Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 16 tháng 12: Vô thần là sống lừa dối lương tâm

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1653:  Sau khi hành quyết Charles I, Oliver được công bố là Lãnh Chúa Bảo Vệ Nước Anh

1773:  Trong một cuộc giao chiến, từ khi được gán cho nhãn hiệu là Đảng Trà Boston, những người thực dân Hoa Kỳ giả dạng là người Da Đỏ phóng một tàu Chở Hàng Chất Đầy Trà thẳng vào Chân Châu Cảng nhằm chống lại Thuế mà Nước Anh áp đặt cùng với những hạn chế về kinh doanh.

1997:  Một giai thoại của vở tuồng Pokemon trên TV của Nước Nhật dẫn đến hiệu quả 685 trẻ em mắc chứng bệnh kinh giật. Giai thoại đặc biệt này không bao giờ được chiếu lại ở bất cứ nơi nào trên thế giới nữa.

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Người vô thần là người tin mình được sinh ra một cách tình cờ .___Francis Thompson

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Trong các quốc gia thuộc Thế Giới Thứ I, một thời đã được mênh danh là các quốc gia Kitô giáo, nay đang nổi bật lên hiện tượng phàm tục hóa qua tình trạng giảm bớt đáng kể số người chính thức đi thờ đi lễ, cũng như số ơn kêu gọi làm linh mục hay sống đời tu sĩ cũng ngày một bớt đi. Tinh thần con người ta càng ngày càng bị khuất phục trước thế giới vật chất, và Thiên Chúa nhanh chóng bị đưa ra khỏi đời sống con người. Có người nói: “Tôi chẳng bao giờ bỏ Giáo Hội, mà chỉ bị lôi cuốn ra xa thôi.” Linh mục Dòng Tên Tom O’Donvan viết rằng: việc gạt bỏ Thiên Chúa dẫn đến hai hiệu quả chối bỏ Thiên Chúa mà người ta có thể gọi là “chủ nghĩa vô thần”, không theo nghĩa hẹp là cố tình chối bỏ Thiên Chúa, mà theo nghĩa rộng đơn giản là Thiên Chúa không đóng vai trò nào nũa trong đời sống của  chúng ta.

 

Loại chủ nghĩa vô thần thứ nhất trong thời đại tân tiến bây giờ được linh mục Tom O’Donovan gọi là “chủ nghĩa vô thần sao lãng.” Đó là tâm trạng của những người quá bận bịu đến nỗi không có thời gian dành cho Thiên Chúa, những người mà đời sống hàng ngày của họ vẫn nói lên rằng: tín ngưỡng là điều tốt, và rất tốt cho các trẻ em, còn họ thì cảm thấy không có thời giờ để mà lo đến chuyện này. Loại chủ nghĩa vô thần thứ hai được linh mục Tom O’Donavan gọi là “chủ nghĩa vô thần theo vật chất.” Đây là nhóm người tự mãn và tin rằng mình đã có đầy đủ mọi sự mình đang có. Khi một thiếu phụ trẻ người Đan Mạch được phỏng vấn trên TV được hỏi rằng gia đình bà có đi lễ hay không, bà trả lời bằng lời lẽ tóm lược ngắn gọn “chủ nghĩa vô thần duy vật’ như sau: “chúng tôi không đi nhà thờ. Chúng tôi có mọi sự mà chúng tôi muốn rồi. Chúng tôi không cần đến Thiên Chúa nữa.”

 

Cùng một giọng điệu tương tự, cung cách của vai Thiếu Tá Barbara của tác giả George Bernard thì tuyên bố rằng:

 

                    Tôi là một tỷ phú. Tôn giáo của tôi là đấy.

 

Trừ khi chúng ta học biết nuôi dưỡng tình thương yêu của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta, trừ khi chúng ta biết duy trì những ý niệm tinh thần trong tâm hồn, chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng bị để mình chiều theo chủ nghĩa thờ ơ lãnh đạm, để rồi trở thành phần tử của chủ nghĩa vô thần sao lãng (tôi không có thời giờ dành cho Thiên Chúa) – hoăc sống theo chủ nghĩa vô thần duy vật – tôi có mọi sự tôi muốn, tôi không cần đến Thiên Chúa. Có lẽ đây là ý nghĩa của điều mà Chúa Giêsu muốn nói rằng thật là khó cho người giầu vào được Nước Trời.

 

Lời cầu nguyện

 

Meba Baba nói: “việc tìm kiếm Thiên Chúa là việc trỏ về với chính con người của mình.” Lậy chúa, xin giúp con biết đi tìm Chúa và cho con biết con đây là ai.