Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 12 tháng 04: Khoa học với đức tin

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1633:  Galileo bị kết án về tôi danh phản đạo vì giảng dậy sự kiện trái đất xoay chung quanh mặt trời.

1861:  Nội chiến Hoa Kỳ khởi sự tại miền Nam Carolìna

1961:  Liên Xô (USSR) thành công việc đưa người đâu tiên tên là Yuri Gagarin vào đường quĩ đạo chung quanh Trái Đất

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Trật tự trên trời và vẻ huỳnh tráng của vũ trụ đã buộc tôi công nhận rằng có một Đấng siêu việt vĩnh cửu nào đó đáng được tôn trọng và kính nể.____Tullius Cicero

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Sự tính toán của Ptolemy tại Alexandria vào khoảng năm 140CE đã làm cho quan điểm của Aristote được vững mạnh hơn. Quan điểm đó là nhân loại sống trong một vũ trụ mà trái đất là trung tâm, và mọi vật thể trên bầu trời đều lượn vòng quanh trái đất. Mô thức vũ trụ này được con người tin theo mãi tới 1400 năm sau. Các người Kitô hữu cảm thấy thoải mái với quan niệm nhân loại sống trên hành tinh ở trung tâm vũ trụ. Việc sống ở trung tâm xem ra quan trọng và phù hợp đáng kể với quan niệm là Thiên Chúa đặc biệt thương yêu nhân loại.

 

Vào năm 1531, Nicholas Copernicus là một linh mục, một lần nữa lại lý luận về đề tài mặt trời là trung tâm vũ trụ. Các thần học gia Tin Lành liền chống đối quan niệm cho rằng mặt trời là trung tâm vũ trụ dựa trên “Căn bản Thánh Kinh.”  Mãi đến 73 năm sau, tức vào năm 1616, vào một dịp Galileo thuyết trình nào đó, tác phẩm của Copernicus “De revolutionibus Caelestium” (những biến chiển của các vật thể trên trời), mới được liệt kê vào danh mục sách báo mà người Công Giáo bị cấm đọc.

 

Đến năm 1604 tại Pisa Nước Ý Đại Lợi, Galileo Galilei được biết đến hệ thống kính viễn vọng tại Hòa Lan. Dựa vào tâm điểm chính xác nhất của ý niệm, Galileo soạn ra một mô thức sâu rộng và bao quát hơn. Việc quan sát của ông dẫn đến sự hỗ trợ cho lý thuyết của Copernicus. Galileo được bổ nhiệm làm giáo sư môn thiên văn tại Pisa, nhưng vào năm 1633, Ban Điều Tra của Giáo Hội kết án ông với tội danh phản đạo và bị ép buộc phải rút lại sự hỗ trợ lý thuyết của Copernicus về quan niệm mặt trời là trung tâm vũ trụ. Galileo chết năm 1642 tại nhà nơi ông bị bắt, cũng là năm Isaac Newton mở mắt chào đời.

 

Việc đạo giáo có thể bị đe dọa bởi một quan niệm thức thời của kiến thức khoa học như thế là một suy tư về tầm quan trọng gắn liền với sự tương quan giữa bản thân Thiên Chúa với nhân loại. Xét cho cùng người ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và Thiên Chúa trở thành phàm nhân để cứu chuộc chúng ta. Bất cứ sự chối bỏ nào về tâm điểm và tầm quan trọng của con người trong vũ trụ đều là sự công kích mang tính cách phản đạo đối với trọng tâm của niềm tin Kitô Giáo.

 

Tuy nhiên sự thay đổi về quan niệm mặt trời là trọng tâm của vũ trụ chẳng qua chỉ là điều nhỏ nhoi nếu đem so sánh với kiến thức tân tiến rộng lớn của chúng ta về vũ trụ bao la mà trong đó trái đất chỉ là một hành tinh rất là nhỏ không đáng kể. Đó chỉ là một thực tại bé bỏng trước sư hiện hữu vinh quang Thiên Chúa,

 

Lời cầu nguyện

 

Bác học Albert Einstein nói về cảm giác tôn giáo của mình “là cảm nghiệm thấy sự lạ lùng về sự hòa điệu của luật thiên nhiên.”  Lậy Chúa chúng con ngưỡng phục vũ trụ mà Chúa đã tạo dựng, và chúng con xin chúc tụng vinh danh Chúa, Amen