PHỤ LỤC

LINH ĐẠO & TRẦM CẢM

 

Trong phần Dẫn Nhập cuốn sách nầy, tôi đã nêu lên hai khóa học, một vào Mùa Thu năm 2005 và một khóa khác  vào Mùa Xuân 2006, được đặt tên là “ Phát Triển Một Đời Sống Có Mục Đích và Không Bị Trầm Cảm” (Developing A Purpose Driven and Stress Free Life”).

   Các Nhóm ( lần đầu là 40 và lần sau là 100) gặp gỡ nhau sáu lần,mỗi tuần một lần 90 phút để đọc Kinh Thánh, suy tư và cầu nguyện, chia sẻ theo nhóm và những suy tư mở rộng của tôi về cuốn Sống Theo Đúng Mục Đích ( tựa đề được LM Minh Anh dịch từ The Purpose Driven Life của mục sư Rick Warren. BTGH] và cuốn sách nhỏ bé của tôi, Slow Down (Giảm tốc). Những đánh giá được viết gửi sau mỗi khóa là rất tích cực.

   Phần quan trọng của cuốn sách nầy, Một Cái Nhìn Công Giáo Xuyên Suốt về tác phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích ( A Catholic Perspective on The  Purpose Driven Life), chứa đựng một bản rà soát và triển khai những điểm dị biệt và những điều cần làm sáng tỏ, cùng với các bình luận những chỗ tán thành và cần làm cho thêm phong phú  được trình bày trong những khóa học ấy.

   Cùng lúc đó, tôi đã đưa ra những gợi ý để làm cho đời sống thoát khỏi trầm cảm. Chúng được dựa trên cuốn Giảm Tốc, một tài liệu gồm những suy niệm được chỉ định giúp hoàn thành mục tiêu ấy.

   Hơn bốn năm rồi, tôi bắt đầu cho phát thanh những chương trình có tính gây cảm hứng dài 60 giây trên một trạm phát thanh địa phương có tên là Kênh Trong Sáng (Clear Channel). Để chuẩn bị, tôi gặp các nhà tiếp thị và sản xuất chương trình để thảo luận về những thông điệp ngắn gọn đề ra nầy. Họ khuyên nên dùng một cách tiếp cận tinh thần và đạo đức, không mang tính giáo phái phi giáo và có tính đại kết, tập trung chú ý vào những gì mà những người nầy xét là thách thức lớn nhất trong thế giới ngày nay – đối phó với trầm cảm.

 Những chương trình ngắn nầy vì thế được đặt tên là “Những Gợi Ý Tinh Thần Để Xóa Bỏ Trầm Cảm cho Ngày Sống của Bạn” (Spiritual Suggestions to De-Stress Your Day). Điệp khúc được lập đi lập lại ở cuối mỗi thông điệp là “Bạn có thể đã thử tất cả mọi sự khác,vậy tại sao lại không thử Chúa?”

  Cuối cùng Nhà Xuất Bản Ave Maria nhìn thấy ở các chương trình phát đó tiềm năng cho một cuốn sách nhỏ gây được lòng mến mộ và linh hứng. Giảm Tốc (Slow Down) gồm 100 trong số các chương trình phát ấy cộng với một gợi ý tâm hồn và một câu Kinh Thánh cho mỗi suy niệm 5 phút hằng ngày. Một sưu tập gồm 100 chương trình phát sóng khác với một khổ sách  tương tự,tuy khác hơn một chút, vừa được Nhà Xuất Bản Ave Maria phát hành trong cuốn : Hãy để năm Phút : 100 bài suy niệm để xóa bỏ trầm cảm cho những ngày sống của bạn

  Như tôi đã kể ra, các gợi ý ở những khóa học đó và được tả lại trên đây, đều vượt quá khổ cuốn Giảm Tốc.  Với một cái gật đầu cho Stephen R.Convey và cuốn sách rất thành công của ông: Bảy Thói Quen của Những Người Rất Ảnh Hưởng , tôi đã sắp xếp bố trí thành cuốn “Bảy Gợi Ý Tinh Thần để xoá trầm cảm cho những ngày sống của bạn”.

