Bài Suy Niệm Tĩnh Tâm Linh Mục Thế Giới Lần Thứ Ba

(muoianhsang.com) 18&22 Tháng 6 2015 16:03

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện bài suy niệm về ơn gọi linh mục cho hàng ngàn linh mục từ khắp thế giới tại Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô vào buổi chiều ngày 12/06. Bài suy niệm đi cùng với Thánh Lễ bế mạc Kì Tĩnh Tâm Thế Giới Dành Cho Linh Mục ở Rôma được tài trợ bởi Cơ Quan Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo Quốc Tế và Huynh Đệ Công Giáo.

Xin chào buổi chiều. Tôi sẽ nói bằng tiếng Tây Ban Nha bởi vì tôi được biết rằng mọi người có thể hiểu bởi vì cũng có việc dịch song hành, điều này có đúng không? (Vỗ tay) Hơn thế nữa, tôi biết rằng hôm qua các bạn đã có một Ngày Hoà Giải và rằng các bạn đã lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải, như là những anh em, và các bạn đã xưng tội với nhau. Điều đó tốt bởi vì bằng không thì vị linh mục tội nghiệp mà đến để nghe những lời xưng thú của các bạn chắc sẽ bị huỷ diệt mất (cười).

Trước hết, tôi muốn cám ơn các nhà tổ chức của Kỳ Tĩnh Tâm Linh Mục Thế Giới Lần Thứ Ba này, Tổ Chức Huynh Đệ Công Giáo và ICCRS vì đã tổ chức kỳ tĩnh tâm này và cũng cám ơn cách mà họ đã tổ chức. Tôi thật vui khi thấy các Giám Mục cùng với các linh mục, đó là một trong những điều tuyệt vời nhất của một Giáo Hội địa phương, khi mà các Giám Mục ở cùng các linh mục, khi mà họ gần gũi thậm chí ngay cả khi họ tranh cãi, thậm chí khi họ cãi nhau, như là những anh em, nhưng các vị Giám Mục vẫn ở cạnh vị linh mục. Khi vị Giám Mục không rời xa các linh mục và đây là điều gì đó mà... Đó là một ân sủng mà tôi thấy Thiên Chúa bạn tặng ở đây, Anh Em Giám Mục, anh em linh mục, người này ở cạnh người kia, và điều này phải diễn ra ở nơi các giáo phận – sự gần gũi, sự gần gũi, sự gần gũi của linh mục với Giám Mục - ở cả hai phía, bởi vì các linh mục cũng thích nói xấu các Giám Mục, phải không? Nếu họ cần phải nói điều gì đó mà họ không thích đối với vị Giám Mục, thì họ nên nói thẳng với vị ấy như những người đàn ông; và vị Giám Mục, nếu vị ấy có điều gì cần nói với vị linh mục, là điều mà vị giám mục không thích, thì phải nói trực tiếp với người ấy, như một người đàn ông, một người cha, bằng tình cảm.

Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể làm nên cộng đoàn này. Chúng ta có thể xin điều này nhưng chúng ta cần những mục tử, các linh mục-mục tử gần gũi với Dân Thiên Chúa, các Giám Mục-mục tử gần gũi với Dân Thiên Chúa và các linh mục của các vị - sẽ có những cuộc chiến trong Giáo Hội-sôcôla bởi vì những điều mới mẻ - bởi điều này đã xảy ra trong Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu. Điều gì đã cứu Giáo Hội gần gũi khỏi sự chia rẽ? Đó chính là lòng can đảm của Phaolô để nói lên mọi thứ cách diện đối diện; lòng can đảm của các Tông Đồ để gặp gỡ và bàn luận cùng nhau. Công thức đáng yêu đó cho thấy sự gần gũi giữa các linh mục và Giám Mục, là điều làm cho chúng ta yêu thích Chúa Thánh Thần, bởi vì Chúa Thánh Thần ở đó, nơi có sự gần gũi và đó là ân sủng mà chúng ta phải xin liên lỉ, liên lỉ, cho mỗi một Giáo Hội địa phương – sự gần gũi giữa các Giám Mục với các Linh Mục và giáo dân, các linh mục với các giáo dân của họ và với các Giám Mục của họ.

À, tôi rất vui khi thấy anh em ở đây, và lẽ dĩ nhiên anh em sẽ cãi nhau sau này; sẽ có những tranh cãi, nhưng chúc tụng Thiên Chúa, bởi vì một Giáo Hội mà không có những tranh cãi thì đó là một Giáo Hội chết. Anh em có biết ở đâu không có sự tranh cãi không? Ở nơi các nghĩa trang, không ai tranh luận điều gì, không ai cả, kể cả người con rể đặt hoa lên trên mộ mẹ vợ mình bởi vì anh ta biết bà sẽ không tranh cãi (vỗ tay).

