“Các Phong Trào Trong Giáo Hội Và Dân Chúa”

Paolo Scarafoni và Cha Filomena Rizzo (*)

Dân Thiên Chúa không phải là một “giai cấp” đối lập với những người khác, mà là sự thống nhất các mối quan hệ văn hóa sâu sắc

Cho vay nặng lãi đã tăng 22 phần trăm, do sự chậm chạp của các tổ chức. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã so sánh những kẻ cho vay nặng lãi với những con rắn đang siết cổ các nạn nhân, hoặc với Giuđa, là kẻ đã lấy đi khỏi túi số tiền ít ỏi có trong túi đó dành cho người nghèo. Đó cũng là lỗi của những người có thể can thiệp theo hướng có lợi cho các gia đình đang gặp khó khăn và quay sang nhìn đến họ, thì thay vì làm ngược lại với chuyện đầu cơ tài chính và thần tiền bạc, họ lại sử dụng tình huống này để làm giàu cho bản thân nhiều hơn và yêu cầu được làm công việc trợ giúp, bằng các can thiệp phô trương bên ngoài, nhằm biến một hệ thống vốn tham lam và bất công trở thành đáng tin cậy. Đức Giáo Hoàng là người đương đại, “hiện diện trong hiện tại”. Ngài không dùng những lời lẽ ngọt ngào để che giấu sự bất công. Ngài không hoàn lại cho các thế lực mạnh mẽ, cho giới ưu tuyển.

Không cần phải mạo hiểm làm chuyện phân tích và đưa ra những kết luận vẫn còn quá sớm, chúng ta vẫn có thể bắt được một số dấu hiệu của tình hình nước Ý. Trong hoàn cảnh khẩn cấp này, sự gắn kết của các cộng đồng nhỏ, “những người dân thực sự”, đã được biết đến. Ở cấp độ đô thị, sự đoàn kết trong các chung cư và các giáo xứ; ở cấp độ các quốc gia nhỏ, một mạng lưới chăm sóc và phúc lợi đang hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn. Họ là những nhóm tự phát cố gắng tự giải quyết các vấn đề, mà không mong đợi quá nhiều từ bên trên.

Chúng tôi luôn luôn là người đề xuất thành lập các cộng đồng nhỏ, như một biện pháp để đổi mới giáo hội. Một lần nữa các đặc tính của con người nổi lên: khôn ngoan, thận trọng, kiên nhẫn, tìm kiếm những điều có lợi cho tất cả mọi người. Niềm hy vọng thực sự nằm trong người dân, bởi vì họ là người duy nhất tìm kiếm những điều có lợi cho tất cả mọi người.

Gần đây người ta quay trở lại nói về các phong trào, cũng ở cấp độ giáo hội, như là một trong những biểu hiện của đại chúng. Đức Giáo hoàng Phanxicô cổ vũ rất nhiều cho sự lớn mạnh của đại chúng và cho việc huấn luyện họ: chỉ cần đọc ba bài diễn văn được tổ chức tại các hội nghị của các phong trào đại chúng ở Vatican và Bolivia, trong những năm 2014-2015-2016, tập trung vào ba chủ đề cơ bản: Trái đất, Công việc và Nhà ở (ba T trong tiếng Tây Ban Nha: Tierra, Trabajo, Techo). Thật thú vị khi thấy rằng đối với Đức Giáo Hoàng các phong trào của giáo hội có rất nhiều điều để học hỏi từ các phong trào đại chúng, từ các phong trào đại chúng đó mà các phong trào của giáo hội có được những đặc tính tốt nhất: gieo trồng sự thay đổi, thúc đẩy một quá trình trong đó hàng triệu hành động lớn nhỏ hội tụ một cách sáng tạo, giống như trong một bài thơ; ... “các thi sĩ xã hội” (Diễn văn, ngày 5 tháng 11 năm 2016).

Khía cạnh riêng biệt của các phong trào Công giáo là có thể nắm bắt được trong dân chúng không phải là một “giai cấp” chống lại những người khác, mà là sự thống nhất các mối quan hệ văn hóa sâu sắc có khả năng trở thành chủ đạo, ở cấp độ xã hội, chính trị và giáo hội. Thêm vào đó là nhiệm vụ trở nên gần gũi với mọi người trong thời gian khủng hoảng để “an ủi” họ (Isaia 40,1).