 

 

 

GỢI Ý # 1

HÃY YÊN LẶNG

 

Trung tâm Tĩnh Tâm và Hội Nghị Columban ở Derby, phía nam Buffalo và trên bở Hồ Eric, có một loạt những biểu ngữ treo bên cạnh con đường nhỏ dẫn váo toà nhà chính. Những lời chào mừng khách đến khi họ vào bên trong tổ hợp nầy kết hợp với câu từ một Thánh Vịnh :”Hãy yên lặng và hãy biết rằng Ta là Thiên Chúa”. [Tv 46,10.BTGH]

  Những ngừơi dự tĩnh tâm đến đây để mong có được một buổi chiều,một ngày,một ngày cuối tuần hoặc trọn một tuần sống yên tĩnh, đọc sách, cầu nguyện và suy tư.

  Khi họ rời trung tâm, mặt bên kia của những biểu ngữ nầy là những lời tử giã với câu chúc lành nầy :  ” Xin Thiên Chúa ở cùng Bạn bất cứ nơi nào bạn đi”.

    Bước chủ yếu trong việc loại bỏ trầm cảm cho cuộc sống bận rộn của một người, là dùng năm phút mỗi ngày, đúng năm phút thôi, để giữ yên lặng và nghỉ ngơi trong Thiên Chúa.

   Chúa Giêsu đã làm điều nầy. Các môn đệ trung thành qua các thế kỷ cũng đã làm như vậy. Một nghiên cứu y học đương thời xác nhận gía trị của những suy tư hoặc suy niệm như thế trong việc hạn chế tối đa các triệu chứng trầm cảm.

  Phúc Âm theo Thánh Luca  chứng minh cho thấy Chúa Kitô là một con người của hành động và của cầu nguyện, một con người thường hay chữa bệnh, nhưng đều đặn rút vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện ra sao.

  Chẳng hạn, Người chữa lành cho một bệnh nhân phong cùi và cả đám đông đến xin chữa lành bệnh tật, khi nghe tin về vụ chữa lành bệnh phong hủi nầy. Nhưng rồi đoạn Phúc Âm nầy lại kết thúc với câu :”Nhưng Người lui vào nơi hoiang vắng mà cầu nguyện” (Lc 5,12 -16). Trong chương kế tiếp, khởi đầu một cách khá kỳ lạ với cũng câu có đánh số tương tự, Thánh Luca viết “Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12). Sau cuộc cầu nguyện lâu giờ nầy, Chúa Giêsu đi xuống núi, chọn Nhóm Mười Hai [tông đồ], tiếp tục đi xuống và chữa lành cho tất cả những người vây quanh Người (Lc 6,12 – 19).

    Với mười hai tông đồ của Người trở về lòng đầy hớn hở với những thành công của riêng họ khi đi rao giảng và chữa lành bệnh tật nhân Danh Người, Chúa Giêsu trả lời :” Chính cac con hãy lánh riêng  đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 30 – 32).

  Thánh Phanxicô Atxidi thường xuyên rút lui một tháng khỏi công việc rao giảng và giảng dạy bận rộn , để đi vào nơi cô tịch để cầu nguyện và nối kếtt lại với Thiên Chúa.

  Chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta luôn yêu cầu các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ khởi đầu và kết thuc ngày làm việc với những kẻ nghèo khó nhất trong những người nghèo,bằng việc dành một giờ cầu nguyện suy niệm vào buổi sang và ban tối.

   Tác giả và là người giảng thuyết về linh đạo được nhiều người biết tiếng, Cố linh mục Henri Nouwen, tin và dạy rằng trừ khi các bạn có thời giờ bỏ ra mỗi ngày cho Thiên Chúa và chỉ cho một mình Thiên Chúa, thì không thể  biến đổi đời sống bận rộn lo toan của các  bạn thành một nhận thức không thay đổi về Sự Hiện Diện của Thiên Chúa giữa các bạn.

  Một nghiên cứu y học do bác sĩ khoa tim Đại học Havard, Herbert Benson, chỉ cho thấy rằng những người thực hành một hình thức suy tư thiêng liêng nào đó một hoặc hai lần mỗi ngày, giảm thiểu đáng kể những dấu hiệu trầm cảm (nhịp tim,huyết áp, những điều liên quan giấc ngủ).

  Giảm TốcHãy Dùng Năm Phút cung cấp một trợ giúp nào đó cho việc giữ yên tĩnh ít phút mỗi ngày và nghiệm được làm sao bước đơn sơ ấy lại có thể giúp xóa bỏ trầm cảm cho đời sống một người. Sau đây là đoạn đọc cho Ngày 26 ( Hãy Dùng Năm Phút, NXB Ave Maria).

