Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 07 tháng 03L: Thắng không thù hận

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1936:  Quân đội Đúc vi phạm Hoà Ước Locarno và Hiêp Ước Versailles khi xâm lăng Rhineland

1942:  Quân Đội Nhật đã đổ bộ lên New Guinea trên đường đi chiếm đóng Úc Châu

1965:  Quân Đội Hoa Kỳ tấn công đoàn người biểu tình đang diễn hành từ Selma đi đến Montgomery, Alabama mục đích để đòi quyền bầu cử tốt đẹp hơn cho các công dân Mỹ gốc Phi Châu

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Trong chiến tranh hiện đại, không có người thắng mà chỉ có những người sống sót mà thôi.___Lymdon B Johnson

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Thân phụ tôi tham gia Thế Chiến I, còn tôi sinh ra sau đó 21 năm, tức là trong thời gian xẩy ra cuộc Thế Chiên II. Mặc dầu bao nhiêu xương máu đổ ra trong “Cuộc Đại Chiến” trước, mà các quốc gia trên thế giới đã rút ra được ít nhiều bài học, thế nhưng lại sa lầy vào một cuộc tàn sát hàng loạt khác, một cuộc dẫm máu kéo dài tới 5 năm trời.

 

Khi tôi bắt đầu đi học, thì các nam thanh niên vẫn còn phải nằm trong chương trình huấn luyện quân sự: Trường De La Sale có Chương Trình Huấn Luyện Quân Sự rất là sinh động, và nghĩa vụ quân sự là bổn phận của các nam thanh niên vào tuổi 18. Người anh cả của tôi là Ron tham gia Chương Trình Huấn Luyện Quân Sự không được bao lâu thì đầu quân vào lực lượng Không Quân Hoàng Gia Úc Châu. Ba năm sau khi ngưòi em của tôi tới 18 tuổi, thì nghĩa vụ quân sự không còn bắt buộc nữa. Tôi nghĩ phần tôi thì thật là đặc biệt trở thành Niên Trưởng Đầu Tiên của Trường nên không phải tham gia chương trình huấn luyện quân sự.

 

Tâm tư con người dần dần đổi thay khi các thế hệ thay đổi. Người trẻ không còn phải lớn lên trong nơm nớp lo sợ rằng mình có thể bị buộc phải đi chiến đấu ngoài chiến trường nữa. Thêm vào đó, các bạn học sinh trẻ tuổi thời nay cũng chẳng còn bị ám ảnh bởi những căng thẳng của một Thời Chiến Tranh Lạnh thuộc những năm trước năm 1989. Những người thuộc các thế hệ sống tại Úc Châu, nhất là thế hệ thanh thiếu niên đã từng có tâm tình biết ơn sự hỗ trợ Hoa Kỳ trong thế Chiến II, nay đang ngỡ ngàng trước các người trẻ như bừng tỉnh khỏi cơn mơ về cuộc chiến và cảm thấy hối tiếc về sự can thiệp của Nước Úc vào cuộc xung đột tại Iraq hiện nay. Đây thực sự là một trong những chuyện nực cười khi mà những người gìa thì đưa đất nước mình vào cuộc chiến, còn người trẻ thi lại được mong đợi hy sinh mạng sống của mình trong chiến đấu.

 

Điều đáng buồn cho ngày nay là có thêm nỗi sợ mới về chủ nghĩa khủng bố. Tôi thấy hình như chưa có lúc nào quan trọng hơn bằng lúc này là lúc chúng ta cần nhìn vào xã hội văn minh của chúng ta với đầu óc đầy những biến cố đáng buồn của những ngày tháng vừa qua, cùng với những kỹ năng tân tiến để mà suy nghĩ và hành động sao cho đạt tới mục đích mang sắc thái luân lý rõ ràng.

 

Lời cầu nguyện

 

William Temple có nói: “những người Kitô hữu vào thời chiến được kêu gọi vào một trong những công tác khó khăn nhất: chiến đấu mà không hận thù, chống trà mà không cay đắng, và cuối cùng nếu Thiên Chúa cho phép thì chiến thắng mà không gây oán thù.” Lậy Chúa chuyện này không phải là dễ dàng, vì vậy thay vào đó xin cho chúng con sống trong bình an!