CHÚA NHẬT IV MV 2020

GIỜ CHẦU THAY GIÁO PHẬN

1.        HÁT : CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN

·                Cu xin Chúa Thánh Thn. Ngưi thương thăm viếng hn con. Ban xung cho con hng ân chan cha. Trau di cho đáng ngôi thánh đưng.

 

ĐK: Nguyn xin Chúa ngôi Ba. Đoái nghe li con thiết tha. Tình thương mến p con ngày đêm. Nhun thm xác hn tràn lan ơn thiêng.

 

·                Cu xin Chúa Thánh Thn.  Ngưi ban cho trí hn con.  Ơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý.  Xa điu gian di, luôn trung thành.

 

2.        NGƯỜI CHỦ SỰ :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hiệp thông với toàn thể Giáo Phận Thân Yêu của chúng con, chúng con xin dâng lên Chúa giờ Thánh này để nài xin Chúa thương gìn giữ GIA ĐÌNH GIÁO PHẬN chúng con trong sự hiệp nhất yêu thương. Chúng con cũng xin được đền tạ mọi tội lỗi chúng con và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận chúng con đã xúc phạm đến Chúa, xin Chúa ban ơn tha thứ để Giáo Phận chúng con được xứng đáng với Tình Yêu của Chúa.

 

3.        KINH CHẦU MÌNH THÁNH :

Con lạy Đức Chúa Giêsu hằng ngự trên bàn thờ đêm ngày liên mãi,/ vì lòng thương loài người ta, / và lấy lòng nhân từ thương xót mời gọi chờ đợi, / cùng chịu lấy mọi kẻ đến cùng Chúa con./  Con tin thật vững vàng, / Chúa con ngự trong phép Mình Thánh, / dù mà con rất hèn hạ, / con cũng cả dám sấp mình xuống thờ lạy đội ơn Chúa con, / vì mọi ơn Chúa con đã xuống cho con, / nhất là vì Chúa con đã lập phép Mình Thánh phó mình cho con, / cùng đã ban Mẹ Chúa con / là rất Thánh Đức Bà Maria, / làm quan thầy bầu cử cho con, / và đã mở lòng con đến chầu Mình Thánh Chúa con trong nhà thờ này bây giờ./

Hôm nay / con thờ lạy trái tim Chúa con đáng mến vô cùng, / hay thương vô cùng, / trước là cho được tạ ơn Chúa con đã lập phép cực trọng Mình Thánh Chúa con,/ sau là cho được đền vì tội lỗi những kẻ vô đạo, / kẻ rối đạo và kẻ có đạo, / đã phạm đến phép Mình Thánh Chúa con từ xưa đến nay. / Sau nữa, / dù con chầu Mình Thánh Chúa con ở đây, / nhưng mà lòng con ước ao cho được chầu Chúa con nơi các nhà thờ có Mình Thánh Chúa con, / nhất là những nơi người ta bỏ chẳng chầu Mình Thánh Chúa con./

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, /con kính mến Chúa con hết lòng, hết sức, / con lo buồn ăn năn trách mình con, / vì bấy lâu nay nhiều lần con đã mất lòng Chúa con / là Đấng nhân lành vô cùng dường ấy./  Từ rày về sau, /trông ơn Chúa con giúp sức,/ con quyết chí sửa mình chẳng còn dám làm mất lòng Chúa con nữa. / Dù mà con rất hèn mạt, / con cũng xin dâng trót mình con cho Chúa con. / Trí khôn / ý muốn, / mọi sự lòng con yêu chuộng ước ao, / cùng các sự khác thuộc về con, / thì con dâng cho Chúa con hết thay thảy, / chẳng dám tiếc sự gì cùng Chúa con nữa./

Từ này mà đi / Chúa con muốn định cho con thế nào, / con vâng bằng lòng thể ấy. / Con chẳng xin, chẳng muốn điều gì, / chỉ xin, chỉ muốn cho con được kính mến, / được giữ nghĩa cùng Chúa con cho đến hết hơi, / cùng vâng theo thánh ý Chúa con cho trọn mà thôi./

