đề nghi táo bạo, bất ngờ, cho tất cả mọi người: đó là bắt chước Thiên Chúa, Đấng là Cha, chính nơi lòng xót thương.

 Một đích điểm đối với chúng ta hầu như xem ra không thể tưởng tượng được, không thể đạt đươc!

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”

Theo cái nhìn của Tin mừng, để bắt chước Chúa Cha, trước tiên chúng ta mỗi ngày phải đi theo Chúa Giêsu và học nơi Người để biết mến yêu trước, như chính Thiên Chúa không ngừng đối đãi với chúng ta như vậy.

Đó là kinh nghiệm thiêng liêng được nhà thần học lu-te là Bonhoeffer (1906-1945) diễn tả: “Mỗi ngày cộng đoàn Kitô hát: “Tôi đã được xót thương”. Tôi cũng đã đươc ơn đó khi tôi đóng cửa tâm hồn lại đối với Chúa; […] khi tôi mất hướng và không tìm đường trở về. Lúc đó chính Lời của Chúa đến với tôi. Lúc đó tôi hiểu ra là Chúa yêu thương tôi, Chúa Giêsu đã tìm được tôi: Người ở bên cạnh tôi, duy chỉ có Người. Người đã an ủi tôi, đã tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của tôi và không buộc tội tôi. Khi tôi còn là thù địch của Người và không tôn trọng những điều răn của Người, Người đã đối sử với tôi như bạn hữu. […] Tôi phải khó khăn lắm mới hiểu được là Chúa thương yêu tôi như vây, bởi vì đối với Người tôi rất đáng yêu. Tôi không thể hiểu được làm sao Người đã làm như thế và đã muốn chiếm hữu tâm hồn tôi bằng tình thương của Người, tôi chỉ có thể nói: “Tôi đã được xót thương”[1].

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”

Lời này của Tin mừng mời gọi chúng ta đến một cuộc cách mạng đích thực trong cuộc sống: đó là mỗi lần phải đối phó với một xúc phạm có thể xẩy ra, chúng ta có thể không theo con đường khước từ, kết tội không thể kháng án và báo thù, nhưng theo con đường tha thứ, xót thương.

Đó không phải là thực hiện một bổn phận nặng nề, cho bằng đón nhận như Chúa Giêsu việc có thể đi từ cái chết của lòng ích kỷ đến sự sống đích thực là hiệp thông. Chúng ta sẽ khám phá ra cùng với niềm vui là đã nhận được cùng một DNA của Chúa Cha, Đấng không kết tội vĩnh viễn một ai, mà cho mọi người một dịp thứ hai, mở ra những chân trời hy vọng.

Chọn lựa lãnh vực này cũng sẽ cho phép chúng ta chuẩn bị cho những mối liên hệ huynh đệ, từ đó có thể nẩy sinh và phát triển một cộng đoàn nhân loại hướng đến cuộc chung sống hòa bình và xây dựng.

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”

Khi suy niệm câu trong Tin mừng Mat-thêu (Xem Mt 5,7) tuyên dương mối phúc cho người có lòng xót thương, Chị Chiara Lubich đã viết: “Đề tài lòng thương xót  và tha thứ trải rộng trong toàn thể Tin mừng. […] Và lòng thương xót chính là diễn tả cuối cùng của tình yêu là đức ái, là điều thực hiện lòng thương xót, làm cho lòng thương xót nên hoàn thiện. […] Vậy trong mọi liên hệ chúng ta hãy tìm cách sống tình yêu này đối với người khác trong hình thức thương xót! Lòng thương xót là một tình yêu đón nhận mọi người bên cạnh, đặc biệt người bần cùng và thiếu thốn nhất. Một tình yêu không đo lường, dồi dào, đại đồng, cụ thể. Một tình yêu hướng đến hỗ tương, là cùng đích của lòng thương xót, nếu thiếu nó thì sẽ chỉ có công bằng để tạo nên bình đẳng, nhưng không tạo nên tình huynh đệ. […] Cho dầu xem ra điều đó khó khăn và táo bạo, chúng ta hãy tự hỏi, khi đứng trước mỗi người bên cạnh: mẹ người này sẽ đối sử thế nào? Đó là một ý tưởng sẽ giúp chúng ta hiểu và sống theo cõi lòng Thiên Chúa” (Parola di Vita 2000).

 

Letizia Magri

 

 

 



[1] Dietrich Bonhoeffer, 23 tháng giêng 1938, in La fragilità del male, raccolta di scritti inedita, Piemme 2015


LỜI SỐNG 2021