 

TĨNH (giữ yên tĩnh)

Trên chuyến tàu lửa Amtrak đi Toronto, chúng tôi  vượt qua ở cao trên một con suối hoặc kênh đào khá lớn. Nhìn xuống phía dưới từ các cửa sổ toa xe, tôi thấy nhiều người ngồi trên một vùng cỏ xanh được giữ gìn cẩn thận gần dòng nước. Họ thực sự không làm bất cứ gì. Họ không ăn uống quanh một cái bàn dùng khi đi dã ngoại, chơi cờ hoặc coi sóc một nhóm trẻ em. Họ chỉ ngồi đó, áng chừng đang kinh ngạc trước ngày trời trong xanh đẹp đẽ hôm nay, thưởng thức sự thanh thản mà dòng nước trôi có thể mang đến cho tâm hồn chúng ta và cảm kích việc được ở bên nhau.

   Trong xã hội và văn hoá của chúng ta, chỉ là,chỉ ngồi và say mê vẻ đẹp cuộc sống và những mối quan hệ, thật chẵng dễ dàng gì. Có sự ép mạnh mẽ mà tất cả chúng ta dừơng như đều có cho hành động đơn thuần, làm một điều gì đó. Nhưng Kinh Thánh dạy :” Hãy yên lặng và hãy biết rằng Ta là Thiên Chúa”. [Tv 46,10.BTGH]. Đám người ngồi bên bờ suối nầy dường như – ít ra là dưới con mắt hy vọng của tôi – đang đi theo sự chỉ dẫn nầy của Thiên Chúa.

Gợi ý thiêng liêng:

    Có những lúc sẽ có ích khi giữ yên tĩnh một ít lâu và cưỡng lại nhu cầu làm một điều gì đó mà nhìn bề ngoài có vẻ như là sinh lợi.

Tư tưởng Kinh Thánh :

“Còn Đức Maria thì giữ trong lòng tất cả những đềiu nầy và suy đi nghĩ lại trong lòng” [Lc  2,19]

Câu chuyện Kinh Thánh :

    Các mục đồng viếng thăm Đức Maria và Hài Nhi trong Phúc Âm Luca 2,15 – 20

 

 

 

GỢI Ý # 2

RÈN LUYỆN ĐỀU ĐẶN

 

Các nghiên cứu được lập đi lập lại nhấn mạnh rằng một sự rèn luyện đều đặn nào đó sẽ mang lại  rất nhiều lợi ích. Chúng ta cảm thấy khá hơn, ngủ ngon hơn, suy nghĩ mạch lạc hơn. Chúng ta có thể thả lỏng những căng thẳng, tìm lại được ngon miệng, giảm thiểu mỡ vòng eo. Chúng ta được bác sĩ gật đầu tán thành,hài lòng với kỹ luật tự giác cần phải có, hưởng hạnh phúc phát xuất từ các nội tiết tố tiết ra.

  Tóm lại, chúng ta khoẻ mạnh hơn về mặt thể lý,về mặt tinh thần và về mặt cảm xúc. Hơn thế nữa, rèn luyện còn giúp chúng ta về mặt thiêng liêng bởi vì  dường như chúng ta cầu nguyện công hiệu hơn, ý thức chăm sóc tốt hơn thân thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.

 Những năm khi còn ở tuồi niên thiếu, tôi sống gần một nguồn nước đẹp đẽ có nước vào mùa xuân, một trong nhiều Hồ Ngón Tay (Finger Lakes) ở bang New York và ở đó tôi phát huy sở thích  bơi lội to lớn. Khi đã là học sinh trường trung học ở Notre Dame, tôi học chơi và thích thú với môn thể thao bóng ném quyến rũ. Hơn ba thập niên trước, tôi làm quen với phi ngựa nước kiệu, cuối cùng là chạy marathon ở Ottawa khi đã ở tuổi năm mươi.

   Sau khi hoàn tất mỹ mãn cuộc chạy marathon 26 dặm, tôi đi đến hai kết luận : Thứ nhất, không bao giờ chạy maraton nữa! Thứ hai, mỗi tuần năm ngày bỏ ra một tiếng đồng hồ rèn luyện là một mục tiêu đáng ao ước với tôi.Tôi ít khi hoàn thành trọn vẹn lý tưởng đề ra ấy, nhưng tôi xác tín về giá trị của nó.

