Nhân đọc bài Trước hin tình Giáo hi ti Vit Nam, nên nghĩ gì và làm gì?

 

 

Trước hin tình Giáo hi ti Vit Nam, nên nghĩ gì và làm gì?

 

Tác giả: Lm. Đỗ Xuân Quế

 

“Trước tiên, phải nói ngay rằng tình hình hiện nay tại Giáo hội Việt Nam hết sức đáng bận tâm. Nhiều người theo dõi các vụ việc từ mấy năm qua, cảm thấy bực bội và chán nản. Khởi đầu là những buổi thắp nến cầu nguyện đòi công lý và sự thật, xuyên qua việc yêu cầu chính quyền trả lại toà Khâm sứ, trong một thời gian liên tiếp cả gần hai tháng trời vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 giữa tiết đông mưa rét, rồi lan sang tháng Tám năm 2008 tại nhà thờ Thái hà, Đồng Chiêm, Tam Toà, Loan lý, Cồn Dầu v.v… Cuối cùng là cuộc thay bậc đổi ngôi ở toà Giám mục Hà Nội và sự ra đi vội vàng, tủi nhục của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ngày 12.5.2010.”

Những dòng trên đây đọc được trên mạng lưới toàn cầu là những dòng mở đầu cho bài viết của Lm Đỗ Xuân Quế OP.

 

 

Kính gửi Cha Đỗ Xuân Quế OP

 

Kính thưa Cha,

Đọc những dòng trên đây mà Cha đã viết, con cảm thấy quả thực tình hình hiện nay tại Giáo Hội Việt Nam hết sức đáng bận tâm. Nhưng con nghĩ sự bận tâm cần có không phải là những vấn đề Cha đặt ra, mà sự bận tâm cần có là giúp cho mọi người có được cái nhìn đứng đắn và trung thực về Giáo Hội và về từng con người trong Giáo Hội, kể cả những con người ngoài Giáo Hội. Đồng thời cũng phải giúp cho mọi người hiểu bản chất và giá trị của “công việc đạo” như cầu nguyện, như làm chứng nhân của sự thật.

Trước hết nếu những buổi thắp nến đòi công lý và sự thật được kể là sự cầu nguyện thì phải chăng chúng ta muốn thay đổi bản chất và giá trị của sự cầu nguyện theo Tin Mừng? Theo con, thì đó chỉ là một cách tranh đấu bất bạo động để bảo vệ quyền lợi của mình hay của tập thể : nó là hành vi CHÍNH TRỊ đúng nghĩa và chính đáng. Chắc chắn rằng trong mọi giáo trình tu đức về sự cầu nguyện, chúng ta không thể tìm thấy ở đâu có một hành vi nào tương tự như thế. Bởi vì ngay trong Lời Kinh Chúa dạy chúng ta cầu nguyện, chúng ta không thể tìm thấy một nội dung và hình thức nào tương tự. Thế nhưng không chỉ có Cha, mà tất cả những ai đã tổ chức, đã tham gia, đã ủng hộ đều coi đó là thắp nến CẦU NGUYỆN thì thật có nguy cơ làm lệch lạc cách suy nghĩ trung thực về sự cầu nguyện Kitô giáo. Có lẽ (theo con nghĩ thôi), đó cũng là một lý do khiến ĐHY Quốc Vụ Khanh đã có thư yêu cầu ngưng việc “cầu nguyện” như thế, vì làm cho mọi người hiểu lầm về chính sự CẦU NGUYỆN vốn là lẽ sống của Hội Thánh chúng ta.

Thứ đến, ngay cả Cha, một linh mục đáng kính và có uy tín một thời, có thể gọi việc thuyên chuyển ở Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội là cuộc thay bậc đổi ngôi, thì quả thật đáng lo ngại. Một cách bình thường thì đó là trách nhiệm và quyền hạn của một mình Đức Giáo Hoàng theo nhu cầu của Giáo Hội, tất nhiên Ngài cũng có các Bộ và các cố vấn cần thiết. Tuy rằng lịch sử cũng cho thấy có nhiều vết nhơ trong vấn đề này, nhưng phải nói nghiêm túc rằng việc bổ nhiệm của Tòa Thánh phần lớn là đáp ứng đúng nhu cầu của Hội Thánh.

Riêng trong vụ việc này, nếu Đức Tổng Giuse là người trung thực và can đảm, nếu Ngài là người yêu mến đoàn chiên như mọi người ca tụng, thì những lời tuyên bố của Ngài phải được chúng ta trân trọng và tin tưởng, theo đó Ngài tự nguyện từ chức vì lợi ích của Giáo Hội. Nếu Cha coi đó là sự cưỡng bức của Tòa Thánh, thì hóa ra Cha đã coi Đức Tổng Giuse là người thiếu trung thực và không yêu mến đoàn chiên của Ngài!

Cũng trong vụ việc này vị liên hệ là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, mà Cha đã có nhiều dịp cùng làm việc với Ngài ngay từ sau ngày 30.4.1975. Con thấy suốt một thời gian dài các Đấng làm việc với nhau, thì chắc chắn Cha hiểu con người của Đức Cha Phêrô : rất tình nghĩa với anh em, ngay cả với chủng sinh, một con người không muốn quyền cao chức trọng, một con người chỉ muốn là người phục vụ với tất cả con tim, cách riêng với những người thiếu may mắn. Và nếu Cha không biết 19 năm phục vụ Giáo Phận Đà Lạt trong chức Giám Mục của Ngài, thì Cha có thể hỏi hầu hết anh em linh mục Giáo Phận Đà Lạt Cha cũng có thể hiểu đó là con người của người dân tộc, là người của các bạn trẻ, Người chỉ muốn tất cả được hạnh phúc. Một con người như thế không thể đột xuất lại mong muốn địa vị chức quyền.

Đàng khác là linh mục Cha đã hiểu và từng dạy các môn sinh rằng thiên chức linh mục là để phục vụ theo gương Thầy Chí Thánh, đó không phải là cái bậc, hay cái ngôi ở bậc thang địa vị. Thế thì chúng ta không thể gọi việc thuyên chuyển hay bổ nhiệm của Tòa Thánh là THAY BẬC ĐỔI NGÔI. Gọi như thế Cha đã tục hóa thiên chức của chính Cha.

Trên đây là những lo lắng của con cho Giáo Hội Việt Nam khi đọc ít dòng trên đây của Cha, Giáo Hội quả thực đang bị làn sóng của chủ thuyết duy tương đối và duy thế tục tấn công. Và điều đáng lo và đáng buồn là có những anh em linh mục đang tiếp tay cho những chủ thuyết ấy làm cho những bản chất và giá trị Kitô giáo bị hiểu lầm và bị khinh thị.

Bảo Lộc ngày 14.10.2010

Lm Giuse.