Gợi Ý Làm Giờ Chầu Thánh Thể Cho Người Di Dân.

Ts Giuse Vũ Văn Dũng

I. Dẫn Nhập:

Trong Sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày di dân và tị nạn 24-9-2013: Người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn” ngày lễ đã được cử hành vào ngày 19 tháng 01 năm 2014. Đức Thánh Cha viết : “Về phương diện Kitô, cả trong việc di cư, cũng như trong các thực tại khác của con người, người ta thấy có sự căng thẳng giữa một bên là vẻ đẹp của công trình sáng tạo, mang dấu vết của ơn thánh và công trình cứu chuộc, và bên kia là mầu nhiệm tội lỗi.”[1] Ở Việt Nam Giáo Hội Công Giáo cũng theo tinh thần của sứ điệp đã luôn quan tâm tới các hoạt động của anh chị em di dân đang sống và làm việc tại các khu công nghiệp, như : anh chị em di dân của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Giáo xứ Phaolo, Xuân Hiệp, Khiết Tâm, Tam Hải, Bình Thuận, sinh viên của Don Bosco, Đức Bà, Thái Bình, Gia Lai, … Ngoài việc nâng đỡ anh chị em di dân về đời sống hàng ngày qua Thánh Lễ. Quí cha xứ, cách riêng quí cha đặc trách về di dân cũng luôn hướng anh chị em di dân tới đời sống đức tin qua việc học hỏi giáo lý, đọc kinh các phòng trọ đặc biệt hơn nữa hàng tháng có những giờ chầu Cung Nghinh Thánh Thể đặc biệt dành riêng cho anh chị em di dân, để làm sao mỗi người cảm nghiệm được ân tình của Chúa, lấy Chúa Giê-su Thánh Thể là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người, khi ở xa nhà, xa quê hương, sống nơi đất khách quê người muôn phần thiếu thốn. Vậy giờ chầu có ý nghĩa như thế nào? Cần giúp gì cho anh chị em khi  tham dự giờ chầu cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Giê su Thánh Thể ? Sau đây là một vài gợi ý cần làm ?

II. Nội Dung

Chầu Thánh Thể, một việc làm đạo đức mà mọi người có thể làm ở bất cứ ở nơi đâu. Mọi người có thể chiêm niệm Chúa Giê-su trong “nhà tạm tâm hồn ta”. Thánh Phanxico thường nói: “Khi tôi không dự lễ được, tôi tồn thờ Mình Thánh Chúa Ki-tô qua tâm nguyện và tôi thờ lạy Người như khi chiêm Người trong Thánh Lễ.

Trong thư nhan đề “Mầu Nhiệm và tôn thờ Thánh Thể” được ban hành vào thứ năm Tuần Thánh năm 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng viết: “Tôn thờ Chúa Ki-tô trong Bí Tích Tình Yêu phải được biểu lộ qua những hình thức súng kính Thánh Thể khác nhau như: Cầu nguyện riêng trước Thánh Thể, Giờ Thánh, Đặt Mình Thánh chầu trong khoảng thời gian dài hay ngắn, hoặc suốt năm… Chúa Giê-su luôn chờ đợi ta nơi Bí Tích Tình Yêu. Hãy dành thời gian đến gặp gỡ Người qua việc tôn thờ và chiêm niệm trong niềm tin”[2]. Việc giúp cho anh chị em di dân hiểu và tham giờ chầu một cách sốt sắng, cũng cần những giờ học hỏi về Bí Tích Thánh Thể, những gợi ý cũng như việc làm thiết thực khi tham dự giờ chầu.

1. Từ ngữ:[3]

Trong tiếng Hán-Việt, tiếng “chầu” có thể dùng như danh từ hay động từ. Dùng như danh từ, “chầu” ám chỉ một khoảng thời gian (một “buổi”, một “phiên”, một “hồi”), tựa như một chầu hát, một chầu xinê, và đôi khi còn là bữa ăn (thí dụ: đãi một chầu bia). Dùng như động từ, chầu được dùng cách trịnh trọng trong ngôn ngữ cung đình, để ám chỉ cuộc viếng thăm của người dưới đối với người trên (chẳng hạn như: đi chầu vua).

Lịch sử về chầu Thánh Thể: “chầu Mình Thánh Chúa” thì chúng ta hiểu theo nghĩa này, tức là một cuộc viếng thăm với lòng cung kính. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu rõ ý nghĩa hơn, chúng ta cần phải trở về với lịch sử, bắt nguồn từ tiếng Pháp, “salut du Saint Sacrement”, mà ta có thể dịch nôm na là “chào Mình Thánh Chúa”.