Tôi rất vui khi thấy các linh mục của các vùng ngoại biên của thế giới đang ngồi ở những đầu. Và tôi thật vui khi thấy Cha Sở Rôma của tôi, ngồi ở đó cùng với một vài người nữa, không có ghế ngồi phù hợp với Ngài ở đây, chỉ vì có thêm một người nữa (vỗ tay). Và tôi muốn cám 7n tất cả mọi người đang phục vụ ở nhiều sứ vụ khác nhau, những sứ vụ làm cho Kỳ Tĩnh Tâm này trở nên khả thể. Và một cách đặc biệt, tôi muốn cám ơn các chị em vốn không phải là các linh mục nhưng lại không hiện diện ở đây, bởi vì, một ngày kia khi Thần Khí đến, thì các chị em phụ nữ đã ở đó; họ không cử hành Thánh Lễ với các linh mục, nhưng họ lại hiện diện ở đó. Sự thông minh của phái nữ trong Giáo Hội là một ân sủng, bởi vì Giáo Hội là phụ nữ, chứ không phải là đàn ông. Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Kitô, Giáo Hội là Mẹ của một Dân Thiên Chúa trung tính thánh thiện, Giáo Hội là một Phụ Nữ. Và những phụ nữ này là những người đang ở đây là một hình ảnh và hình tượng của Giáo Hội và của người Mẹ, Mẹ Maria. Tôi muốn cám ơn họ cách đặc biệt vì sự cộng tác của họ, và trong khi đối diện với một số lời tuyên bố - tôi không biết, về những người nữ, họ đừng quên – Mẹ Maria thì còn quan trọng hơn cả các Tông Đồ.

Ngày hôm nay là ngày Lễ Kính Thánh Tâm; đó không phải là một sự trùng hợp, đó là một ngày mà Thiên Chúa muốn chúng ta suy tư về tình yêu vô biên và xót thương của Chúa Cha, được thể hiện trong Trái Tim của Người Con Giêsu của Ngài, với sức mạnh làm cho sống động của Chúa Thánh Thần – các linh mục được biến đổi bởi tình yêu; Tình Yêu Ba Ngôi. Khi Chân Phúc Phaolô VI được hỏi: Nếu Ngài phải chọn một câu Kinh Thánh, thì Ngài sẽ chọn câu nào? Và Ngài trả lời, không do dự: Thiên Chúa là tình yêu.

Ơn gọi đến với đời sống linh mục thừa tác, trên hết bất cứ điều gì khác, là một ơn gọi của tình yêu. Sự đáp trả của chúng ta là một sự đáp trả của tình yêu. Đúng thật là, không ai trong chúng ta, ngay từ giây phút có câu trả lời đầu tiên của mình, đã có một sự ý định hoàn toàn ngay chính, luôn luôn có một sự ngay chính của ý định, nhưng cũng luôn luôn có điều thứ hai đó là, nếu tình yêu tồn tại, sẽ được thanh luyện theo thời gian. Đó là con đường của sự thánh thiện ngang qua tình yêu. Lời mời gọi của Chúa Giêsu đối với anh em, với tất cả chúng ta, là một lời mời gọi của tình yêu. Có một bản nhạc rất dễ thương của Cha Lucas Casaert mà các bạn “các nhà linh đạo” (cười) thường hay hát; Ngài là một nhà truyền giáo người Bỉ bốn mươi năm ở Bolivia, trong tình yêu với Đức Giêsu. Bài hát có lời thế này: “Thật là một nghĩa cử đáng yêu mà Ngài đã thực hiện cho con, Lạy Chúa, khi Ngài gọi con, khi Ngài chọn con, khi Ngài nói với con rằng Ngài là bạn của con; con cảm thấy một niềm vui lớn nao khi con gọi tên Ngài, thật là một niềm bình an sống động trong con khi con nghe thấy tiếng Ngài, cảm xúc rung lên trong con khi con nghe lời Ngài trong tĩnh lặng một sự tĩnh lặng làm gia tăng sự thinh lặng nội tâm của con”. Tôi không biết là anh em có biết hát bài này không (trả lời và hát). Đó là một sự suy xét về tình yêu. Tôi sẽ hỏi anh em một câu hỏi, nhưng đừng trả lời thành tiếng. Khi anh em cô đơn, khi anh em mệt mỏi, khi anh em bị xâm chiếm bởi những cơn cám dỗ, khi một số người trong anh em phải lòng, anh em có biết đi đến Lều Thánh và hát bài hát ấy cùng Chúa không? Đừng trả lời, nhưng đừng quên những thời khắc tồi tệ nhất, khi anh em thậm chí vật lộn cùng Thiên Chúa, hoặc khi anh em không trung thành với Chúa, đừng sợ, hãy đến Lều Thánh và hãy hát bài hát ấy với Ngài một lần nữa. Trong tất cả những khoảnh khắc này hãy nói cùng Chúa con chỉ là rác rưởi, hãy nhìn xem điều con đã làm, hãy xem điều con đau khổ, hãy xem điều con đang trải qua và nói với Ngài, nhưng anh em cũng đã suy xét, và hãy để cho những dòng nước mắt tuôn trào. Đó sẽ là một thời khắc của sự thánh thiện lớn lao ngay cả khi bạn đang ở trong tình trạng trọng tội, bởi vì Ngài sẽ tha thứ cho bạn ở đó bởi vì đó là một cuộc đối thoại của tình yêu. Và rồi bạn đi đến một linh mục tội nghiệp để được lau ống khói, điều đó không đúng sao? Nhưng để có thể hát với Chúa là Đấng không bao giờ lãng quên, kể từ ngày Ngài nói với anh em, anh em không phải là những người mù, anh em là những người bạn, anh em nói con là bạn của Ngài; thật là một nghĩa cử tuyệt vời, lạy Chúa.

Đó là một tiếng gọi của tình yêu cần được đáp trả bằng tình yêu. Tôi nói với các chủng sinh ở Naples rằng nếu Chúa Giêsu chưa phải là trung tâm của đời sống của các bạn ấy, rằng các bạn đợi chờ để được thụ phong linh mục, rằng họ không nên vội vã. Tôi nói điều ấy với các thầy phó tế đang hiện diện ở đây. Khi một người nam hay người nữ phải lòng thì họ không bao giờ nói về người họ yêu, tên của người ấy được thốt lên vài lần trong ngày cách tự nhiên. Điều tương tự sẽ xảy ra khi một vị linh mục được bao phủ bởi Chúa Giêsu, điều đó cần được lưu ý, điều đó cần được nhận biết, thậm chí nếu người ấy mỏi mệt giống như một chiếc giẻ rách, nhưng người ấy có điều gì đó là một tình yêu mà người ấy thông truyền. Với cảm thức đức tin sensus fidei mà Dân Chúa có, điều mà theo Công Đồng là không thể lầm lạc trong đức tin infalibile incredendo, có thể nhận biết ngay lập tức khi một linh mục được bao phủ bởi Đức Giêsu hoặc khi người ấy là một người chủ của một lịch trình làm việc cố định hoặc dính bén với những câu chữ của lề luật. Một linh mục “chức năng hoá” chính bản thân mình và giống như một ông chủ của một hội đồng thành phố, sẽ có kết cục là “khùng” (neura), người ấy sẽ quát tháo vào mặt người khác, đối xử tệ với họ, người ấy thiếu tình yêu, tiếng gọi của tình yêu. Một linh mục dính bén với lề luật thì giống như những tiến sỹ luật được mô tả trong chương 23 của Tin Mừng Mátthêu là những người mà Chúa Giêsu đã đưa ra lời nhận xét bằng sự giận dữ, bằng sự thật, bằng sự chính xác là “những kẻ giả hình”. Xin vui lòng, đừng có sự hai lòng, đừng có sống hai mặt, chỉ có tình yêu đừng có giả hình, chỉ có lòng thương xót, chỉ có sự dịu dàng. Một điều gì đó luôn gây ấn tượng với tôi từ chương 23 đó của Tin Mừng Mátthêu, khi Chúa Giêsu nói với những người đang quá dính bén với lề luật: anh em phải tôn kính cha anh em và mẹ anh em. Và tôi làm rõ ý tưởng của Chúa Giêsu, và nếu một người cha và một người mẹ đang cần giúp đỡ, thì anh em phải đi giúp họ, và nếu anh em nói không với họ bởi vì anh em đã thực hiện lời khấn và anh em sẽ cống hiến hết tiền cho Giáo Hội, hay dâng hết tiền lên Bàn Thờ, thì anh em đang chối bỏ tình yêu để núp vào lề luật. Luôn luôn ghi nhớ điều này, đó là một điển hình thật chính xác, bởi vì Chúa Giêsu đưa ra một điển hình ở đây sự loại trừ của giới răn cao cả và cao quý nhất sau tình yêu của Thiên Chúa, vốn là giới răn thứ tư, giới răn duy nhất có một lời hứa, và Ngài đã đặt nó vào trong sự giả hình của việc dính bén với lề luật. Xin vui lòng, hãy có lòng xót thương với người dân. Người dân đang mỏi mệt, điều đó đúng. Một linh mục, một người dòng Tên, người mà cả cuộc đời của Ngài là một giáo sư Văn Chương ở Đại Học và tại các trường, khi Ngài về hưu, vào khoảng tầm 70 tuổi, đã hỏi Cha Bề Trên để sai Ngài đến với vùng lân cận nghèo khổ, đến một khu bát nháo, đến một khu ổ chuột, và Ngài sẽ không là một cha xứ ở đó, Ngài muốn trở thành một vị mục tử trước hết không phải từ một chiếc ghế - người ta cũng sẽ là một mục tử từ chiếc ghế - và Ngài thuộc về một Cộng Đoàn ở đó nơi mà tôi ở, nơi ấy là Phân Khoa Thần Học, và một ngày kia Ngài nói với tôi: “Hãy nhìn, hãy nói với các giáo sư Thần Học của anh em rằng họ đang thiếu hai đề tài về Giáo Hội Học. Thế sao? Và tôi sẽ nói với anh em hai đề tài ấy là: Dân Chúa trung tín thánh thiện về mặt bản thể là Thành Thánh và về mặt thiết yếu thì đang mỏi mệt, đó là, dân đang mỏi mệt, đó là sự mỏi mệt đời linh mục, sự mỏi mệt, sự mỏi mệt của việc phục vụ. Khi một linh mục đạt tới sự mỏi mệt vào ban đêm người ấy sẽ không cần một chút thuốc ngủ...người ấy đi ngủ bình an.