    Thường thường khi cảm thấy mệt mỏi về tâm trí và cảm xúc, chỉ cần bơi một lúc lâu, chơi một ít ván bóng ném hoặc chạy một vài dặm là thấy mình trẻ trung phấn chấn lại ngay.

   Đó là tất cả những hoạt động đúng ra là giúp cho thân thểcường tráng,sản xuất nhiều nội tiết, ngay cả khi tôi bây giờ tôi làm ít mạnh mẽ hơn ở tuổi 76. Với nhiều người, có lẽ là đa số, việc họ rèn luyện đều đặn  có thể ít tích cực hơn một chút, như là chạy trên  máy tập chạy đa năng hoặc đạp xe đạp một chỗ, đi bộ trong một tổ hợp của hàng hoặc chơi một chầu golf, thực hành ngồi thiền hoặc bơi mươi lăm vòng tại một bể bơi lớn.

    Dù loại hoạt động nầy không thật sự đúng kiểu, thì sự thật là rèn luyện một loại thể thao nào đó nhiều lần mỗi tuần trên một căn bản kiên trì và phù hợp cũng sẽ giúp chúng ta hạn chế và giảm thiểu trầm cảm.

 

 

 

 

GỢI Ý # 3

THƯỜNG MỈM CƯỜI và THƯỜNG XUYÊN CƯỜI TO TIẾNG

 

Larry Brennan và ba y tá nam mở một tiệm cắt tóc bộ tứ và thường thường có một cuộc trình diễn kéo dài một tiếng đồng hồ về “Khoẻ Mạnh Hơn Nhờ Hài Hước và Hài Hoà”. Bốn người bọn họ tin vào chân lý nầy và chứng minh điều nầy bằng những dữ liệu y học. Những nụ cười và tiếng cười to, giống như việc rèn luyện chúng ta vừa mô tả, tiết ra những nội tiết tố và cho chúng ta, dù chỉ trong chốc lát, một cảm giác khoẻ mạnh.

   Nhiều lần tôi chứng kiến Larry và bộ tứ của anh ta biễu diễn, hai lần trước một nhóm ủng hộ gồm những người hoăc những gia đình đang chiến đấu với bệnh ung thư. Mỗi dịp như thế, kết quả đều giống nhau. Người ta mỉm cười và cười to tiếng và thấy dễ chịu hơn khi bỏi đi, và thấy tinh thần được nâng cao.

   Kinh nghiệm của tôi với những anh bạn y tá nầy cho tôi một cách giải thích về mặt y khoa, lý thuyết và thể lý về một điều mà  tôi đã cảm nhận nhiều thập kỷ qua. Một cử toạ, được quy tụ để dự một lớp thuyết giảng, một nhóm trình diễn lớn hoặc một bài giảng/giảng lễ trong nhà thờ, tác động trở lại tốt hơn và tích cực hơn, nếu thỉnh thoảng được chen vào một vài mẫu nhận xét  hài hước.

  Tương tự như thế, tôi khám phá ra rằng một nụ cười có thể nâng bản thân tôi hoặc tha nhân ra khỏi một tâm trạng ủ ê nghiêm nghị. Cả khi gặp một người lạ không thảnh thơi trên đường phố, trong toà nhà văn phòng hoặc ở tổ hợp buôn bán và mỉm cười với họ, thỉnh thoảng có thể làm phát sinh nụ cười đáp trả.

  Chúng ta có thể cố gắng một chút để vượt thắng sự lo lăng của mình và mỉm cười với một người khác. Và chính khi làm điều nầy, dù không có được một phản ưng tích cực, thì cũng làm chúng ta phấn chân rạng rỡ.

  Larry Brennan và đội quân của anh ta mang lại cho gợi ý # 3 nầy về nụ cười và tiếng cười to một nền tảng khoa học đáng tin cậy

 

 

 

 

GỢI Ý # 4

TẬP XẢ THÂN QUÊN MÌNH

 

Trong phần thứ nhất cuốn sách nầy, chúng tôi đã trích dẫn những lời nói của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II rằng tâm hồn con người không hài lòng thoả mãnh cho tới khi nó xả thân quên mình. 