2. Nguồn gốc của việc Chầu Thánh Thể:[4]

Vào thời Trung cổ, lòng sùng kính của các tín hữu đối với Đức Mẹ được biểu lộ qua việc đến tham gia kinh nguyện với các tu sĩ để hát kinh Salve Regina (Kính Chào Nữ Vương). Đồng thời cũng có một phong trào thích nhìn ngắm Mình Thánh Chúa sau khi linh mục đọc lời truyền phép. Các nhà thờ giật chuông vào lúc linh mục nâng cao Mình Thánh và Máu Thánh. Các tín hữu tuốn đến nhà thờ để thờ lạy Mình Thánh Chúa. Trong bối cảnh ấy mà nhiều thánh thi được sáng tác, bắt đầu bằng các lời chào Ave salus mundi, Ave verum Corpus (Kính chào ơn cứu độ thế gian, Kính chào Thánh Thể sinh bởi lòng Đức Trinh nữ Maria). Tuy nhiên, xét vì không thể nào kéo dài lâu việc dâng cao Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ được, cho nên người ta mới tổ chức những buổi cầu nguyện khác, mà mục đích là để ngắm nhìn và thờ lạy Mình Thánh Chúa. Những cuộc chào kính Mình Thánh Chúa được bành trướng cách riêng sau khi thiết lập Lễ kính Mình Thánh Chúa, với nhiều thánh thi và thánh ca do thánh Tôma Aquinô đã soạn, tựa như “Lauda Sion Salvatorem” “Pange lingua gloriosi” “Adoro te”.

3. Bí tích Thánh Thể hoàn tất công cuộc khai tâm Kitô giáo.[5]

- Thánh Tẩy: Được tham dự vào hàng tư tế vương giả – Nước Thiên Chúa – Khởi điểm của hành trình gia nhập vào Giáo Hội – Ngụp lặn vào trong sự chết với Đức Kitô – Cùng mai táng (Rm 6:3) – Cùng đóng đinh (Rm 6:6) – Cùng tháp nhập vào (Rm 6:5) – Cùng sống lại với Người (Rm 6:8).

- Thêm Sức: Được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô sâu xa hơn – Chứng nhân giữa đời thường – Chúa Thánh Thần giúp tăng truởng trong Đức Kitô – Ban tặng bảy ơn của Người.

- Thánh Thể: Được kết hiệp với Đức Kitô và cùng với toàn thể cộng đoàn tham dự vào Hy Tế của Người - Trở thành những chi thể của Đức kitô - Thân Mình Giáo Hội - Thân Mình Đức Kitô bằng việc tham dự vào Thân Mình Thánh Thể của Người – Như một của lễ dâng hiến trong Hy Lễ Thánh Thể - Chóp đỉnh của hành trình đức tin.

4. Bí Tích Thánh Thể và các Danh Hiệu Truyền Thống[6]

Mầu nhiệm Thánh Thể vô cùng phong phú – Mỗi danh hiệu chỉ gợi lên một số khía cạnh - “Trong Bữa Tiệc sau hết, vào đêm bị trao nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để uỷ thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai” (Sacrosanctum Concilium, #47) - “O sacramentum pietatis, O signum unitatis, O vinculum caritatis” (cf. Ga 6:13).

- Lời Cảm Tạ - Lễ Tạ Ơn (Eucharistia)

- Bữa Ăn Tối của Chúa (Cena Domini)

- Lễ Bẻ Bánh (Fractio Panis)

- Họp Cộng Đoàn – Đồng Bàn (Synaxis)

- Cuộc Tưởng Niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua (Anamnesis)

- Hy Tế (Sacrificium)

- Phụng Vụ Thánh (Sacra Liturgia)

- Hiệp Thông (Communio- Koinonia)

- Nhiệm Tích Cực Thánh (Sanctissimum Sacramentum)

- Thánh Lễ (Sancta Missa)

- Bí Tích Tình Yêu (Sacramentum Caritatis)

- Bí Tích Cứu Độ (Sacramentum Redemptionis)

 

5. Gợi ý cần làm trong giờ Chầu Thánh Thể.

Ngày nay có nhiều cách làm giờ chầu: cầu nguyện Taize trước Thánh Thể, hát thánh ca cầu nguyện trước Thánh Thể, Đền tạ trước Thánh Thể, Chiêm niệm trước Thánh Thể… Cách nào cũng tốt, cũng hướng dẫn cho mọi người tham dự kết hiệp được với Chúa Giê-su Thánh Thể. Ở đây con chỉ xin đưa ra một gợi ý nhỏ trong giờ Chầu  mà con đã có dịp làm trong một năm đi sứ vụ. Cùng làm, cùng đồng hành với anh chị em di dân tại Giáo xứ Khiết Tâm.

* Phần I : Chọn chủ đề :

1. Hát bài hát về thánh Thể :

- Chọn những bài hát ca ngợi Thánh Thể. (Không chọn bài hát về Đức Mẹ, Nhập lễ, các thánh…)

2. Tâm tình đầu :

- Gợi những tâm tình theo chủ đề:

- Thinh lặng 3-5 phút. Mỗi người tâm sự với Chúa.

