Hãy Cầu Nguyện Danh Ta - Phân Biệt Chủng Tộc Và Thiên Chúa

 

Richard G Evans, Ngày 7 tháng 7 năm 2020

Phân biệt chủng tộc và ai?

Đặt phân biệt chủng tộc và Thiên Chúa trong cùng một câu không phải là một nhầm lẫn. Nhiều sự kiện đáng lo ngại đã xảy ra ở Hoa Kỳ trong năm 2020 cho đến nay. Covid19, những cái chết không cần thiết do những trận chiến liên tục giữa cảnh sát và POC (người da màu), và bạo loạn trong những khu dân cư bị cướp bóc, bất ổn như khu dân cư của tôi. Những điều này, cùng với các cuộc biểu tình ôn hòa, đã khuấy động những cảm xúc vốn đã mạnh mẽ từ mọi phía, nhiều người đã bị chôn cất trong những ngôi mộ nông cạn ngay từ đầu. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đạt được hòa bình từ lâu với phong trào Dân Quyền nhưng bất hòa đã nảy sinh với sức mạnh của sự hồi phục khủng khiếp.

Chúa đã không gây ra những sự kiện này. Tuy nhiên, Ngài đã kêu gọi chúng ta đáp ứng những sự kiện đó, đặc biệt như là những Kitô hữu và Công giáo. Bỏ qua chúng là nguy hiểm cho chúng ta. Bài viết của tôi hôm nay là từ quan điểm đó. Tôi sẽ nói thêm rằng không mất gì từ các bài viết thú vị khác ở đây trên trang Christian Stand. Tuy nhiên, việc tôi đặt cược cá nhân về chủ đề này đòi hỏi tôi phải nói, và có thể những lời tôi nói ở đây cung cấp một chừng mực sự thật và hiểu biết nào đó về một chủ đề mà quá nhiều người trong chúng ta muốn tránh xa.

Xác định đặc điểm của nạn kỳ thị chủng tộc

Nơi tôi sống thì cách nơi bốn nhân viên cảnh sát Minneapolis tàn nhẫn giết George Floyd ít hơn hai dặm. Ảnh hưởng đối với thành phố Minneapolis, bang Minnesota của tôi rất dữ dội, với hàng trăm doanh nghiệp bị hư hại hoặc bị phá hủy sau đó, cả ở đây và ở thành phố chị em của chúng tôi là St. Paul, và hơn thế nữa, nỗi đau mà người dân cảm thấy đã kích hoạt một phong trào vượt qua đất nước chúng ta và xa hơn thế nữa. Tuy nhiên, thật khó để rời khỏi căn hộ nhỏ của tôi mà không nhìn thấy những bức tranh vẽ trên tường[1], đi bộ đến chiếc xe đang đỗ của tôi thường phải đi qua các cửa hàng nơi đó ít nhất thiệt hại nhỏ đã xảy ra và chứng kiến nỗi đau hàng ngày trong mắt những người dân đơn giản là chỉ muốn sống.

Một số người tập trung ở đây, và đó là một mối quan tâm hợp lệ. Tuy nhiên, một vấn đề cấp bách hơn là gốc rễ của tình trạng bất ổn như vậy. Những người da trắng, như tôi, có xu hướng đổ lỗi cho người khác về sự bất ổn đó, chủ yếu là đổ lỗi cho dân da mầu. Một số người đọ sừng với nhau trong chữ nghĩa, và dành phần lớn thời gian của họ để cho thấy rằng họ không phải là người phân biệt chủng tộc, hoặc tất cả mọi người có thể là người phân biệt chủng tộc, không chỉ họ hoặc những người trông giống họ. Tôi tin rằng điều làm cho vấn đề trở nên khó hiểu đó là nạn kỳ thị chủng tộc, và định kiến ​​chủng tộc không phải là không thể phân biệt được. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đề cập đến một chủng tộc hoặc văn hóa của đa số nhằm khuất phục những người khác trong xã hội, trong khi định kiến ​​về chủng tộc chủ yếu dựa trên cảm xúc cá nhân về những người thuộc chủng tộc hoặc dân tộc khác. Nói tóm lại, chúng có liên quan nhưng không giống nhau.

