ĐTC Phan-xi-cô hành hương Thánh địa

Cuộc hành hương của ĐTC Phan-xi-cô  tại Đất thánh ghi dấu trên con đường đại kết bởi cái ôm huynh đệ với Đức thượng phụ Bar-to-lo-meo, nó thúc đẩy cuộc đối thoại với người do thái và hồi giáo, và thách đố nền hoà bình trên quê hương Chúa Giêsu.

 

“Xin cho họ nên một”: đó là khẩu hiệu cho cuộc hành hương của ĐTC Phanxico tại đất thánh, nó nhắc lại quyết tâm “đồng hành tiến về hiệp nhất” của người Kitô, bằng cách cũng tìm “đối thoại đích thực với Do thái giáo, Hồi giáo và những truyền thống tôn giáo khác” (trích bản tuyên bố chung giữa ĐTC Phanxico và Thượng phụ Bartolomêu)

Thực vậy, nếu trung tâm của chuyến đi là cuộc gặp gỡ tại Mồ thánh với Đức thượng phụ Bartolomêu và các vị hữu trách của các Giáo hội ở Giê-ru-sa-lem, để lặp lại sự hiệp nhất đã được ĐGH Phaolô VI và Đức thượng phụ Athenagoras nói lên cách đây 50 năm ở Giê-ru-sa-lem, thì sự hiện diện của ĐTC Phanxicô ở Đất thánh chắc chắn đã có một tiếng vang lớn trong cuộc đối thoại giữa  các tôn giáo và là một sức đẩy mạnh trong  hành trình hòa bình.

Những chờ đợi của Rabbi David Rosen, giám đốc quốc tế các dịch vụ liên tôn của American Jewish Committee đã chứng tỏ điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đặc phái viên của tờ New City tại chính nhà ông ở Giê-ru-sa-lem, ông đã tuyên bố rằng “đa số người do thái và các rabbi đánh giá cuộc viếng thăm này rất tích cực”, và sự hiện diện của ĐTC Phanxicô “có thể đem lại một tác động mạnh sâu xa tích cực trong ý thức của người Do thái và trong ý niệm của người Kitô”. Ông Rosen là một trong 400 người đã ký tên vào một sứ điệp chào mừng ĐTC, đây không chỉ là một cử chỉ xã giao, mà là dấu chỉ một “cuộc khám phá lại tình huynh đệ giữa người Do thái và Kitô hữu. Ông nói tiếp, tôi chắc chắn rằng cuộc viếng thăm sẽ là một biến cố tốt đẹp, một dịp lễ vui mừng.”

Và tiếng hô vui mừng sau khi ĐTC ngỏ lời mời ông Peres và Abbas cũng chứng tỏ điều đó: “Tôi mời ông Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas và tổng thống Israel cùng tôi dâng lên lời cầu nguyện nồng nhiệt, xin Thiên Chúa ơn hoà bình”.

Từ Bét-lem, ngày 25 tháng năm, sau thánh lễ cử hành tại quảng trường Máng cỏ, ĐTC đã nói: “Tôi xin hiến nhà của tôi ở Vaticăng để tiếp đón cuộc gặp gỡ cầu nguyện này”. ĐC William Shomali, giám mục phó tòa thượng phụ Palestin công giáo cho biết là “tất cả mọi người chúng tôi đều bỡ ngỡ”, vì những toan tính tổ chức một cuộc cầu nguyện chung trong cuộc viếng thăm của ĐTC đã không đạt kế qủa. Bà Tana Imseeh đến từ Ramalllah và làm việc tại bộ phúc lợi đã tuyên bố: “Chúng tôi đã nghe một lời loan báo lịch sử, tôi chắc chắn là nó sẽ đưa đến kết quả hòa bình”.

ĐTC đã từ Giordania đến Betlem, ở đó ngài đã được vua Abdallah II chào đón nồng hậu. Tiếp đến ĐTC đã đến nơi Chúa Giêsu làm phép rửa, gặp 600 người, trong số đó có những người tị nạn Siri, những người trẻ bị thương và tàn tật.

Khi đặt chân đến Palestine, bất kể nghi thức ngoại giao, ĐTC đã ngỏ với chính quyền ở đây lời cầu chúc là “chớ gì gươm giáo sẽ biến thành cầy cuốc và đất này có thể nở hoa trở lại trong sự thịnh vượng và đồng tâm nhất trí”. Ngài đã nhấn mạnh rằng “đây là giờ chấm dứt tình trạng xung đột không thể chấp nhận được, và chỉ cho họ thấy rằng “đã đến lúc mọi người phải có lòng can đảm hòa bình”.

Đang khi trên đường đến Quảng trường máng cỏ ở Betlem, xe chở ĐTC chạy gần bức tường ngăn Bet-lem với Do-thái, ĐTC xin xe dừng lại để ngài đi đến bức tường; Ngài đã đứng trước bức tường trong thái độ cầu nguyện mấy phút. Sau đó Ngài đến sát chạm trán vào tường, như để chia sẻ nỗi đau khổ của dân chúng ở đây. Việc dừng lại đã không được định trước trong chương trình, nhưng ĐTC tâm sự: “Rất khó xây dựng hòa bình, nhưng sống mà không có hòa bình là một nỗi dày vò”.

 


Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa