Tôi là người Rwanda

13 tháng tư 2014

 

Trong cuộc tưởng niệm 20 năm từ ngày  cuộc diệt chủng ở Rwanda (Phi châu) bắt đầu, quốc gia này tái khám phá ra con đường tái thống nhất dân tộc: đó là chiến dịch “Tôi là người Rwanda”, được chính phủ khởi sướng, và sáng kiến chôn cất  các nạn nhân tại nghĩa trang quốc gia. Câu chuyện của chị Pina, dấu hiệu của hoà bình.

 

Suốt 20 năm nay dân tộc tôi, trong tuần lễ  Phục sinh vẫn luôn cử hành đám tang cho các nạn nhân chiến tranh, nhưng chỉ trên bình diện cá nhân, mỗi người tại nghĩa trang tư của mình.

Người phát biểu  chị Pina người Rwanda. Cách đây 20 năm quốc gia của chị đã đếm được 800 ngàn người chết trong vòng mấy tháng, vì một cuộc nội chiến vô lý. Đó là ngày 6 tháng tư năm 1994, khi một tên lửa bắn vào chiếc phi cơ của tổng thống Juvénal Habyarimana. Không ai sống sót, và từ đó khởi sự cuộc chiến tranh đã được chuẩn bị từ lâu.

Trong khi cuộc thảm sát bùng nổ, chị Pina đang ở Phi-lip-pin, nơi chị đã mang đến ơn gọi theo Chúa để phục vụ người anh em, theo linh đạo hiệp nhất mà chị được biết khi còn trẻ. Chị kể, “Gia đình tôi cũng bị lôi kéo theo, 39 người trong gia đình đã bị giết. Tôi thất vọng. Dần dần tôi thấy mình không còn những tình cảm mà cho đến lúc đó đã đổ đầy tâm hồn tôi, xem ra không gì còn có ý nghĩa nữa”.

Chị được đổi về Kenya để có thể theo dõi tình hình gần gũi hơn, ở đó chị làm việc cho Hội Hồng thập tự, và chăm sóc cho những người bị thương và những người tị nạn từ Rwanda đến, chị giải thích: “Nhưng tôi không thể nhìn tận mặt những người thuộc bộ lạc khác, vì họ đã tham dự vào cuộc thảm sát.” Niềm đau quá mạnh. Một hôm trong hành lang chị gặp những người bộ lạc kia và không thể tránh cái nhìn của họ. Nỗi tức giận trào lên. “Tôi đã nghĩ đến việc trả thù, tôi cảm thấy hoang mang, như đang đứng trước ngã ba đường: một là tôi đóng kín trong nỗi đau khổ với sự tức giận bên trong, hai là xin Chúa giúp”.

Mấy ngày sau, tại văn phòng, chị nhận ra những người thuộc bộ lạc thù địch trước đã sống trong chính thành phố của chị. “Họ nhận ra tôi và cảm thấy bối rối, họ bắt đầu bước trở lại. Họ cũng coi tôi như kẻ thù”. Sức mạnh tha thứ là khí giới duy nhất để hoà giải trong xã hội. Chị Pina biết điều đó, vì đã học được nơi Tin mừng. Chị kể tiếp, “Tôi mạnh mẽ đến gặp họ và nói bằng thổ ngữ, không nói gì về gia đình tôi, mà chỉ để ý đến những nhu cầu của họ”. Lúc đó có cái gì mở ra bên trong, và một tia sáng trở lại trong tâm hồn chị Pina.

Saul một năm chị trở lại Rwanda. Chị phải khó khăn mới nhận ra đứa em, người duy nhất sống sót. Chị được biết là người phản bội gia đình chị - một người rất thân cận gia đình – đang bị tù. “Cho dầu đang đau khổ, và đi ngược lại với những người đòi xử tử, thật rõ ràng là tôi không thể lùi lại trên con đường dẫn đến sự tha thứ”.  Chị lôi kéo cả đứa em đã chứng kiến cuộc thảm sát theo mình. “Chúng tôi cùng nhau đến nhà tù tìm người đó, mang theo thuốc lá, xà bông, cho ông ta, những thứ chúng tôi có thể mua, và nhất là nói cho ông ta là chúng tôi đã tha thứ cho ông. Và chúng tôi đã thực hiện được”. Cô em sau đó không lâu đã nhận nuôi 11 đứa trẻ thuộc mọi bộ lạc, không phân biệt con riêng với con nuôi, nên cô đã được bằng khen thưởng quốc gia.

Chị Pina còn giải thích, năm nay “năm thứ 20, cái mới mẻ là người ta muốn làm lễ an táng, đưa những nạn nhân  bộ lạc Tutsi và Hutu, về nghĩa trang quốc gia”. Họ là những anh hùng của quê hương. Chị giải thích: “Đối với tôi đây là một bước tiến, để trở lại như chúng tôi vẫn sống trước chiến tranh”. Thực vậy, sáng kiến này được gọi là “Bông hoa hòa giải” ước mong đem lại hoa qủa hòa bình cho xã hội Rwanda.

 


Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa