BÀI 5 :

THÁNH THỂ,
MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA ĐỨC GIÊSU

 

I.             Khai mẠc :

§     Đặt Mình Thánh Chúa.

§     Hát thờ lạy Thánh Thể

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện giữa cộng đoàn chúng con đây. Chúa yêu thương tất cả và muốn đồng hành với từng người chúng con trong cuộc sống. Chúng con xin dâng lên lời ca tụng, ngợi khen và tri ân, vì Chúa đã quá yêu thương nên đã mặc khải, tỏ bày tất cả cho chúng con được biết về Thiên Chúa. Xin Chúa hãy ở lại với chúng con, soi sáng và sưởi ấm tâm hồn chúng con, để chúng con có thể nhận biết và cảm nếm tình yêu Chúa dành cho chúng con lớn lao là dường nào. Đặc biệt trong Năm Thánh Thể này, xin cho chúng con ý thức và khám phá nhiều hơn về tình yêu của Chúa, hầu mỗi người cũng như tất cả chúng con có thể biết Chúa, yêu mến, gắn bó và bước theo Chúa trọn cuộc hành trình dương thế của chúng con.

II.          LỜi Chúa và suy niỆm :

§     Phúc Âm : Ga 16,16-20.

§     Suy niệm :

Giáo Hội Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời sẽ tuyên xưng và sống mầu nhiệm đức tin. Thánh Thể chính là mầu nhiệm đức tin mà Giáo Hội vẫn cử hành để dâng hy tế của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha, một Hy tế mới, hy tế được ký kết bằng chính Máu Chúa Kitô. Hy tế đó đem lại sự nhận biết, lòng mến yêu Thiên Chúa cũng như ơn tha tội và ơn cứu độ cho hết mọi người.

Cử hành mầu nhiệm Thánh Thể là cử hành trong đó, toàn thể nhân loại, và từng cá nhân thông dự vào Hy Tế Thập Giá, vào mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm tái tạo mối hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại trong Thánh Thần.

Trong bầu khí đạo đức thánh thiện này và trước Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy để tâm hồn lắng đọng, để tình yêu Chúa Kitô khỏa lấp cõi lòng và rồi chúng ta cùng nhìn lại việc cử hành Thánh Thể dưới khía cạnh là cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm chóp đỉnh, và là trọng tâm của lịch sử ơn cứu độ, mầu nhiệm loan truyền việc Chúa chịu chết, tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến.

Chúa Kitô đã đến trong thế gian và Ngài đã vượt qua “thế gian” mà về cùng Cha, đồng thời đến với mọi con người qua mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh, để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, trong tình yêu của Thần Khí tác sinh. Tuy mắt phàm trần không trông thấy, nhưng ai tin sẽ nhận ra tình yêu vô giới hạn đó của Người.

Chúa Kitô Phục Sinh đích thực là Đấng đã vượt qua “thế gian” nhưng đồng thời ở cùng chúng ta luôn mãi, trong thế giới này. Muôn đời và mãi mãi Ngài là Emmanuel đang đến và đang hiện diện giữa loài người. Nhờ đó mà mỗi người chúng ta sung sướng được đón Chúa mỗi ngày, được nhận ra, gặp gỡ, chiêm ngắm, thờ lạy Ngài, để rồi cùng tiến bước với Ngài trên mọi nẻo đường trần thế.

Thật vậy, gặp gỡ Chúa là để yêu mến, kết hiệp với Chúa và cùng Chúa đi đến với anh em, trên hành trình về cùng Thiên Chúa là Cha, là đích điểm, hạnh phúc, và là gia nghiệp của tất cả chúng ta.

Nên một với Chúa trong Bí tích Thánh Thể sẽ giúp chúng ta sống mỗi lúc một sau xa hơn mầu nhiệm Vượt Qua trong chính đời sống chúng ta, nghĩa là biết ra khỏi mình, ra khỏi cái “tôi” ích kỷ, và tham vọng, cái “tôi” khép kín và muốn vơ vét tất cả về mình, để biết sống cho Chúa và cho anh em, để “tôi” không còn là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi, luôn rộng mở tâm hồn và sẵn sàng trở nên hiến lễ tình yêu, theo lời mời gọi tha thiết của Đức Kitô : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến anh em”.

III.      CẦu nguyỆn :

§     Cầu nguyện riêng.

§     Cầu nguyện chung hoặc đọc kinh.

IV.     Phép lành Mình Thánh Chúa.

§     Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.

§     Hát : Đây nhiệm tích.

§     Lời nguyện .

§     Phép lành Mình Thánh Chúa.

V.        BẾ mẠc.

§     Hát kết thúc.

 


Trở về trang Mục Lục