3. Hát :

- Chọn bài hát tâm tình hoặc một câu hát đi hát lại từ to cho đến nhỏ dần và ngược lại

- Có thể thêm dâng hương nến, hoa trước Thánh Thể.

4. Chọn một đoạn Thánh Vịnh Tung Hô Chúa. (Đọc hai bè A, B)

- Đọc vừa phải tâm tình hoặc hát nhỏ vừa nghe.

5. Đọc một đoạn lời Chúa.

- Không cần phải chia sẻ thành một bài.

- Nếu có chia sẻ thì là chia sẻ tâm tình.

- Không phải lời Chúa dạy chúng ta hay chúng ta phải làm thế này thế kia…

- Trong phần này có thể kết hợp dâng hương, đốt nến, mời đại diện lên hát một điệp khúc, một lời nguyện thật sốt sáng trước Thánh Thể.

Lưu ý: trong bài chia sẻ Lời Chúa không nên đưa ra nhiều lời khuyên răn, dạy dỗ …

6. Chọn bài hát có tâm tình giống với ý nghĩa bài chia sẻ. (chọn một người có giọng hát hay solo hay ca đoàn có tập dượt trước.)

7. Dâng lời nguyện qua Lời Chúa.

8. Thinh lặng môt chút

9. Hát: Đây Nhiệm Tích.

10. Cha Chủ sự Cất Mình Thánh.

* Phần II : Trong Giờ Chầu Cần Có …

- Tạo bầu khí thánh thiện trong nhà nguyện hay nơi đặt mình thánh thật trang nghiêm.

- Chuẩn bị đèn, điện, ánh sáng sao cho phù hợp tạo cảm giác thoải mái cho mọi người.

- Chuẩn bị những bản nhạc tâm tình. Dẫn mọi người vào tâm tình Chầu Chúa.

- Chuẩn bị đèn, điện, ánh sáng sao cho phù hợp tạo cảm giác thoải mái cho mọi người.

Đối với mỗi cá nhân :

- Trước khi bước vào nhà nguyện hãy bỏ lại sau lưng tất cả mọi ưu tư….

- Đi từng bước chậm rãi

- Theo dõi từng bước chân

- Chân trái bước biết chân trái bước

- Ngắm nhìn cảnh vật xung quanh

- Lắng nghe âm thanh cuộc sống

 - Cảm nhận lòng bàn chân chạm vào mặt đất

- Đi ngay ngắn, chỉnh tề và buông thư

- Biết rõ những sự việc đang xảy ra.

- Tôn Thờ : Dồn hết tâm trí của mình để kết hợp với Chúa nơi BTTT.

Quì, đứng, ngồi cần lưu ý mỗi cử hành động trong giờ chầu.

Có những giây phút thinh lặng để tâm sự với Chúa. Đây cũng là lúc mỗi chúng ta ý thức mình bất toàn và yếu đuối của mình.

- Phương pháp kết hiệp với Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể.

 


III. Phần kết:

Tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là một đặc sủng Chúa Thánh Thần dành cho Giáo Hội Công Giáo, cho những ai có lòng yêu mến, cách riêng cho anh chị em di dân. Lòng sùng kính này trở thành nguồn năng lực thiêng liêng phong phú cho Giáo Hội và đem lại cho giáo Hội biết bao hiệu quả tốt đẹp. Chầu Thánh Thể là một khả năng, hay một ơn giúp cho tâm hồn người tín hữu cách riêng cho anh chị em di dân kết hợp với Chúa Giê-su hiện diện trong Thánh Thể, và nhờ người mà tâm hồn tín hữu hướng lên Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Tất cả những động tác đó đòi hỏi sự tự giác, và lòng yêu mến bên trong cũng như bên ngoài của anh chị em di dân cũng như mọi tín hữu. Như thế, trước Nhà Tạm (trước Hào Quang Thánh Thể) anh chị em di dân được trở nên những thành phần của ca đoàn Thiên Quốc, chỉ khác một điều là các Thần Thánh trên trời thì đang được chiêm ngưỡng Chúa hiện diện đối diện trong diệu kiến, còn anh chị em di dân thì được chiêm ngưỡng Người trong niềm tin. Vì thế giờ Chầu dành riêng cho anh chị em di dân rất cần thiết và cần liên tục. Để lòng yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể luôn thắp lửa trong lòng, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Trang Nghi Thc Áp Dng Trong Nhiu Hoàn cnh



[2] Nguyễn Phúc Thuần, Chiêm Niệm Thánh Thể,  Houston, 2012, tr. 15.

[3] Phan Tấn Thành, Hiểu Để Sống Đức Tin, Học Viện Đa Minh, 2009, tr. 56.

[4] Ibid., tr. 57.

[5] Vũ Chí Hỷ, Thánh Thể, Học Viện Đa Minh, 2012, tr. 13-14.

[6] Ibid., tr. 16-20.