Con xin Chúa con thương đến các linh hồn nơi luyện ngục, / nhất là những linh hồn kẻ khi còn sống / có lòng kính mến Mình Thánh Chúa con, / và trông cậy rất Thánh Đức Bà cách riêng. / Con lại xin Chúa con thương đến các kẻ có tội, / cho nó được ăn năn sửa mình lại nữa./

Sau hết, / dù con có yêu mến ước ao sự gì vật gì, / thì con cũng hằng xin hợp một ý cùng Trái Tim rất nhân lành Chúa con, / mà dâng sự ấy, vật ấy làm một cùng Trái Tim Chúa Con cho Đức Chúa Cha,/ xin người nhận lấy, / cùng nghe lời con cầu xin, / vì công nghiệp Chúa con./ Amen.

4.        HÁT : Ôi Thần Linh Chúa bài của Vinh Hạnh (hoặc bài nào khác)

5.        TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊÔ

5"Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả:chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư,cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. 6Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

7"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họnghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. 8Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.

9"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:"Lạy Cha chúng con trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. 11Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; 12 tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻnợ chúng con; 13xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

 

6.        SUY NIỆM (suy niệm kinh lạy cha để lãnh ơn toàn xá)

Trường học cầu nguyện tại Nazaret. Kinh Thánh nói đến vài chi tiết về những năm sống ẩn dật  của Chúa Giêsu như một cậu bé tại Nazaret. Nhưng chắc chắn Giuse và Maria đã để Ngài đắm mình trong đức tin của dân Ngài. Chắc chắn hai vị đã nói với Ngài về câu chuyện của riêng Ngài. Hai vị có thể cũng đã kể lại chuyến viếng thăm của sứ thần Gabrien trong giấc mơ của Maria va Giuse. Hai vị đã nói với Ngài về sự ra đời kỳ diệu của Ngài và lời tiên tri của ông Simêon rằng, một ngày nào đó Ngài sẽ là “ánh sáng . . . cho dân ngoại và vinh quang của người Israel” (Lc 2: 32)

 

Đó là những câu chuyện vĩ đại đã chất chứa trong tâm khảm Chúa Giêsu. Nhưng Giuse và Maria hàng ngày cũng đã tạo cho Ngài một nền tảng của đức tin và sự tín thác vào Thiên Chúa cách giản dị. Chỉ cần nhìn vào cảnh gia đình tụ họp nhau mỗi tối thứ Sáu thắp ngọn nến ngày Sabat để cảm tạ Thiên Chúa về những ơn lành trong tuần. Hãy tưởng tượng hai vị dậy Ngài nghiên cứu Kinh Thánh Do Thái và đưa Ngài đến nguyện đường để giảng dạy. Chắc chắn hai vị cũng đã dậy Ngài làm thế nào để tìm thấy Thiên Chúa ngay trong vẻ đẹp của thiên nhiên, trong các công việc bình thường của cuộc sống và ở những người chung quanh.

 

Trường học của Chúa Kitô. Khi trưởng thành, Chúa Giêsu đã tự mình tìm hiểu Thiên Chúa. Hãy nhớ lại việc Ngài ở lại đền thờ ở Giêrusalem khi cha mẹ Ngài trên đường về nhà. Đó là vì Ngài nóng lòng  được ở trong “nhà Cha” (Lc 2:49).

Rồi sau khi tập họp các môn đệ và bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu tiếp tục “rút vào những nơi thanh vắng” để cầu nguyện: bên bờ biển, trên đỉnh núi, bất cứ nơi nào Ngài có thể tìm thấy sự thanh vắng (Lc 5: 16; Mc 3: 7, 23). Trong tính nhân loại, Chúa Giêsu khao khát có được thời gian ở một mình với Cha Ngài và Ngài dành ưu tiên thời gian cho Ngài và cho các môn đệ (Mt 6: 6). Điều rất quan trọng là Ngài thường dậy thật sớm vào buổi sáng hoặc thức cả đêm để cầu nguyện (Mc 1: 35; Lc 6: 12).