Nhìn bên ngoài, những vấn đề này dường như khác xa với thực tế của Ý, nhưng tình trạng khẩn cấp của Covid-19 đã cho thấy rằng những vấn đề này, đặc biệt là công việc, liên quan đến chúng ta rất chặt chẽ. Ngay tại Ý, chúng ta có nguy cơ trượt theo hướng bất bình đẳng thầm lặng và loại trừ xã ​​hội. Giáo hội Ý phải lắng nghe tiếng kêu này và tham gia vào tiếng kêu đó, cùng đi với những người gặp khốn khó: bảo vệ, thúc đẩy và đảm bảo quyền lợi của họ, những điều này xây dựng nên kết cấu xã hội thực sự.

Sau Công đồng Vatican II, Giáo hội chứng kiến ​​sự ra đời của nhiều phong trào giáo hội ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh. Những phong trào này là một sự hưởng ứng của giáo dân mong muốn được tham gia, được tạo ra các cộng đồng đích thực trong Giáo hội, vượt qua cấp độ thể chế và hình thức. Theo nghĩa này, chúng ta cũng có thể gán cho những phong trào này cái đặc tính “đại chúng”. Lúc đầu, những phong trào này liên quan đến nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, được định nghĩa là “biểu hiện của mùa xuân mới của Giáo hội được Thánh Linh nâng lên cao cùng với Công đồng Vatican II”. Sự tham gia của họ vào các sinh hoạt giáo xứ vốn được Đức Gioan Phao-lô II  hy vọng trên hết mọi thứ (Redemptoris missio 72) là bằng chứng cho cảm thức họ là một phần của dân Chúa. Vị Giáo Hoàng đó đã cảm nghiệm được sức mạnh của dân Chúa. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp điều đó đã không xảy ra, các hoạt động của họ dẫm chân lên sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, và các tổ chức của họ được củng cố bằng cách làm cho chính họ trở nên khác biệt. Ngày nay, nhiều người phàn nàn về việc thiếu số lượng người thay thế giữa các thế hệ. Lịch sử của phần lớn các phong trào giáo hội đã cho thấy hai giới hạn tách chúng ra, nói một cách chính xác, khỏi người dân: yêu cầu vạch ra được các mục tiêu của con đường (đặc tính của những người sáng lập không phải lúc nào cũng rõ ràng cùng với các quy tắc kiểm soát đặc sủng và kiểm soát di sản tích lũy được cũng không rõ ràng ) và lựa chọn người tham gia và người thụ hưởng, theo mô hình của các dòng tu. Họ biến thành những người ưu tuyển, với cơ chế giáo sĩ.

Sức sống của các phong trào chính trị và dân sự ở Ý và ở các nước khác dường như cũng bị một số phận tương tự ghi dấu. Sinh ra trong mối quan hệ với người dân, những người luôn chờ đợi các tín hiệu, sẵn sàng hành động và ủy quyền, không may các phong trào chính trị và dân sự này ngay lập tức biến thành những người ưu tú tìm cách đạt được các mục tiêu trong chính sách quốc gia và quốc tế, nhằm đạt được các địa vị trong thể chế và củng cố chúng. Lại có những người dù đã đồng thuận rõ ràng, và dù độc lập, nhưng họ lại nhanh chóng rút lui khi phải đối mặt với sự thất vọng của những người không tìm kiếm lợi ích chi cả. Ngay cả ngôn ngữ của họ cũng thay đổi và họ sử dụng lối nói “tránh đi” để ngụy trang cho vấn đề thực sự của người dân. Các nhóm kiểu này không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ sự đồng thuận của người dân để củng cố một nhóm người được bầu chọn, thông qua sự thỏa hiệp.

