Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa

 

Ngày 01 tháng 08: Lời nói nên có tác dụng hàn gắn

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1834:  Chế độ nô lệ được hụy bỏ trên toàn vương quốc Anh

1914:  Nước Đức tuyên chiến với Nước Nga, khai mào cho Thế Chiến Thứ I bùng nổ, 

1990:  Charles Whitman bắn 15 người từ một ngọn tháp Đại Học Texas đi ra truớc khi bị cảnh sát bắn chết.

1976:  Niki Lauda trong cuộc Đua Xe Hơi tại Nước Đức, xe anh nổ tung, anh bị chấn thương nặng liền được vào bệnh viện cấp cứu. Sáu tuần lễ sau anh trở lại tham dự cuộc đua

          

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Chính các cử chỉ chữa bệnh của Chúa Giêsu là tín điệp nói lên việc Ngài xuống thế để giải thoát chúng ta ___Francis McNutt

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Những ý kiến dị biệt nếu xử sự không khéo có thể tiến tới tình trạng chấm biếm mỉa mai, làm đau lòng nhau. Châm biếm. khinh bỉ, mỉa mai hay coi thường người khác là những vũ khí bằng lời nói độc hại vô cùng mãnh liệt mà nhiều người thường hay sử dng một cách thiếu suy nghĩ. Văn hữu Thomas Carlyle (1795-1881), người Tô Cách Lan, có lần đã viết:

 

Giả như Chúa Giêsu giáng trần vào thời đại này, chắc người ta cũng chẳng cần phải đóng đanh Ngài trên thập giá. Người ta chỉ cần mời Ngài đến dng bữa để nghe Ngài nói điều Ngài muốn nói rồi để vin vào đ mà cười nhạo Ngài là đủ.

 

Có nhiều vấn đề do Carlyle viết ra tôi thật tình là không chấp nhận được, thế nhưng tôi lại hoàn toàn tán đồng khi ông mô tả châm biếm là “loại ngôn ngữ của ma quỉ.” Tôi có gặp một người mỗi khi có cơ hội thì thường hay dng ngôn ngữ châm biếm với ý tốt là muốn gợi cho người ta ý cười vui, có điều hầu hết các trường hợp như vậy đều gây cảnh đau lòng và tai hại về lâu về dài. Chẳng có ai trên đời này muốn mình bị nhạo cười. Đây là một loại từ ngữ sâu sắc và mãnh lực. Carlyle ngụ ý là người bị nhạo cưòi như đang chịu một hình thức bị đóng đinh vậy. Một trong những lời Thánh Kinh trích từ Sách Khôn Ngoan như sau:

 

          Miệng lưỡi người khôn ngoan thường đem lại thưốc chữa bệnh.

 

Mọi người chúng ta mỗi khi đối xử với người khác, đặc biệt là con trẻ, hãy tự hỏi mình rằng: “Tôi sắp nói những lời hàn gắn vết thương hay lại làm cho tổn thương hơn?”

 

Đôi khi tôi đã tự hỏi ngôn ngữ mình nói đang hàn gắn vết thương hay làm tổn thương.?” Liệu tôi có nhậy bén với những nỗi cảm xúc của người khác, nhất là với các con em mà tôi đưọc ủy thác nhiệm vụ hưóng dẫn hay chăng? Mỗi khi các bạn trẻ tôi gặp trong đời sống có điều lầm lỗi, liệu tôi có biết mỉm cười thông cảm thay vì cười nhạo không? Tôi có nghĩ đến việc xoa dịu và hàn gắn vết thương nhằm giúp các em vượt qua các lỗi làm của mình thay vì để cho cơn bức tức thiếu bình tĩnh của tôi bung ra không” Thật là dễ dàng thoái thác với lý do quyết đoán rằng: “Tôi có quyền nổi giận như vậy.” Có thể là có, và cũng có thể là không. Dù thế nào đi nữa, bổn phận chúng ta vẫn luôn là hàn gắn. Một cơn giận thuần túy không có quyền làm tổn thương hay xâu xé lòng người. Sự hiểu biết, sửa sai, và tha thứ không xuất phát từ miệng lưỡi chỉ biêt làm tổn thương người khác, nhưng là phát xuất từ chính tâm hồn luôn biết tha thứ.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa Giêsu, Chúa là người biết hàn gắn vô cùng cao thượng.  Xin Chúa ban cho con hồng ân biết sửa đổi những ngôn từ con thường muốn dùng để xả ra những lời giận dữ tạo nên bất an, mà thay vào đó xin cho con biết sử dụng những ngôn từ mang đến tín điệp hy vọng của Chúa. Amen