Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 13 tháng 11: Kỳ thị là tội chống lại con người

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1916:  Thủ Tướng Nước Úc William Hughes thuộc Đảng Lao Động bị sa thải khỏi Đảng Lao Động bởi vì ông yểm trợ cho chính sách cưỡng bách tòng quân. Sau đó ông lập ra một Đảng Thiểu Số cùng với những người hỗ trợ ông.

1960:  Ngôi sao người Hoa Kỳ gốc Phi Châu Sammy Davis Jr kết hôn với tài tử Thụy Điển là May Britt

1985:  Có khoảng 23 ngàn người bị thiệt mạng trong vụ núi lửa Nevado del Ruiz tại Columbia tuôn phun ồ ạt dung nham (Lahar) truồi ập xuống thành phố Armero

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Việc trở thành một ngôi sao khiến cho tôi có thể bị sỉ nhục ở những nơi mà người Da Đen trung bình không bao giờ hy vọng tới và bị sỉ nhục được ___ Sammy Davis Jr

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Vào lúc tài tử ca vũ nhạc kịch da đen Sammy Davis Jr kết hôn với thiếu nữ người da trắng May Britt năm 1960, thì thời điểm đó việc kết hôn giữa khác chủng tộc vẫn được coi là bất hơp pháp trong 31 Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Tại Miền Nam, vấn đề du nhập người nô lệ vẫn được phép cho đến năm 1808, các tổ chức như Ku Klux Klan phát triển trong huyền thoại về sự ưu tiên của người da trắng, và chứng tích của thái độ như thế còn phản ảnh trong văn hóa mà nay còn đang thịnh hành tại đó. Do vậy, qua ngôi sao danh tiếng Sammy Davis, ông và người vợ của mình trở thành mục tiêu cho những chuyện cười về kỳ thị chủng tộc, và cũng là mục tiêu cho những đe dọa, kề cả có thể bị giết nữa.

 

Trong thập niên 1960, chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ và Nam Phi trở nên nguyên cớ dẫn đến sự bất an, dân chúng bất tuân, và có thể đi đến những cuộc nổi loạn, như đã từng xẩy ra tại các thành phố Neward và Detroit trong mùa hè năm 1967.  Khi thông điệp Pacem in Terris của Đức Giáo Tông Gioan XXIII gởi đến không những các người công giáo mà thôi, mà ngài còn muốn gởi đến “mọi người thiện tâm,” ngài lý luận về việc thế giới cần phải từ bỏ hoàn toàn chuyện kỳ thị chủng tộc.

 

Sau những vận động can đảm, nhất là bất bạo động được dẫn dầu bởi Mục Sư Martin Luther King Jr, Hoa Kỳ hủy bỏ hệ thống trường học tổ chức riêng cho từng chủng tộc và chủ trương chính sách hội nhập. Còn tại Nam Phi, theo sau kết quả tẩy chay hữu hiệu tham dự sinh hoạt thể thao trên thế giới, cùng những vụ chống đối trong nước bởi nhiều người như ông Nelson Mandela, chính quyền đã tháo bỏ chính sách kỳ thị các sắc tộc. Tại Nước Úc vào thập niên 1970, chính sách di dân dành cho người da trắng cũng được hủy bỏ.

 

Tôi đến một quan rượu tại Alice Spring cùng với một Sư Huynh khác vào năm 1976. Chúng tôi đã từ chối không chịu di chuyển khi chủ nhà hàng cố gằng mời chúng tôi sang một chỗ dành riêng cho người “da trắng.” Thục ra người ta phải có thời gian thì thành kiến lỗi thời mới biến dạng khỏi các tập tục xã hội được. Nạn kỳ thị được luật pháp xóa bỏ rồi, thế nhưng một số thành kiến cội rễ vẫn còn âm ỷ tác động. Chúng ta là những người có thiện chí, vậy sẽ không bao giờ để minh bị cản trở trên đường đi tìm kiếm hòa bình, cũng chẳng bao giờ thiếu cơ hội bênh vực cho hòa bình. Mỗi người trong chúng ta đều phải được chấp nhận là con người với đầy đủ nhân phẩm và cần thoát ra ngoài mọi thành kiến.

 

Lời cầu nguyện

 

Billy Graham có lần nói; “Thiên Chúa chẳng quan tâm đến mầu da con người mà chỉ quân tâm đến trái tim của họ mà thôi.” Lậy Chúa xin ban cho con trái tim tốt để cư xử tốt với mọi người thuộc mọi mầu da. Amen