Thế thì, chúng ta không nên thấy mình bị xúc phạm hoặc bị đe dọa nếu những người bị áp bức trong lịch sử sử dụng thuật ngữ “kỳ thị chủng tộc có tổ chức”. Thẳng thắn mà nói, sử dụng một thuật ngữ khác thì ổn hơn, và ít gây nhầm lẫn hơn. Tuy nhiên, phủ nhận sự tồn tại của nó cũng không giúp được gì, không có lịch sử cũng chẳng cá nhân nào ngày nay đã trải nghiệm nó. Có những ví dụ rõ ràng, chẳng hạn như chế độ nô lệ, tàn sát người bản địa được Tổng thống Hoa Kỳ ủy quyền, luật lệ Jim Crow khét tiếng, buộc phải cách ly trong nhiều thập kỷ sau Nội chiến, và hồ sơ chủng tộc. Tôi biết nhiều người da mầu, và khi nói chuyện với từng người, mỗi người đều nói rằng họ đã cảm thấy ít nhất một số tác động kể trên từ một xã hội được xây dựng trên lưng họ. Thật khó xem nhẹ sự áp bức phổ biến như vậy trên toàn bộ các nhóm người, là anh chị em chung của chúng ta, có cùng một hình ảnh Thiên Chúa giống hệt như chúng ta. Chúng ta có nên tự hỏi tại sao nhiều người khi đối mặt với những tượng đài dành cho những người đã giết tổ tiên của họ lại muốn chúng bị buộc phải loại bỏ? Tôi không cho rằng cướp bóc và phá hoại là có ích. Chúng không có ích. Nhưng hiểu được cơn thịnh nộ và nỗi đau đằng sau những hành động như vậy sẽ rất có ích cho tất cả chúng ta.

Phân biệt chủng tộc và phản ứng

Một trong những câu mật chú[2] mà chúng ta thường nghe thấy trong những ngày này là “nói tên của tôi”, nói về những người bị giết hoặc bị tàn sát bởi sự ký thị chủng tộc có hệ thống. Nói huỵch toẹt ra, đó là một ý tưởng tinh ranh. Tuy nhiên, chúng ta có một công cụ tùy ý sử dụng của chúng ta trong tư cách là những Kitô hữu Công giáo, công cụ này có thể đưa chúng ta vượt xa điều này. Một trong những từ cuối cùng của George Floyd chỉ đơn giản là “mama”. Kêu gọi người phụ nữ đã đưa chúng ta vào thế giới này, người đã nuôi dưỡng chúng ta trong cung lòng của bà, và là người chắc chắn sẽ đến giải cứu chúng ta chống lại mọi người từ ông kẹ cho đến những kẻ hay bắt nạt trong khu phố, điều này không có gì là bất thường như chúng ta nghĩ. Hơn 40 năm trước, một người bạn của tôi ở trường đại học đã có một người anh bị thiêu chết trong một vụ hỏa hoạn. Từ cuối cùng của anh ấy cũng là “mama”. Thế thì công cụ đó là gì?

Tôi không ở đây để phong thánh cho ông Floyd. Tuy nhiên, tôi biết rằng chúng ta xin ơn chết lành bất cứ khi nào chúng ta đọc kinh Mân côi. “Cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Chúng ta xin ai? Mẹ Maria Nadarét, Rất Thánh Đức Mẹ Con Thiên Chúa. Chúng ta xin điều này 54 lần mỗi lần chúng ta đọc kinh Mân Côi, đếm các kinh Kính Mừng, và kết thúc bằng kinh Lạy Nữ Vương Rất Thánh. Chúng ta cũng đọc kinh, lời kinh Fatima, ít nhất năm lần, trong đó bao gồm những lời ‘xin đưa hết thảy các linh hồn lên thiên đàng nhất là những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn”. Tôi sẽ khó tìm được một người cần đến lòng thương xót hơn một người đang chết công khai, hơi thở bị cắt đứt 8 phút 46 giây, cho đến khi anh ta không nhúc nhích nữa. Chúng ta, ngay cả những người cố gắng cầu nguyện hàng ngày, có tin rằng kinh Mân côi của chúng ta có hiệu quả không? Phải chăng chúng ta không nghĩ rằng có thể không chỉ mẹ của anh ấy mà cả Mẹ Đầy Ơn Phúc của Chúa Giêsu và tất cả chúng ta, có thể đã nghe lời cầu xin đó và được Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta gửi đến để an ủi anh ấy trong giờ anh ấy cần nhất? Tôi nghĩ vậy.

