Từ Cảnh Nghèo Khổ  Bước Sang Hy Vọng

 

Chuyện về vic hàn gắn vết thương xã hội trong một vùng khó khăn của thành phố, với tình thương yêu qua vòng tay tương thân tương trợ cững như tôn trọng những người nghèo khổ đang rất cần đến sự giúp đỡ.

 

17/12/2007

Nguồn: Stories from life <> Focolare Movement <> www.focolare.org

Bản Dịch Việt Ngữ: Thảo Nguyên

 

 

“Trước khi bắt tay vào cuộc phiêu lưu này, tôi ít khi đến khu vực tồi tàn này của thành phố, và cũng sợ cho sự an toàn đến mạng sống nữa. Còn bây giờ mỗi lần đến đó, tôi cảm thấy như về nhà mình. Tôi cảm nhận ra rằng mọi người mà tôi gặp chẳng khác gì họ là anh chị em của tôi, và mỗi hòn gạch cục đá nơi đây cũng chắng khác nào là của riêng tôi.”

 

Sau mấy cơn bạo động làm cả thành phố điên đảo, mấy người trẻ chúng tôi họp nhau lại và cùng nhau tìm ra nhũng điều cụ thể mà chúng tôi có thể làm để giúp đỡ các người bạn nghèo này. Chúng tôi bắt đầu xắn tay áo lên và dấn thân vào công việc trợ giúp thực tế theo Lý Tưỏng mà chúng tôi cảm thấy đang kêu gọi chúng tôi phải hy sinh đời sống mình cho: một thế giới hợp nhất.

 

Một người thiện chí đã từng làm việc cho khu vực nghèo khổ này suốt 20 năm qua đã yêu cầu chúng tôi đến giúp cha xứ của nhà thờ ngay trong khu phố bị ảnh hưởng khá nặng nề. Chúng tôi liền nắm lấy ngay cơ hội. Tại đây chúng tôi được cha xứ nhờ giúp vào các ngày Thứ Bẩy điều động các trò chơi cho các nhóm thanh thiếu niên vừa đông đảo mà lại rất là ngỗ nghịch. Tất cả khoảng chừng 40 em, gồm người Ý và người Ecuador.

 

Không biết chúng tôi có thể dấn thân làm việc về lâu về dài một công việc sẽ thay đổi cả thời giờ sinh hoạt riêng của mình hay chăng? Cuộc phiêu lưu bắt đầu với nhiều điểm lạc quan và cũng  thật là ngây ngô, đồng thời giai đoạn tiếp xúc đầu tiên rất là gay go - chúng tôi bị sỉ nhục, bị nhổ nước miếng, và bị cắn nữa....

 

Các đáp lễ kiểu trên thường hay xẩy ra lắm, nhưng chúng tôi nhất định không nhường bước. Cả một tháng trời tôi đã từng cố gắng tìm cách liên lạc với mấy em nhỏ trong nhóm, nhưng các em cứ né xa chúng tôi, cho tới một ngày Thứ Bẩy nọ vào tháng Năm, các em rủ tôi đi chơi cùng với nhóm. Ít ra đó là dấu hiệu các em chấp nhận chúng tôi vào chơi với nhóm các em.

 

Vào mùa hè ngay sau đó, chúng tôi đưa 20 em trong nhóm đi về miền quê cắm trại, ngay chỗ mà cả giáo xứ đã tổ chức trại trước đây. Khi thấy chúng tôi đến, dân chúng địa phương báo động cho nhau. Họ nghĩ ngay đến chuyện từng xẩy đến với họ từ các năm trước. Thế nhưng cuối cùng họ đã cám ơn chúng tôi. Trước ngày trại, tôi hằng cầu xin Thiên Chúa biến tôi thành một dụng cụ mà qua đó các bạn trẻ có thể học được một nếp sống dựa theo một luật sống vững mạnh, khác biệt với nếp sống cố hữu của các em trước đây. Tôi muốn các em thấy được mình có thể sống tinh thần Tin Mừng, vì đây là căn bản cho đời sống con người.

 

Rồi từ đó chúng tôi trở nên thân thiết hơn, đặc biệt là các em đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhất, đặc biệt là  những em bị gia đình quên lãng. Qua nhiều năm chúng tôi vẫn tiếp tục đến thăm và sinh hoạt tại vùng này, và còn tăng thêm ngày sinh hoạt thành ba ngày một tuần, bao gồm cả việc giúp các em học và làm bài tại nhà.

 

Mới đây, chúng tôi có giúp một em gái đăng ký vào khóa học vũ công. Em rất có năng khiếu và chúng tôi cảm thấy phải làm điều gì đó hơn là chỉ nói “Thật là xấu hổ cho gia đình em không biết biết trân quí tài năng!” Chúng tôi tìm cách xin tài trợ học vấn, và được đáp ứng khá khích lệ từ một trường vũ công cổ điển nổi tiếng của thành phố, họ bằng lòng giảm tiền học phí ở mức đáng kể. Cơ hội được đi một nơi khác và được theo học một chương trình trong môi trường kỷ luật khắt khe đã giúp em thăng tiến khá tốt đẹp. Tháng Sáu năm vừa rồi, em đã thành công trong buổi trình diễn đại nhạc hội cuối năm tại một hý viện có tầm vóc quan trọng.

 

Tôi cũng giúp đỡ một số việc phía sau hậu trường, và rất là cảm động khi thấy có sự tương phản giữa cảnh nghèo khổ mà nàng sống trước đây với nếp sống hòa hài mà em đang sống trong ngành vũ công bây giờ. Tôi tưởng như một phép lạ vậy, vì bây giờ em và tôi có quan hệ thân thiết với nhau hơn cả chị em gái là khác.

 

Năm ngoái, chúng tôi lại tổ chức buổi cắm trại khác, nhưng lần này chỉ một số ít em tham dự nên chúng tôi có nhiều thời gian rảnh hơn để tìm hiểu rõ ràng các vấn đề đang làm cho các em lo lắng nhất, Chúng tôi nhìn thấy mình như là người trung gian mang đến cho các em một nếp sống mới khác hẳn với nếp sống trước đây của các em.

 

Kinh nghiệm sinh hoạt trong thành phố nghèo nàn đã thay nếp sống của tôi và các bạn trẻ khác. Giờ đây mỗi khi đi qua các con đường phố ấy tôi có cảm giác ấm áp như đang ở nhà mình. Tôi cảm nghiệm ra rằng mỗi người gặp tôi gặp là một người anh chị em của tôi, và mỗi hòn đá cục gạch ở đó tạo cho tôi cảm giác là thuộc về của tôi. Mọi người đều chào hỏi tôi. Lúc nào tôi cũng phải cảnh giác, nhưng tâm hồn tôi thì lại thanh thản. Trong nhiều năm qua tôi đã quen biết nhiều em vào tuổi thiếu niên, mà bây giò các em đã  thành khôn lớn rồi. Các em coi tôi như một người bạn than để có thể tự nhiên mà tới trao đổi tâm tình, và ngay cả cha mẹ các em là những người thường hay bị xã hội bỏ rơi cũng coi tôi như thế.

 

(C. O. - Italy)

 

 

 


Mục Lục Sống Lời Chúa