Chúa Giêsu có ý hướng đến Cha Ngài trong cầu nguyện bất cứ khi nào Ngài phải đối diện với một quyết định quan trọng hoặc phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Ngài cầu nguyện trước khi Ngài cho Lazarô sống lại (Ga 11: 41-42). Ngài cầu nguyện  trước khi chọn Mười hai Tông đồ và khi Ngài đau buồn về cái chết của Gioan Tẩy giả (Lc 6: 12; Mt 14: 13) và Ngài cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmani khi biết Ngài sắp bị bắt và cuộc hành hình sắp đến (Mt 26: 36- 46)

Trong suốt thời gian này, các môn đệ của Chúa Giêsu quan sát Ngài cầu nguyện và họ muốn xem mối liên hệ giữa đời sống rao giảng công khai và cuộc sống cầu nguyện ẩn dật của Ngài. Vì vậy rất tự nhiên họ nói với Ngài “Thưa Thầy, xin dậy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Chúa Giêsu tất nhiên là vô cùng hạnh phúc và sẵn sàng giúp họ, Ngài dậy họ kinh mà chúng ta gọi là “Kinh Lạy Cha”. Nhưng Ngài không chỉ dậy họ những từ ngữ để đọc. Ngài đã dậy cho họ biết làm thế nào để phát triển mối quan hệ với Thiên Chúa. Ngài đã chỉ cho họ thấy rằng họ có thể được gọi Thiên Chúa là Cha giống như Ngài đã gọi.

Lời Nguyện chúng ta dám đọc

Kinh Lạy Cha giản dị đến độ một đứa trẻ cũng có thể bập bẹ nhưng lại phong phú đến nỗi ngay cả các thánh và các nhà thần học cũng không thể dò được hết sự thâm sâu của nó. Vì vậy hãy xem một số dáng vẻ đàng sau những lời Đấng Cứu Thế dã dậy cho chúng ta.

 

Sự thân mật với Chúa Cha

“Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6: 9). Cụm từ này là chìa khóa cho toàn bộ kinh nguyện. Trong tất cả những người nam, nữ thánh thiện trong Cựu Ước, ngay cả Môsê cũng không được gọi Thiên Chúa là Cha. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể có mối liên hệ thân thiết như vậy. Tuy nhiên Ngài mời gọi chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Ngài mời gọi chúng ta xưng hô với Thiên Chúa như là con cái của Thiên Chúa với thái độ của sự tự tin trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thật là một đặc ân, Thiên Chúa là Cha của bạn. Thiên Chúa thương yêu bạn với cùng một thứ tình yêu dành cho Chúa Giêsu (Ga 16:27)

 

Tôn kính và tôn thờ

“Chúng con nguyện danh Cha cả sáng” (Mt 6: 9). Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta thường bắt đầu bằng việc đem những nhu cầu của mình đến với Thiên Chúa rồi sau đó mới nghĩ đến Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu đã đảo ngược lại, Ngài đặt Thiên Chúa trước tiên. Ngài đến với Cha Ngài bằng thái độ tôn kính và Ngài yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy. Ngay từ đầu Ngài chuyển sự chú tâm của chúng ta đến sự thánh thiện và tốt lành của Thiên Chúa để chúng ta đến với Thiên Chúa với tấm lòng khiêm nhường và biết rằng cầu nguyện trước hết là về Thiên Chúa, không phải về chúng ta.

 

Từ Bỏ

“Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:10). Chúa Giêsu chắc chắn đã học được ý hướng cầu nguyện từ Mẹ Ngài. Thực ra, Maria đã cầu nguyện những lời tương tự như trong biến cố Truyền Tin “Xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài!" (Lc 1: 38). Từ lời cầu nguyện của Maria đến sự vâng phục của Chúa Giêsu trên thập giá cho đến việc Maria lặng thinh buông bỏ dưới chân thập giá, cả hai đều  hướng tới cầu nguyện để tìm sức mạnh phó dâng mọi sự cho Thiên Chúa. Trong việc dậy cho các môn đệ kinh nguyện này, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta dành ưu tiên cho Thiên chúa.

 

Sự Tin cậy.

“Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (Mt 6:11). Hãy nhớ cách Chúa Giêsu thường đến với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện như thế nào? Ngài sống mỗi ngày với thái độ khiêm nhường và tin cậy nơi Cha Ngài, bây giờ Ngài dậy chúng ta mang những nhu cầu của chúng ta, lớn cũng như nhỏ đến với Chúa Cha. Nhưng thay vì chỉ trông đợi vào việc tìm kiếm sự tin cậy ở nơi chúng ta, Ngài ban chính Thịt và Máu của Ngài cho chúng ta làm của ăn hàng ngày. Chúng ta có thể chắc chắn rằng Đấng đã ban chính Mình cho chúng ta trong phép Thánh Thể cũng sẽ nâng đỡ chúng ta bằng ân sủng của Ngài trong suốt cả ngày.

 

Sự Hối cải và Lòng Thương xót

“Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6: 12) Chúa Giêsu không phải là người xa lạ với sự yếu đuối của con người. Ngài không bao giờ phạm tội nhưng Ngài cũng bị cám dỗ giống như chúng ta. Ngài biết chúng ta thường xuyên rơi vào tội lỗi và cần được tha thứ. Ngài cũng biết rằng Ngài sẽ hiến dâng cuộc sống của Ngài cho việc hòa giải giữa chúng ta với Thiên Chúa. Vì vậy Ngài đã dậy chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho lòng thương xót này mà cũng vì lòng thương xót này Ngài đã phải trả giá rất đắt. Nhưng Ngài cũng dậy chúng ta tha thứ cho bất cứ ai gây tổn thương cho chúng ta cũng giống như Chúa Cha đã tha thứ cho chúng ta.

 

Tín Thác.

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6; 13). Khi Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc, Ngài tin tưởng vào Thiên Chúa và lời của Thiên Chúa để bảo vệ mình (Mt 4: 1-11). Chúng ta cũng cần phải tin tưởng vào Thiên Chúa để được bảo vệ khỏi sự dữ. Mỗi ngày cho dù phải đối diện với bão tố hay nguy hiểm, chúng ta có thể kêu lên “Lạy Chúa xin cứu con” giống như Phêrô đã làm khi sóng gió làm cho ông hoảng sợ (Mt 14: 30). Chúa Giêsu thúc giục chúng ta phải dựa vào Cha Ngài như là lá chắn và để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta bất cứ khi nào chúng ta phải đối diện với những cám dỗ của thế gian, xác thịt và ma quỉ.

 

Dựa vào trái tim Chúa Giêsu.

Cũng giống như tập luyện để chơi một nhạc cụ, học cầu nguyện cũng không thể học một cách máy móc. Cầu nguyện không chỉ là những gì chúng ta nói hoặc những gì chúng ta làm. Đó là ý hướng của trái tim. Mỗi một khi chúng ta đến với Chúa Giêsu là chúng ta nương tựa vào trái tim của Ngài một ít và làm cho mối liên hệ của chúng ta với Ngài và với Cha Ngài sâu đậm hơn. Chúng ta học cách làm thế nào để đến với Thiên Chúa bằng những thái độ của Chúa Giêsu. Và khi chúng ta học được ý hướng này thì bất cứ hình thức cầu nguyện nào cũng có thể trở thành cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Thiên Chúa.

 

Lời cầu nguyện của chúng ta trước Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể có thể trở thành một sự tuôn đổ tình yêu. Việc chúng ta quì gối trước tượng Chịu Nạn có thể trở thành sự ăn năn chân thành về tội lỗi, làm cho chúng ta được tha thứ nhiều hơn. Và những lời nguyện chúng ta đọc trong Thánh lễ có thể trở thành của lễ tình yêu dâng lên Chúa Cha. Trong tất cả những cách thức này và nhiều hơn nữa chúng ta có thể dám cầu nguyện theo cách của Chúa Giêsu, Người Thầy đã dậy chúng ta./.

 

7.         KINH THÁNH GIUSE *cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng

Kính chào Đấng Gìn giữ Đấng Cứu Thế,
Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Chúa đã trao Con Một của Chúa cho ngài;
Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài;
Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.

Lạy Thánh Giuse diễm phúc,
xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.
Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm,
và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

 

8.        HÁT MỘT BÀI VỀ THÁNH GIUSE

9.        KINH CÁM ƠN

10.   KINH TRÔNG CẬY

 

 

Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang, Bảo Lộc


Giờ Thánh & Cầu Nguyện Chung