Không có gì lạ khi các giáo sĩ đi trước những người khác trên thế giới. Họ đã đối phó với cuộc khủng hoảng của các phong trào giáo hội bằng cách tạo ra các “Trung tâm”, một hình thức mở rộng mới mẻ cho tất cả mọi người và không cần chọn lọc, có xu hướng tìm kiếm sự tiếp xúc thực sự với mọi người dân để đồng hành với họ và an ủi họ. Ví dụ “Trung tâm Hurtado” của Vele[1] ở Scampia, thành phố Napoli, nơi người ta cảm nghiệm sự gặp gỡ giữa hành động tôn giáo, đào tạo văn hóa và thăng tiến xã hội. Thuật ngữ “trung tâm” được mọi người yêu thích và những người khác sử dụng nó ngay cả để tạo nên giới tinh hoa mới của giáo hội và xã hội. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy người ta lợi dụng chữ "Trung tâm" hoặc một chữ gì đó giống như thế là để sớm có được sự đồng thuận của đại chúng, ví dụ như trong các cuộc bầu cử chính trị hoặc hành chính sắp tới.

Chúng ta tự hỏi làm thế nào có thể tránh được những nỗi thất vọng mới. Rõ ràng là những người tiếp cận quyền lực quá sớm sẽ bị nuốt chửng và bị cuốn hút bởi quyền lực đó, nếu họ không có một lịch sử lâu dài thực sự chia sẻ cuộc sống với mọi người. Đã đến lúc củng cố sự tốt lành của các dự định và các con đường đã thực hiện. Thời gian dành cho các cộng đồng nhỏ sẽ tạo ra những tiến triển và không gây phiền hà đến việc choán mất không gian, bởi vì những tiến triển đó là một sự bảo vệ tuyệt vời chống lại sức hấp dẫn của giới tinh hoa, chống lại sự cám dỗ của tiền bạc và quyền lực. Chỉ các cộng đồng nhỏ mới là những cộng đồng thực sự, nơi đó không có sự tuyển chọn: giáo xứ, chung cư, khu phố. Đa số làm nên sự “hiệp thông”. Trước một đám đông lớn phải nuôi ăn, với những môn đệ sợ hãi muốn xua đuổi mọi người, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy cho họ ăn đi”. Vào thời điểm đó, khi đám đông đến ăn, họ không còn vô danh và trở thành một phép tính cho các môn đệ: “Khoảng năm lần một ngàn người”. Chúa Giê-su nói: ‘Cho họ ngồi theo nhóm khoảng năm mươi. Trong thực tế, Chúa Giê-su dùng một biểu thức như muốn nói “mỗi bàn” năm mươi người (klisias, theo tiếng Hy Lạp, là bàn dành cho một nhóm khách). Những bàn năm mươi khách, thức ăn được đặt ở giữa, mọi người đi đến đó tự phục vụ mình. Bàn này là một hình ảnh về Nước Trời.

Giáo hội và những viên chức chính trị và xã hội Kitô giáo cần có một cam kết lâu dài. Để trở thành đáng tin và đích thực, các phong trào không được phép lại là một dấu hiệu khác từ phía trên, nhưng vẫn phải duy trì ở cấp địa phương trong một thời gian dài để chăm sóc các cộng đồng nhỏ. Đừng vội vàng chuyển thành các thiết chế mà trước đó không hình thành các kháng thể chống lại con virus quyền lực và nịnh hót. Con số cũng quan trọng. Nhiều người phải có kháng thể để các cá nhân không bị giới tinh hoa nhấn chìm và hút cạn sức sống, trong các cơ cấu thể chế. Để không trở thành một “nền dân chủ bề mặt”, điều đó phải vứt bỏ mọi thứ, ngoại trừ tư cách Kitô hữu, là những người có khả năng lên tiếng và hành động chống lại nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng.

 * Cha Paolo Scarafoni và Cha Filomena Rizzo dạy thần học cùng nhau ở Ý và Châu Phi, tại Addis Ababa. Hai cha là tác giả của nhiều sách và bài báo thần học

 

Nguồn : https://www.lastampa.it/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.



[1] Le Vele - một khu nhà ở rộng lớn ở Scampia, ngoại ô thành phố Napôli, Ý.


Mục Lục Thoáng Suy Tư