"KHÔNG AI CÓ THỂ CẤT ĐI

 KHỎI TÔI ĐƯỢC SỰ BÌNH AN”

 

Câu chuyện một thanh niên mang trong tâm hồn sức

mạnh của Tin Mừng đã biết chuyển nỗi đau đớn của

                   mình thành nhũng cử chỉ yêu thương. 28/09/2007

 

Tôi năm nay hai mươi sáu tuổi và học ngành kỹ sư điện tử. Năm lên tám tôi mắc một căn bệnh mà lúc đầu bác sĩ đoán sai cho là có cục biếu trong não bộ. Thực ra là một giây thần kinh thị giác của tôi bị thương tích nên ảnh hưởng tai hại đến đôi mắt của tôi. Chuyện này khiến tôi nhiều khi nghĩ về đau khổ và thắc mắc tại sao con người phải đau khổ.

 

Đến khi lên mười một, các bác sĩ cho tôi biết tôi sẽ chẳng bao giờ có thể tham gia vào những cuộc thi đấu thể thao ở những trận có tầm cỡ lớn. Tôi có thể chơi the thao, nhưng chỉ ở tầm vóc văn nghệ mà thôi. Tôi bắt đầu chơi Banh Rổ (basketball), nhưng vì tôi thiếu thị giác về không gian ba chiều nên người khác hay nhạo cười tôi. Tại trường học, khi chọn người vào đội tuyển, tôi bao giờ cũng là người sau cùng được chọn, lý do là chẳng ai muốn chơi bên cạnh tôi. Càng ngày tôi càng tự hỏi cuộc sống này là gì.

 

Khi lên mười tám, tôi thi được bằng lái xe! Đó là loại bằng đặc biệt, và phải cứu xét lại hai năm một lần. Việc lái xe trong tình trạng của tôi thực sự là khó, vì tôi phải đoán chừng các người lái khác trên đường lộ đang làm gì, muốn có khả năng này tôi phải có thị giác tốt. Tôi thấy bạn tôi sao mà dễ dàng quá: “lên xe và lái đi”, trong khi tôi không làm được như vậy. Khó mà đạt được, và tình trạng không tiến triển gì thêm.

 

Tuy nhiên có một điều gì đó giúp tôi hiểu được đau khổ có một mục đích nào đó. Nghĩ đến việc Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá, tôi nói với Ngài: ‘Chúa có nhiều cách để cứu chuộc chúng con, sao Chúa lại chọn cây thập tự? Đau khổ có một ưu tiên cao độ, nếu không Ngài đã giải quyết sự việc bằng cách khác rồi.’


Tôi có thể cảm nghiệm được rằng các lời trong Tin Mùng mà sống cho chính trực thì bao giờ cũng đúng cả. ‘Ta sẽ hiến mạng sống cho bất ai yêu mến ta, ...hãy cho đi và các con sẽ được cho lại..’ Nhũng lần tôi sống trọn những lời này, bàn tay tôi hình như tiếp xúc được với sư thật của nhũng lòi Chúa Giêu hứa. Tôi cảm thấy trong tâm hồn tôi có một sư bình an âm thầm và sâu đậm mà không một ai có thể cất đi được. Sữ bình an nội tâm này đến với tôi như một cuộc hành trình suốt những giây phút trong đời sống dẫn tôi đến niềm tin rằng có Đấng nào đó ở trên cao kia yêu mến tôi và có chương trình yêu thương dối với tôi. Thế rồi hàng ngày các khó khăn tôi thường gặp đã trở thành cơ hội cho tôi thực tập lòng bác ái, tính nhẫn nại, đức tin và các nhân đức khác.


Sau khi tôi mười lăm tuổi, dụng cụ gắn trong đầu nay đã hư mòn không còn tác dụng. Tôi biết trước sau rồi sẽ xẩy ra chuyện này, nhưng các bác sĩ phải mất đến hai tuần mới biết được là cái ‘van’ ngưng hoạt động. Trong thời gian này, thị lực của tôi trở nên càng tệ hơn.

 

Tôi nghiệm thấy rằng mỗi lần sự thông thương của ‘van’ này bị nghẹt, thị giác của tôi lại xuống cấp mấy phần trăm, và rồi khi tôi 45 tuồi, chắc tôi phải cần đến con chó dẫn đường... Rời khỏi phòng bác sĩ sau khi nghe tin buồn ấy, tôi cố gắng bình tĩnh lắng nghe lời Chúa Giêsu nói với tôi.Thế nhưng rồi tất cả những cái tôi nhận được khi ấy chỉ là sự trống rỗng bao la, sự yên lặng huyền bí.

 

Tôi cứ tiếp tục tiến tới và yêu mến chính giây phút tôi sống tức là hiện tại. Ý thức về sự công chính của tôi chuyển thành những việc làm phục vụ tha nhân. Trong trường đại học, có một văn phòng giúp đỡ các sinh viên gặp trở ngại khác nhau mà  không theo kịp các giờ lớp hoặc ngay cả việc học hành. Đối vói tôi, văn phòng chẳng khác chi một nơi tôi tập luyện chứ không haẳn chỉ là một văn phòng, một nơi cho tôi có dịp yêu mến những người lâm vào hoàn cảnh tồi tệ nhất. Họ cung cấp cho tôi máy chụp hình và chiếc máy computer xách tay để giúp tôi thu hình và bài giảng dậy về môn học khó hiểu nhất, đặc biệt những bài học khoô ng có sách giáo khoa đi kèm hoặc cần đến sự giảng dậy cặn kẽ của các giảng sư.

 

Trọn kinh nghiệm tại nơi giống như trung tâm thể dục này giúp tôi có thể tưự  rèn luyện ngày qua ngày trong kiên nhẫn, và khiêm nhượng. Thế nhưng tất cả đối với tôi giống như cánh cửa mở cho tôi đi vào con đương thông thương và giao cảm với những người đau khổ. Việc khám phá được Thiên Chúa là Nguồn Tình Yêu và Ngài ban cho tôi sức mạnh và niềm vui đã  khiến cho tôi không thu mình vào những khó khăn đau khổ riêng của mình, nhưng giúp tôi biết hướng tâm hồn mình ra thế giới bên ngoài và người chung quanh.

 (M. T. – Italy)


Mục Lục Sống Lời Chúa