Hãy cầu xin Danh Ta

Nếu bạn cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi ngày hôm đó, bạn đã cầu nguyện cho George Floyd, dù bạn biết điều đó hay không. Tuy nhiên, sức mạnh của việc cầu nguyện cho ai đó bằng cách nêu tên tên, cho chúng ta sự tập trung như tia laser vào nhu cầu của người đó. Bạn có cầu nguyện hàng ngày để chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, và khi có thể, biến những lời cầu nguyện đó thành hành động bằng cách tìm cách để chăm sóc mục vụ cho các anh chị em thiểu số bị áp bức của chúng ta không? Nếu không, thì đây là lúc thuận tiện cho bạn. Trước hết, nếu bạn cẩu nguyện và hành động như thế, người đó sẽ có vẻ giống con người hơn. Thật dễ dàng bỏ qua nhu cầu của người khác khi chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Kế đến, bạn có thể khám phá ra sự phân biệt chủng tộc nơi chính bạn, dù vô tình, và tìm ra những cách cụ thể để xử lý nó. Không ai trong chúng ta có thể làm được nhiều việc. Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã từng nói, liên quan đến công việc tuyệt vời của Mẹ, “có thể đó chỉ là một giọt nước trong đại dương, nhưng đại dương được tạo ra từ những “giọt nước”, và nếu không có “giọt nước” của tôi, đại dương sẽ ít một giọt nước”.

Tuần trước, tôi đã đổ một giọt nước nhỏ bé vào đại dương đó khi tôi cảm thấy mình, trong tinh thần cầu nguyện, buộc phải đi đến nơi ông Floyd qua đời. Như bạn có thể đoán, có một đài tưởng niệm tạm thời rất lớn về ông tràn ra giao lộ, và các bức bích họa trên các bức tường của cửa hàng nơi anh ta ghé thăm lần cuối trước khi bị bắt. Tôi đã đặt một chuỗi mân côi đặc biệt ở đó, bây giờ là một phần của đài tưởng niệm, tôi đã sử dụng nhiều lần chuỗi mân côi đó để cầu nguyện trước Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ [3]địa phương. Phò sinh không giới hạn ở phá thai. Khi một trong những gia đình của Chúa đau khổ, đặc biệt là theo cách như George Floyd đã đau khổ, thì không có gì rõ ràng hơn đó là một bức tranh do ma quỷ vẽ về văn hóa sự chết. Khi cầu nguyện với Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc của chúng ta tại chính nơi Floyd đã kêu cứu với mẹ mình, tôi đã xúc động không nói nên lời. Tôi có thể làm nhiều điều hơn nữa, và tôi không thể làm ít hơn.

 

Liệu tôi có thể thách thức bạn làm điều gì đó trong tuần này để giúp chữa lành cái tội gọi là văn hóa, và, nếu thích hợp, cái tội cá nhân kỳ thị chủng tộc trong cuộc sống của bạn không?

 

https://catholicstand.com/pray-my-name-racism-and-god/

Phêrô Phạm Văn Trung, chuyển ngữ.



[1] ND: graffiti.

[2] ND: mantra, Chân ngôn hoặc Chân âm, phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la (zh. 曼怛羅), các cách dịch ý khác là Chú (), Minh (), Thần chú (神咒), Mật ngôn (密言), Mật ngữ (密語), Mật hiệu (密號), cũng được đọc thẳng âm tiếng Phạn là Man-tra, có nghĩa là "lời nói chân thật", là biểu hiện của chân như. 

[3] ND: Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ. Tổ chức này tự gọi mình là "nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ", nhưng nó không liên quan gì tới việc bảo vệ sự sống; mà trái lại, liên quan nhiều hơn tới việc chấm dứt nó.


Mục Lục Thoáng Suy Tư