   Chính khi bắt buộc bản thân nở nụ cười khi dường như chúng ta bận tâm lo lắng và cảm thấy một sự căng thẳng nào đó, sẽ giúp chúng ta hạn chế trầm cảm hoặc, cũng thế, thực hành một cử chỉ nhỏ bé hoặc quan trọng về quên mình,cũng có thể kéo ta lên khỏi tình trạng tiêu cực đó.

   Caroline Kennedy trích dẫn trong cuốn Sổ Tay Một Người Yêu Nước một câu chuyện anh hùng về quên mình do Thượng nghị sĩ John McCain kể về Mike Christian.

   Christian lớn lên gần Selma, Alabama, chưa bao giờ có được một đôi gìay ra trò cho tới khi lên 13, nhưng đã tốt nghiệp trung học và ở tuổi 17, Christian ghi danh gia nhập hải quân.Mike trở thành một phi công, bị bắn hạ ở Việt-Nam và trải qua sáu năm tù trong một  nhà giam khắc nghiệt.

   Thời gian ở đó anh ta  tạo ra được một lá cờ Hoa Kỳ khá thô thiển với áo sơ mi tù nhân màu xanh dương  và hai món đồ do người nhà gửi cho - một chiếc khăn mù soa màu trắng và một khăn quàng cổ màu đỏ. Mỗi chiều vào lúc 4:00, anh ta và các tù nhân khác, gồm cả McCain, cột lá cờ lên một bức tường và hát bài Thề Hứa Trung Thành (Pledge of Alloance)

   Một thời gian sau đó, các lính canh khám phá thấy lá cờ nầy, tịch thu nó và để dạy cho mọi người một bài học, lhọ đã đánh đập anh tàn nhẫn đêm hôm đó, cuối cùng họ ném anh ta về lại phòng giam với những tù nhân khác.

    Sau khi an ủi Christian, mọi người đi ngủ. McCain nằm trên giường nhưng trước khi nhắm mắt ngủ, đã nhìn về một góc phòng và ở đó, dưới bóng đèn không che chắn, là anh chàng Christian với một miếng vải trắng và một miếng vải đỏ khác, cái áo màu xanh dương và một cái kim bằng tre. Mặc dù đôi mắt gần như sưng húp do bị đánh đập, anh ta đang chế tạo một lá cờ Hoa Ký thứ hai, biết rõ biểu tượng nầy quan trọng dường nào với anh ấy và với các bạn tù của anh ta.

    Những chuyện quên mình anh hùng như thế giúp ta có đựơc cảm hứng để làm như vậy, cho dù là với một quy mô nhỏ bé hơn.

 

 

 

 

 

GỢI Ý # 5

HÃY NGỬI HOA HỒNG

 

Trong cuốn Thiên Thần và Ác Qủy của Dan Brown, chuyên gia về nghệ thuật tượng trưng ở Đại học Havard Robert Langdon, nỗi tiếng hơn nhờ cuốn tiểu thuyết và bộ phim Mật Mã Da Vinci, kể lại chuyện  lúc một em bé nghe mẹ cậu tha thiết xin chồng bà “ anh cần phải để giờ dừng công việc lại và ngửi những đáo hoa hồng”. Bố của Langdon có vẻ như chẳng quan tâm gì đến lời khuyên của bà vợ và qua đời sáu năm sau đó vì “bệnh tim” và “trầm cảm”.

  Thomas Moore, trong cuốn best-seller của ông,Chăm Sóc Linh Hồn, đưa ra lý lẽ chứng minh rằng vẻ đẹp đang bị làm ngừng lại. Nó chặn chúng ta lại trong những lối chúng ta đi, chuyển chúng ta ra khỏi những hoạt động thường ngày và dẫn chúng ta sự siêu việt. Nó có thể đưa chúng ta “ ra khỏi dòng chảy vội vã của đời sống thực tiễn để chiêm ngắm những thực tại vô tận và vĩnh hằng”.

   Trong một máy bay trả tiền vé đi lại hàng tháng từ Albuquerque tới Santa Fe, viên phi công khuyên chúng tôi rằng chuyến bay ngắn chỉ nửa giờ bay sẽ cho xem những cảnh tượng đặc biệt đẹp đẽ khi hoàng hôn và những núi đá và mỏm núi nhiều màu sắc. Có ba hành khách trên chuyến máy bay nhỏ nầy. Mịôt người chẳng bao giờ chú ý gì đến cảnh trí lộng lẫy ( một thất bại trong việc dùng thời giờ để ngửi mùi hoa hồng); người thứ hai kêu lớn tiếng :”Một cảnh tượng lộng lẫy biết bao!”; ngừơi thứ ba cầu nguyện :” Hãy ngợi khen Thiên Chúa vì từ nơi Người mọi ơn lành tuôn chảy”.

