THÁNH LỄ CẦU CHO VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG

Bài đọc 1 : Giacaria 8,20-23

Đáp Ca chọn 1 trong các TV : 18,66,95,97

Bài đọc 2 : 1Tm 2,1-8

Phúc Âm : Gioan 17, 11b.17-23

 

Trong Những Ngày Ấy, Mười Người Đàn Ông Thuộc Mọi Ngôn Ngữ Trong Các Dân Tộc Sẽ Níu Lấy Áo Của Một Người Giu-Đa Mà Nói: "Chúng Tôi Muốn Đi Với Anh Em

Lời tiên tri Giacaria trên đây cũng chỉ là phản ảnh lại lệnh truyền cùa Chúa cho Israel ngay từ khi Chúa kêu gọi và thiết lập họ thành Dân Riêng của Ngài, để qua họ mọi dân tộc được nhận biết Thiên Chúa, là Đấng mà họ luôn tìm kiếm dù trong sự vô minh cố đế của con người. Các tiên tri, trong đó có Isaia, có Giona đều là những chứng nhân của sứ vụ này.

Vấn đề là như Giacaria nói “Trên Hết, Hãy Yêu Chuộng Chân Lý Và Bình An. Viễn Ảnh Ơn Cứu Độ Thời Đấng Mê-Si-A” nói khác đi không phải bằng lời rao giảng hay tuyên truyền, mà là một cuộc sống trong chân lý và trong bình an, Chân Lý và Bình An ở đây là chính Thiên Chúa, và vì thế mà dân ngoại mới nói “Chúng Tôi Muốn Đi Với Anh Em, Vì Chúng Tôi Đã Nghe Biết Rằng Thiên Chúa Ở Với Anh Em”.

 Thánh Phaolô cũng nói Thiên Chúa “Muốn Cho Mọi Người Được Cứu Độ Và Nhận Biết Chân Lý”. Và Thiên Chúa ủy thác tâm tình ấy cho dân Kitô Giáo. Thánh Tông Đồ từng nói rằng muôn loài muôn vật đang rên xiết quằn quại chờ ngày tỏ hiện của con cái của Thiên Chúa. Muốn thế, người Kitô hữu hôm nay cần lắng nghe và thực hiện lời Vị Cha Chung Bênêđichtô 16 trong sứ điệp nhân ngày lễ hôm nay “Chỉ nhờ dựa vào cuộc gặp gỡ Tình Yêu Thiên Chúa … là điều làm thay đổi cuộc đời mà chúng ta có thể sống hiệp thông với Người và với nhau, cùng cống hiến cho anh chị em mình một chứng từ đáng tin cậy, là điều giải thích cho họ lý do của niềm hy vọng đang ở trong chúng ta (x. 1 Pr 3:15). Một đức tin trưởng thành, có khả năng tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa với tình con thảo, được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và học hỏi các chân lý đức tin, là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh một chủ nghĩa nhân đạo mới, được xây dựng trên Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Qua lời huấn dụ của Lời Chúa và của Đức Thánh Cha, chúng ta có thể khẳng định tất cả những quan điểm cho rằng Giáo Hội phải mạnh mẽ tố giác những bất công, những thể chế độc tài để tiến tới một trật tự trong công lý và sự thật, bằng những biểu hiện đối đầu dù là bất bạo động đều không phải là đòi hỏi của Tin Mừng càng không phải là điều cốt lõi của đời sống trong CHÂN LÝ VÀ BÌNH AN của Tin Mừng.

Điều mà Giáo Hội, cách riêng Giáo Hội Việt Nam hôm nay cấp bách và phải làm đó là “Trong một xã hội đa chủng tộc càng ngày càng kinh nghiệm nhiều hơn những hình thức đáng e ngại của sự cô đơn và lãnh đạm, các Kitô hữu phải học cách ban tặng những dấu hiệu của hy vọng và trở nên anh chị em của mọi người, biết vun trồng những lý tưởng lớn có thể biến đổi lịch sử, và phải cố gắng biến hành tinh này thành ngôi nhà của mọi dân tộc, một cách không ảo tưởng hão huyền hay lo sợ viển vông. ” (sứ điệp Ngày KNTG 2010).Bởi vì “Hội Thánh “theo bản chất bí tích, chính là một dấu chỉ và công cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp nhất giữa tất cả mọi người” (Lumen gentium, s. 1).

Chúng ta có thể thấy gần đây những người nhân danh là linh mục, là Tu Sỹ, là giáo dân đã phát tán trên mạng những lời chỉ trích, phê bình, thậm chí còn lăng mạ hàng Giáo Phẩm VN bằng những ngôn từ quá khích thậm chí là hỗn xược, kết quả là đã gây ra những hoang mang, những chia rẽ trong các thành phần Dân Chúa, thì chắc chắn đó không phải là cách làm chứng mà Tin Mừng và Giáo Huấn của Hội Thánh mời gọi, càng không phải là cách để VINH DANH THIÊN CHÚA và loan truyền ƠN CỨU ĐỘ. Chúng ta phải xác tín và sống theo lời dạy của Đức Thánh Cha “Xây Dựng Sự Hiệp Thông trong Hội Thánh Là Chìa Khóa Của việc Truyền Giáo”.Và đó cũng là chính điều Chúa Giêsu tha thiết khẩn cầu cùng Chúa Cha cho Hội Thánh và cho chúng ta “20 Con Không Chỉ Cầu Nguyện Cho Những Người Này, Nhưng Còn Cho Những Ai Nhờ Lời Họ Mà Tin Vào Con,21 Để Tất Cả Nên Một, Như Cha Ở Trong Con Và Con Ở Trong Cha Để Họ Cũng Ở Trong Chúng Ta. Như Vậy, Thế Gian Sẽ Tin Rằng Cha Đã Sai Con.

 

Lm. Giuse Bảo Lộc