Động lực đầu tiên để truyền giáo (tôi không muốn nói lố thời gian, xin lỗi. Mấy giờ thì Thánh Lễ nhỉ? Năm giờ... Một câu hỏi: phần dịch song hành vẫn hoạt động đó chứ, mọi người có nghe không? (Trả Lời). Động lực đầu tiên để truyền giáo là tình yêu của Chúa Giêsu, tình yêu ấy mà chúng ta lãnh nhận, kinh nghiệm ấy về việc được Ngài cứu, một kinh nghiệm đẩy chúng ta đến cho yêu Ngài nhiều hơn nữa. Hãy làm cho bản thân bạn cảm thấy được cứu. Tôi đề nghị anh em nên đọc Êdêkien 16, và rằng mỗi người anh em hãy biết trong câu chuyện đó, vốn là câu chuyện của dân Israen, một dân tộc tự làm cho nó nên lăng loàng, một dân tộc rời xa khỏi Thiên Chúa, mỗi người chúng ta hãy đó trong câu chuyện ấy câu chuyện của mình, nhưng điều quan trọng nhất là phần kết, và sự thật về mỗi người chúng ta đều ở đó. Khi Thiên Chúa nói với dân của Ngài: hãy nhìn xem, với tất cả mọi điều mà các người đã làm cho Ta, các ngươi đã cư xử thế nào, với tất cả sự dâm bôn của các người, những sự bất trung này, Ta sẽ đặt các người bên trên các bà chị của các ngươi, trên các dân tộc khác. Chớ gì mỗi linh mục cảm thấy trong tim mình sức nặng của những thất bại của mình, những bất trung và rõ ràng vì điều này, Chúa Giêsu đã đặt vị ấy để phục vụ dân của Ngài, và đó là một điều gì đó rất tuyệt vời. Khi chúng ta thấy sự nhỏ bé mà chúng ta đang là, khi chúng ta cảm thấy sự xấu hổ thánh và rằng Ngài đặt để chúng ta không phải là tôi tớ mà là bạn hữu, để phục vụ dân Người. Và chính tình yêu ấy là điều dẫn chúng ta đến chỗ phúc âm hoá, đến chỗ mang lấy thông điệp của Chúa Giêsu, để nói về Đấng Yêu Thương, để làm cho Ngài được biết đến. Nếu chúng ta không cảm thấy một lòng khao khát mạnh mẽ để trò chuyện với Ngài, chúng ta cần phải dừng lại trong cầu nguyện đề xin Ngài bắt lấy chúng ta một lần nữa. Một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều có, tôi đã quá thường có trong Thánh Lễ sáng tại Nguyện Đường Santa Marta, là nơi giống như một giáo xứ nhỏ, khi những người già ít ỏi đó đến, với 50, 60 năm hôn phối, và tôi nhìn họ, họ nắm lấy tay nhau, xin chúc phúc cho chiếc nhẫn của họ và tôi hỏi họ ai chịu đựng ai, cả hai đều nói, rằng tình yêu già cỗi ấy, tình yêu ấy lớn lên cùng với cuộc sống và điều ấy không làm mất đi sự phấn chấn. Khi còn trẻ có lẽ họ đã âu yếm nhau bằng cả đam mê, khi về già họ lại âu yếm nhau bằng sự dịu dàng lớn lao. Và theo đúng một cách thế như vậy mà một linh mục bước đi trong tình yêu của Chúa Giêsu, người ấy cảm thấy sự âu yếm của Thầy mình theo một cách khác và người ấy tìm kiếm Ngài, trò chuyện với Ngài và yêu Ngài bằng những sự âu yếm của tuổi già, bằng những âu yếm đổi mới, bằng những sự âu yếm đúng đắn hơn. Quả thật, hãy để cho chính bản thân anh em được yêu thương, mở lòng anh em ra cho Ngài, và không chỉ chúng ta phải chiêm niệm Chúa Giêsu, mà để cho Ngài chiêm niệm tôi, để cho Ngài nhìn vào tôi, này con đây, lạy Chúa. Thật không dễ dàng để thực hiện điều này khi một người mỏi mệt với nhiều điều và đôi khi, giấc ngủ đẩy một người xuống và một người buồn ngủ trước Lều Thánh; đó là một lời cầu nguyện đẹp bởi vì đó là để cho Ngài thấy anh em ngủ như một người cha nhìn ngắm con mình là người đang ngủ. Nếu anh em buồn ngủ trước Nhà Tạm; thì đừng thấy đó là vấn đề; Ngài đang nhìn ngắm anh em, hãy để cho bản thân anh em được Ngài nhìn ngắm theo cách này, nhưng đến Nhà Tạm, để cầu nguyện, đừng rời khỏi nơi đó, đừng rời khỏi nơi nó. Ở những giáo phận khác mà tôi khi tôi hỏi các linh mục cách bất ngờ, hãy nói cho tôi biết, anh em nằm xuống thế nào? Họ không hiểu. Đúng, anh em nằm xuống thế nào vào ban đêm? Anh em kết thúc một ngày thế nào? Và đại đa số đều nói với nôi, hoặc ít ra là nhiều người, con đã hoàn tất, con hiếm khi ăn bất cứ điều gì, con ngả lưng xuống và ngủ, con mở tivi lên và rồi con ngủ. Thật là tội nghiệp, anh em để cho một ngày trôi qua mà không để cho bạn hữu của anh em nhìn thấy anh em, anh em kết thúc một ngày mà không nhìn đến bạn hữu của anh em. Nhà Tạm có thể là nhàm chán và khô khan; đó không phải là cái tivi, nhưng có tình yêu ở đó, và nếu anh em không biết phải nói gì với Ngài...nếu anh em mỏi mệt, thì anh em hãy nói với Ngài là anh em mỏi mệt, và nếu anh em ngủ trước Thiên Chúa thì hãy để Ngài nhìn ngắm anh em và hãy đề Chúa Thánh Thần cầu nguyện cho anh em từ bên trong, trong cuộc đối thoại đó là cuộc đối thoại của tình yêu, không có ngôn từ. Để truyền giáo thì mang hàm ý tình yêu này, nó mang hàm ý là được bao phủ và để cho bản thân phải lòng.