  Cũng một thực tế nầy. Một người không bao giờ nhnì  thấy được nó; người thứ hai thì nhìn thấy; người thứ ba vượt lên trên vẻ đẹp để đến với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng hết thảy những sự đó.

   Một ngày nọ vào mùa Thu, tôi đối diện với cuộc lái xe 30 phút về đồng quê. Một vài xung đột và thử thách đặt tôi vào một tâm trạng nặng nề lo lắng. Tuy vậy, những tán lá cây vây quanh thật ngoạn mục và tôi có thể cảm thấy  sức hút của chúng trên bản thân đầy trầm cảm và bồn chồn lo lắng. Cuối cùng tôi thả lỏng, để cho vẻ đẹp và Đấng Tạo Hoá  tác động trên tôi. Trầm cảm mau chóng biến tan.

   Để khám phá vẻ đẹp dẫn ta tới Thiên Chúa và an bình, mọi người phải trước hết dành thới giờ  ngửi những đoá hồng.

 

 

 

GỢI Ý # 6

NHÌN CÁI LY CÒN ĐẦY MỘT NỬA,CHỨ KHÔNG PHẢI ĐÃ VƠI MẤT MỘT NỬA

 

Gợi ý nầy không giải quyết thực tế ,nhưng là các quan điểm của chúng ta, chúng ta nhận thức hoặc nhìn xem tình trạng hiện tại ra sao – như là một cái ly còn đầy một nửa hoặc đã vơi mất một nửa.

Vụ việc nầy nhìn theo cách vơi mất một nửa là cái chết và nỗi buồn đau thương tiếc đối với nhiều người, cũng như chấn thương tâm lý nghiêm trọng đối với tất cả người dân Mỹ và những người khác khắp trên thế giới về sự nỗi lên căng thẳng toàn cầu. Vụ vệc nầy nhìn dưới góc độ vẫn còn đầy một nửa, là sự lành mà Thiên Chúa rút ra từ điều dữ như thế, là ánh sáng giữa bóng tối hoang vu ảm đạm nầy. Con số khổng lồ những người hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ trong và sau thảm họ ấy là một giải thích tích cực cho sự kiện ngày 9/11. Kế đó là phản ứng tức thời của ngừơi dân Mỹ đòi xem xét lại sự ưu tiên trong các quan hệ của họ. Khi dân chúng nghe biết về vụ tấn công khủng bố nầy, gần như ngay lập tức họ tìm cách liên hệ với những người gần gũi thân thiết nhất với họ - vợ chồng, con cái, cha mạ,họ hàng và bạn hữu. Và ít nhất cũng một thời gian,dân Mỹ nâng các quan hệ lên một tầm cao mới.

Tôi lầm bầm rên rỉ về sự hỗn độn, tự hỏi làm sao để thu dọn khu vực nầy để có thể dâng Thánh Lễ trong nửa giờ nữa. Bằng cach nầy hay cách khác, chúng tôi đã  làm được điều ấy. Sau đó khi đang dâng Thánh Lễm tôi nghĩ trong lòng :” Mầy là thứ ngu dốt! Nếu cái đèn chùm mà rơi xuống đang khi cử hành phụng vụ, nó có thể giết chết hoặc làm bị thương nặng mầy và những ngừoi khác. Sự việc xảy ra ban đêm qủa là một may mắn.

Những cái xương chỉ bị rạn nứt sau hơn bảy thập niên sống trên đời là cái mũi và một vài ngón tay bị va chạm mạnh. Nhưng bây giờ  tôi cảm thấy một cách khó khăn và kinh hãi rằng có một cái gì đó đã bị vỡ trong cánh hoặc cổ tay của tôi. Nhiều giờ sau đó, chuyên gia chỉnh hình tay xác nhận những gì hiển nhiên một cách đau khổ: cổ tay trái bị gãy.