Và làm thế nào để nói về Chúa Giêsu? (một điều gì đó khác, bây giờ tôi sẽ tránh đề cập...) Làm thế nào để nói về Chúa Giêsu cho người dân? Làm thế nào để giảng hay – cho phép tôi là sử dụng từ mới – làm thế nào để ‘giảng’ (kerygmatize), chuyển giao bài giảng với sự chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần ban cho? Ôi lạy Chúa tôi, lại bài giảng (cười). Xin hãy biết tội nghiệp người tín hữu của Chúa.

Một linh mục của Giáo Phận Rôma nói với tôi rằng Ngài đi thăm cha mẹ của Ngài đang sống ở khá xa đây, và cha Ngài đã nói với Ngài, bố rất vui bởi vì cùng với các bạn của bố tất cả đều thấy một giáo xứ mà nơi đó Thánh Lễ được cử hành mà không có bài giảng hoặc trong bài giảng người ta đi ra ngoài hút thuốc lá bởi vì họ không thể chịu đựng được vị linh mục. Họ nói với bố rằng một thời gian trước một vị linh mục giảng trong giáo xứ về phản Kitô, về sự mất niềm tin ở Châu Âu, cũng như về đại kết bên trong hình ảnh bối rối đầy nguy hại đó...thật tội nghiệp, thật là lãng phí thời gian, ông cha ấy đọc bài giảng trên một máy tính bảng do ông cha ấy soạn, và người dân không thể chịu đựng được bài giảng hơn 8 phút; họ không thể chịu đựng nổi bài giảng nữa, (...) và họ muốn vị linh mục nói với họ từ trái tim, từ trái tim vị linh mục ấy. Một vị giáo sư về Nghệ Thuật Giảng Thuyết mà chúng ta đã nói: một ý tưởng, một lời, sự tha thứ....một ý tưởng, một hình ảnh và tình cảm là điều duy nhất mà một bài giảng phải có. Tôi muốn thông truyền điều gì? Và hãy tìm kiếm một ý tưởng – với hình ảnh nào mà tôi sẽ thông truyền và tình cảm nào tôi muốn gửi đến và tạo nên. Một số người nói với tôi là thật thái quá khi mà trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng tôi dành quá nhiều thời gian để nói về bài giảng, nhưng đó là bi kịch của các nhà thờ của chúng ta.

Có những bài giảng là những bài tham luận xuất sắc, chúng hay hoặc những loại đáng yêu về Thần Học, nhưng chúng không chạm đến – và đừng quên rằng một bài giảng không phải là một bài tham luận, nó không phải là lớp giáo lý, nó mang tính bí tích. Trong bài giảng, Lời Chúa ở giữa từ công việc (ex opera operato) và làm việc ra các công trình (ex opera operantes), nó ở đó. Đó là việc hãy trao phó phần tốt nhất của chính bản thân tôi để Chúa Thánh Thần nói, và để Ngài chạm đến các tâm hồn; đó là ngôn ngữ tích cực, đó không phải quá mang vẻ cấm đoán. Kết cấu bài giảng, hãy đơn giản, cần có chiều kích loan báo, một bài giáo lý vắn gọn về sự loan báo này – là điều mà chúng ta sẽ chạm đến – và thêm vào đó một kết quả cho cuộc sống là điều có thể là một lối hành xử, đó là, đạo đức; nhìn chung, các bài giảng thì loại bỏ yếu tố thứ nhất và thứ hai, đi thẳng đến yếu tố thứ ba, đó là những bài đạo đức, điều phải làm và điều không được làm. Đó không phải là bài giảng; đó là một lớp học đạo đức, về bài giáo lý về đạo đức. Hãy nói với Dân Chúa bằng những bài giảng đã cầu nguyện kĩ, và hai hoặc ba linh mục cần tập trung lại để chuẩn bị bài giảng. Tôi biết các linh mục đã gặp gỡ vào các ngày Thứ Hai hoặc Thứ Ba một chút để chuẩn bị bài giảng cho ngày Chúa Nhật tới và họ đã cầu nguyện suốt tuần đó. Xin vui lòng, đừng doạ nạt Dân Chúa, đừng làm mất thời gian, hãy nói về Chúa Giêsu, về niềm vui của một niềm tin bám chặt vào Chúa Giêsu, về Tin Mừng của Nước Trời, về cuộc cách mạng của Tám Mối Phúc, về tình yêu biến đổi tâm hồn để tâm hồn say đắm là một chứng tá về Chúa Giêsu và về tình yêu của Ngài, vốn mạnh hơn sự hận thù và sự chết. Tình yêu là Chúa Giêsu đã chiến thắng ma quỷ và sự chết, nó mạnh hơn bất kỳ một hình thức khủng bố giết chóc nào; chúng ta được mời gọi bởi tình yêu để trở nên giống như Chúa Giêsu Kitô, để yêu không giới hạn, để yêu trong mọi hoàn cảnh.

Tôi thú nhận cùng anh em rằng điều làm cho tôi buồn khi một linh mục coi xứ, ví dụ, không rửa tội một em bé sơ sinh bởi vì nó là con của một người mẹ chưa kết hôn hay những bậc cha mẹ đã tái hôn. Đứa bé không có quyền. Phép rửa không thể bị từ chối. Hãy ghi nhớ kĩ điều này; đừng doạ nạt người tín hữu. Và không phải tôi được kể điều này; tôi đã thấy điều này ở quê hương của tôi. Tôi còn nhớ một cô gái tội nghiệp, cô ấy khoảng 20 tuổi, cùng với con của cô đang đợi tôi sau Thánh Lễ ở một giáo xứ và nói Cha có thể. Tại sao Cha lại không rửa tội nó cho con? Được, tôi có yêu cầu một cha coi xứ ở đây rửa tội cho nó...nhưng tôi đi đến giáo xứ ấy và họ không muốn rửa tội cho đứa bé... và cô gái tội nghiệp ấy, người đã có can đảm để đưa đứa bé ấy đi vào thế giới một mình, người đã không trả lại nó cho người gửi, là điều quá dễ thực hiện ngày nay, Giáo Hội khước từ phép rửa. Chúng ta là những người Tin Lành? Xin vui lòng, đừng để có một Giáo Hội không có Chúa Giêsu và không có lòng thương xót. Đừng làm cho người tín hữu sợ. Khi điều này xảy ra, khi tâm hồn của một linh mục mang tính quan liêu và dính bén tới từng câu chữ của lề luật thì Giáo Hội, vốn là Mẹ, được biến đổi, đối với quá nhiều tín hữu thành một người mẹ kế. Xin vui lòng, hãy làm cho họ cảm thấy rằng Giáo Hội luôn luôn là Mẹ. Thưa Cha, nhưng con không biết, có những điều trong khi xưng tội con không thể tha thứ, hoặc theo những sách về luân lý con thấy rằng điều đó không phù hợp. Nếu có ai đó hỏi tôi câu đó, Chúa Giêsu đã trả lời là bảy mươi lần bảy; đừng sợ.

Có một cha giải tội tuyệt vời ở Buenos Aires; Ngài trẻ hơn tôi ba tuổi; Ngài có đặc sủng giải tội; Ngài là một tu sĩ và Ngài có một danh sách, một hàng đợi chờ mỗi ngày. Ngài dành một ngày cho việc giải tội bởi vì người ta loan tin, người này biết, người này tha thứ, người này lắng nghe bạn, người này cho bạn lời khuyên tốt, và tất cả đều ở đó xếp hàng, các linh mục, những người đơn sơ, và những người không quá đơn sơ, tất cả họ đều đến đó. Một hàng các tội nhân; điều đó nhắc nhớ tôi về một hàng người đến để được rửa bởi Gioan Tẩy Giả. Và một ngày kia vị linh mục này đến gặp tôi, chúng tôi là bạn, và Ngài nói với tôi: hãy xem, đôi khi tôi rất sợ về việc không trung thành với Chúa, và tôi nghĩ tôi tha thứ nhiều, rằng tôi tha thứ quá nhiều, và đôi khi có những ngày tôi có những lưỡng lự. Và tôi nói với Ngài, và người ta làm gì khi người ta lưỡng lự? Tôi đi đến Nhà Tạm, tôi nhìn lên Chúa và tôi nói với Ngài, hãy xem, xin tha thứ cho con, hôm nay con đã tha thứ quá nhiều, con đã tha thứ quá nhiều, nhưng đó không phải là lỗi của con, chính Ngài là Đấng đã cho con một mẫu gương xấu. Họ phải lặp lại, họ phải lặp lại lời cầu nguyện ấy; họ phải xót thương, họ phải xót thương. Đó không phải là điều mà anh em nói là anh em sẽ chẳng bao giờ thực hiện lại điều đó...có một nguyên tắc đạo đức rất rõ ràng, ad imposibilia nemo tenetur (Không ai bị bắt buộc thi hành điều không thể). Có những người bị đánh dấu bởi những thói quen mà họ không thể vượt thắng hoặc bởi các hoàn cảnh sống mà họ không thể giải quyết bởi vì có một gia đình ở giữa, và chỉ sự thật là người ta đến và quỳ gối xuống trong toà cáo giải là một dấu chỉ của sự sám hối và nghĩa cử có trước ngôn từ, đó là nghĩa cử của sự sám hối. Và sự thật là người ta đến với nghĩa cử này trước toà cáo giải là bởi vì người ấy muốn thay đổi. Đôi khi những giới hạn con người thì quá nhiều đến nỗi chỉ có thể ôm lấy, tình cảm của Mẹ Giáo Hội hiểu rằng ad imposibilia nemo tenetur (Không ai bị bắt buộc thi hành điều không thể) và với tình cảm của Chúa Giêsu anh em hãy nói hãy ra đi bình an và đừng phạm tội nữa.

Có một vị linh mục ở Buenos Aires mà tôi biết khi tôi còn là thanh niên, rồi tôi mất hết dấu vết Ngài, và tôi gặp lại Ngài khi Ngài đã già, một linh mục coi xứ, khi tôi còn là một chủng sinh, Ngài là một nhà thơ, Ngài viết những điều dễ thương, đặc biệt là về Đức Đồng Trinh, và Ngài bày tỏ với Đức Đồng Trinh tâm hồn tội lỗi của Ngài, trong một bài thơ Ngài nói với Đức Đồng Trinh rằng Ngài là một tội nhân, Ngài hứa rằng bây giờ, đủ cho hôm nay, Ngài có một tấm bảng sạch. Câu cuối cùng rất tuyệt vời, nó kết thúc thế này: “Chiều nay, thưa Mẹ, lời hứa chân thành, nhưng, chỉ trong trường hợp, đừng quên để lại cho con chìa khoá ở bên ngoài”. Chớ gì mọi hối nhân rời khỏi toà cáo giải nhận biết rằng chìa khoá ở bên ngoài và rằng Ngài có thể mở cưa lại. Điều đó rõ ràng. Lòng thương xót trong những toà cáo giải, lòng thương xót.