   Vì tôi thuận tay trái, cho nên vết thương tạo ra những rắc rối đặc biệt và những khó khăn không nhỏ cùng với một cái khuôn mang sáu tuần và hai thánh vật lý trị liệu. Tuy vậy, lẽ ra còn có thể tệ hại hơn nhiều ấy chứ– ví dụ gãy chân, gãy hông hoặc gãy xương vai hoặc bị chấn thương nặng ở đầu.

Xem xét bốn trường hợp nầy như là bị cạn mất một nửa hoặc vẫn còn đầy một nửa không làm thay đổi các sự kiện nầy, nhưng làm thay đổi những thái độ của chúng ta và giúp cho chúng ta cách thế đối phó giải quyết chúng.

 

 

 

 

 

 

GỢI Ý # 7

ĐỪNG  LO LẮNG HOẶC SỢ HÃI

 

  Mục sư Rick Warren nhận định rằng nếu Thiên Chúa là trung tâm đời sống chúng ta, chúng ta thờ phượng; nếu Thiên Chúa không phải là trung tâm cuộc đời của chúng ta, thì chúng ta lại lo lắng.

   Những câu của ông đặt lời cảnh báo của Chúa Giêsu về lo lắng và sợ hãi vào một ngữ cảnh hiện đại.

  Trong các Phúc Âm, Chúa Giêsu nói về sự lệ thuộc vào Thiên Chúa (Mt 7,25; Lc 12,21 – 31). Chúa Giêsu nói với chúng ta :” Đừng lo lắng về cuộc sống các con”; “Ai trong anh em lo lắng mà thêm cho đời mình một chút thời gian nữa chăng?”; “Anh em đừng lo ngày mai. Ngày mai đã có ngày mai rồi…”.

   Chúa Giêsu chứng minh lời hô hào của Người bằng vệc kể ra Thiên Chúa chăm sóc chim chóc trên trời và hoa nơi đồng nội ra sao. Nếu Thiên Chúa làm như thế cho chúng, “Người lại chẳng làm cho anh em nhiều hơn thế nữa ư,hỡi những kẻ hèn tin?”.

  Giới răn tối hậu của Chúa Giêsu và lời tuyên bố của Warren chủ yếu trùng khớp nhau :”Nhưng hãy tìm Nước Thiên Chúa  và sự công chinh của Người trước hết, và mọi sự khác sẽ được ban cho anh em”

   Thiên Chúa cũng nói với chúng ta đừng sợi hãi.

   Khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bước ra ngoài bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô và đọc thông điệp đầu tiên của Người cho đám đông đứng chật kín phía dưới Người và cho khán thính giả truyền hình khăp thế giới, lời đầu tiên của Đức Thánh Cha là “ Anh chị em đừng sợ”.

 Câu nói nầy cũng bắt đầu câu chuyện Tin Mừng của Chúa Giêsu, xuất hiện lại trong suốt cuộc đời rao giảng công khai của người và kết thúc công việc giảng dạy của Người sau khi sống lại.

  Ở ngay khởi đầu, một thiên thần của Chúa nói những lời tương tự với Zacharia, với Đức Maria và với các mục đồng :” Đừng sợ..” (Lc 1,13; 1,30; 2,10)

   Trong cuộc đời rao giảng của Người, Chúa Kitô thường xuyên trấn an những kẻ đi theo Người  đang sợ hãi. Chẳng hạn khi Người đi trên mặt biển đến với họ giữa đêm tối, các môn đệ “kinh hoảng ” và “sợ hãi kêu to lên”, lập tức Chúa Giêsu nói với họ :”Hãy can đảm lên,Thầy đây mà. Đừng sợ!” (Mt 15, 22 – 33).

Nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta có thể tập trung vào những gì hiện tại hoặc cuộc sống sẽ đến sau cái chết.

  Những lời đoan chắc trong Kinh Thánh mà chúng ta đã kể ra trên đây phải làm lắng xuống những sợ hãi và lo lắng của chúng ta về đời sống trên trần gian.

   Chúa Giêsu cũng hứa rằng những ai tin vào Người và ăn Thịt cùng uống Máu Người, thì sẽ sống đời đời, sẽ được sống lại ngày sau hết, sẽ được tận mắt nhìn  thấy Thiên Chúa trên thiên đàng. Lời nói trước và sự bảo đảm nầy phải làm nhẹ đi nỗi sợ hãi và những lo lắng của chúng ta về cuộc đời sẽ đến sau khi chết.