À, tôi không muốn tiếp tục điều này nữa, quá dài rồi. Tình yêu làm biến đổi và tiêm nhiễm. Có một... Tôi nhảy...điều này mà tôi đã ít hay nhiều lần viết xuống nhưng đã nói bằng cách này hay cách khác, bởi vì tôi muốn anh em đặt câu hỏi, bằng không thì chúng ta sẽ rất trễ và sau khi được an ủi anh em sẽ ra ngoài hoang vắng và chật chội (cười).

Có một vấn đề đó là một điều ô nhục; đó là một điều ô nhục. Đó là vấn đề về sự chia rẽ của các Kitô Hữu, vấn đề chia rẽ của các Kitô Hữu. Phong trào đại kết là một nhiệm vụ cần phải thực hiện nhiều hơn nữa; đó là một lệnh truyền của Chúa Giêsu, một lệnh truyền của tình yêu, được diễn tả trong thời điểm mà Ngài bị giao nộp. “Lạy Cha, xin cho họ được nên một như Cha và Con là một, để thế gian tin rằng Cha đã sai con”. Công cuộc đại kết không chỉ là một nhiệm vụ; nó còn là việc tìm kiếm sự hiệp nhất của Thân Mình Đức Kitô bị dập nát vì tội lỗi chia rẽ của chúng ta. Chiều nay tôi đã chuẩn bị bài diễn văn mà tôi phải trình bày với người Séc, người Công Giáo, Chính Thống Giáo, là những người tuần tới sẽ đến Rôma để kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hus; tôi tin là Ngài đã bị thiêu sống. Chúng ta bị làm nhục khi những người của ISIS đã thiêu sống người phi công tội nghiệp ấy trong một chiếc lồng; chúng ta đã làm thế quá nhiều trong lịch sử, chúng ta đã làm tổn thương Mẹ Hội Thánh và cần phải có ở trong lương tâm của chúng ta việc xin sự tha thứ cho lịch sử của gia đình chúng ta. Nhiều lần chúng ta đã giết nhân danh Thiên Chúa. Cuộc Chiến 30 Năm, người Công Giáo và Tin Lành Hệ Calvin đã giết lẫn nhau nhân danh Đức Giêsu Kitô, họ là một gia đình ô nhục, và nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là cần phải có một lương tâm đại kết, rằng ngang qua Thần Khí mà Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta ân sủng để khám phá cách này; Ngài mời gọi chúng ta tìm kiếm sự hiệp nhất của Thân Mình Đức Kitô, tìm kiếm điều ấy trước hết ở nơi tâm hồn của chúng ta, Thần Khí sẽ làm điều này. Công cuộc đại kết thiêng liêng cần phải thâm nhập tâm hồn của chúng ta là những mục tử. Các vết thương của quá khứ cần phải được đặt nơi trái tim của Chúa Giêsu, để Ngài chữa lành chúng. Hãy làm thế hôm nay. Nếu chúng ta đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của giới răn yêu thương của Ngài thì là đang theo Ngài.

Thần Khí nói gì với chúng ta hôm nay? Tôi muốn nói một điều với anh em; hãy nhìn xem biết bao sự khác biệt ở giữa chúng ta. Tôi tin rằng một Kitô Hữu bình thường không biết sự khác biệt nào đang tồn tại giữa một người theo Tin Lành Luther, một người Chính Thống, một người theo phái Calvin, một người Công Giáo, một người theo phái Truyền Giảng, một người phái Ân Điển; người ấy không biết, nhưng cũng có những người biết rất rõ, và đó là những người căm ghét Đức Kitô. Hãy nhìn vào các vị tử đạo ngày nay; hãy nhìn vào máu của những người nam nữ đang chết vì Chúa Giêsu, họ biết cách hoàn hảo rằng họ là một, họ không yêu thích gì sự khác biệt. Đó chính là công cuộc đại kết của máu mà chúng ta đang sống; đó là máu của các vị tử đạo của chúng ta hoà quyện lại. Có một sự tuyên tín vào sự đóng góp của ma quỷ; họ là các Kitô Hữu, họ cần phải bị tiêu diệt. Chúng ta giờ đây đang nằm trong số đó. Tôi còn nhớ có lần ở Đức, một vị linh mục coi xứ của Hamburg, đang tiến hành Án Phong Thánh cho một linh mục đã bị chặt đầu ở trên máy chém trong thời kỳ Đức Quốc Xã chỉ vì dạy giáo lý cho trẻ em và phía sau Ngài, Ngài nhận ra rằng khi Ngài nghiên cứu các tài liệu, rằng lập tức ngay sau Ngài trong hàng có một vị mục sư thệ phái Luther đã bị chém đầu vì cùng một lý do, vì dạy giáo lý cho các trẻ em; máu của cả hai vị này đã hoà quyện vào nhau. Vị linh mục này đi đến Đức Giám Mục không phải từ Hamburg, bởi vì toà giám mục Hamburg không hiện hữu vào thời điểm đó mà ở nơi khác, và Ngài nói với vị giám mục: hoặc là con theo đuổi án của cả hai vị này cùng với nhau hoặc con xin dừng ở đây. Đức Phaolô VI, năm mươi năm sau, khi Ngài phải phong thánh cho các giáo lý viên người Uganda, một nửa số đó là những người Công Giáo, và một nữa là Anh Giáo, tất cả đều bị tử đạo vì cùng một lý do, với cùng một gang tấc thực hiện cùng nhau, và Ngài đề cập đến họ trong bài giảng; Ngài nhận biết máu ấy làm nên hiệp nhất. Đó là một công cuộc đại kết đã đang tồn tại; chúng ta đã là một trong máu của các vị tử đạo của chúng ta; chúng ta đừng quên – từ đó, từ công cuộc đại kết thiêng liêng đó, hãy cầu nguyện nhiều cùng nhau, hãy chào hỏi nhau. Một số người có thể nói với tôi, thưa Cha, nhưng có những người lười biếng như thế đang bận bịu với điều này hay điều nọ. Anh em biết cách biện phân, nhưng [cần phải có] một tâm hồn rộng mở đối với sự hiệp nhất để sự ô nhục này mà chúng ta là các Kitô Hữu sẽ đặt dấu chấm hết một lần và cho tất cả.

Mỗi khi anh em đứng trước một quyết định khó khăn, đặc biệt là một quyết định của lòng thương xót, anh em hãy tự hỏi bản thân mình là Chúa Giêsu sẽ làm gì trong vị trí của anh em. Câu hỏi đó sẽ giúp đỡ nhiều. Và trước các câu hỏi, tôi muốn đề cập đến một cơn cám dỗ. (Tôi thấy rằng có sự khác biệt giữa một Giám Mục và một linh mục là Vị Giám Mục có một cái ly và vị linh mục thì uống trực tiếp từ chai). Đôi khi chúng ta bị cám dỗ để tin rằng chúng ta là những người chủ của ân sủng, chứ không phải là người phân phát ân sủng. Ân sủng không được mua; ân sủng là cho không, đó là ân sủng và, nói về người phân phát ân sủng tôi xin hỏi mỗi người và tất cả anh em đang là thành phần của ân sủng của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng mà anh em tổ chức các buổi hội thảo về sự sống trong Thần Khí ở nơi các giáo xứ và các Chủng Viện, trường học, ở những vùng phụ cận, để chia sẻ Phép Rửa trong Thánh Thần; đó là giáo lý (vỗ tay)... chính giáo lý mà nó sản sinh ra, bởi công việc của Thần Khí, cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Đấng thay đổi cuộc đời của chúng ta. Tôi nói với anh em từ kinh nghiệm: khi tôi bắt đầu biết đến Phong Trào Đặc Sủng, dòng ân sủng này, tôi là một linh mục trẻ, nó làm cho tôi rất giận; dườn như đối với tôi là tât1 cả họ đều có điều gì đó trong đầu họ và có lần, trong một bài giảng nói về Chúa Thánh Thần, tôi nói rằng ngày nay, một số Kitô Hữu biến Chúa Thánh Thần thành một “trường dạy mùa vụ điệu Samba”; năm tháng trôi qua và tôi nhận ra tôi đã sai lầm thế nào – đó là một ân sủng, một ân sủng.

Và hãy để cho công việc của người giáo dân được bình an, đừng giáo sỹ trị hoá. Tình trạng giáo sỹ trị là một trong các tội, một trong những thái độ tội lỗi phá vỡ sự tự do trong Giáo Hội. Biết bao lần đã xảy ra rằng một vị linh mục coi xứ đến với tôi để nói với tôi, rằng con có một người giáo dân tuyệt vời trong giáo xứ của con; người ấy làm việc này, người ấy tổ chức, có một khả năng nói cho mọi người và về mọi điều. Chúng con có nên đặt người ấy làm phó tế không? Đó là giáo sỹ trị hoá. Và tình trạng giáo sỹ trị là một thái độ đồng loã tội lỗi; điều đó giống như một vũ khúc tango được cả hai cùng nhảy; đó là một sự đồng loã, bởi vì một linh mục giáo sỹ trị hoá và người giáo dân xin vị linh mục ấy, vui lòng, giáo sỹ hoá mình bởi vì nó sẽ thuận lợi hơn nhiều. Hãy cẩn trọng với tội đồng loã của tình trạng giáo sỹ trị này.

À, hôm nay tôi đã mang đến cho anh em – tôi không biết là tôi có được sai đến hay không – bằng nhiều ngôn ngữ mà anh em nói, tôi nói về các ngôn ngữ, không phải ơn nói tiếng lạ mà anh em sẽ nói trong suốt Thánh Lễ, là điều chỉ được hiểu ngang qua Chúa Thánh Thần, nhưng trong ngôn ngữ mà anh em đang nói, Evangelii Gaudium và Ấn Lòng Thương Xót [Giáo Hoàng}, anh em sẽ nhận lãnh sau đó và tôi hy vọng những điều này sẽ trợ giúp anh em. Xin cám ơn anh em vì đã đi cùng với thời gian này. Vì sự chia sẻ (vỗ tay) và tôi xin anh em cầu nguyện cho tôi, bởi vì tôi cần lòng thương xót Chúa bởi vì tôi muốn yêu Chúa Giêsu, tôi muốn yêu Ngài nhiều hơn nữa mỗi ngày, nhưng tôi là một tội nhân, vì thế xin cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn anh em!

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


Trang Suy Niệm Các Chủ Đề Chung