“HÔN NHÂN, MỘT HUYỀN NHIỆM’

TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA

(Bài IV : CHỮ TÂM TRONG HÔN NHÂN)

Vũ Hồng

 

 

NƠI BÌNH AN

Kể từ khi con người không tín thác vào Thiên Chúa, dành quyền làm chủ vận mệnh của mình, thì Sự Ác Sự Dữ nơi thế gian này chỉ tăng không hề giảm. Từ cực Bắc đến cực Nam địa cầu, từ kinh thành Vatican cho đến nhà tù đầy tội phạm, không nơi nào có được sự bằng an trọn vẹn. Từ quán Bar tiệm nhảy cho đến tu viện cổng kín tường cao, nơi nào cũng có sự ác.

Con người càng giỏi càng khôn thì sự ác càng khủng khiếp. Từ con dao, thanh kiếm, phải xáp gần nhau mới giết được một mạng người, thì hôm nay chỉ một trái bom trên cao rớt xuống, một hỏa tiễn ngàn dặm phóng đi cũng giết hàng trăm mạng người v. v.

Sự ác không bám vào đường đi lối về của nhân gian, không bám vào tường vách cung điện vua chúa, mà đã nằm sẵn trong lòng người. Con người đi đến đâu, sự ác sự khổ đi đến đó. Kinh thánh nói: “Vì tội ác ứa đầy, lòng yêu mến nơi nhiều người nguội mất.” (Mt 24: 12).

Bởi vì lòng con người không còn hợp nhất với lòng của Thiên Chúa, nên sự phân hóa có mặt khắp nơi. Phân hóa giữa vợ chồng. Phân hoá giữa cha mẹ con cái. Phân hóa chính ngay nơi bản thân mỗi người. Cho nên có những việc mình làm, mà Lương Tâm mình phải hối tiếc. Kinh thánh nói rõ: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ không muốn tôi lại làm, (Rm 7:19).

        Sự Ác là độc đạo dẫn đến sự chết, (1C 16: 56). Nơi nào không có sự chết, nơi đó mới có bằng an. Nhưng sự chết đã bao trùm cả thế gian, khiến cho nơi nào có con người, nơi đó có khăn tang mộ địa. Nỗi tuyệt vọng đến độ thánh Tông Đồ đã phải kêu lên: “Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi?” (Rm 7: 24).

Không ai. Không một ai có thể cứu. Nhưng Thiên Chúa xót thương, Ngài nói: “Tim Ta đảo lộn cả lên. Mối chạnh thương sôi réo trong lòng.” (Hs 11: 8). Và Thiên Chúa đã ban một cõi bình an cho con người, không phải nơi thiên đàng mai sau, mà ngay tại nơi trần gian đầy nước mắt này; cõi bình an đó là tấm lòng của Con Một Ngài: Đức Kitô Giêsu. Tấm lòng ấy không ở đâu xa, mà ở sát gần chúng ta, ở giữa mọi người. (Rm 10: 6-9). Tấm lòng ấy đang hàng ngày đứng chờ ngay bên cửa chúng ta. (Kh 3: 20).

THẾ NHƯNG . . .

Thế nhưng ít có ai đi tìm đến, kể cả những người đã được thanh tẩy. Ngay trong hội thánh, các linh mục tu sĩ có sứ mệnh đi rao giảng Tin Mừng, mà cũng chỉ học về thần học triết học, không có môn học nào về Tấm Lòng của Con Thiên Chúa, nguồn Suối, nguồn Sống, nguồn Yêu của mọi tâm hồn.

TIN MỪNG VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG

Tin mừng không phải là lời nói cho vui cái tai, cho mát cái đầu, mà Tin Mừng là Lời đâm thấu con tim, vì Tin Mừng là chính Đức Kitô Giêsu. Phêrô khi nói Tin Mừng cho mọi người, thì như sách Công Vụ ghi: “Nghe xong, họ bị đâm thấu lòng” và “trong ngày ấy, đã có thêm được lối 3000 linh hồn” trở về với Chúa Giêsu. (Cv 2: 37-41).

 Nhân gian có câu: “Đạo nào cũng tốt vì đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Nhưng Tin Mừng không khuyên dạy người ta ăn ngay ở lành. Vì ăn ngay ở lành, Thiên Chúa đã ban rồi, Ngài đã in sẵn vào lương tâm của từng người, để biết làm lành lánh dữ, nhưng con người không làm được, nên Đức Giêsu đã phải đến trong thế gian này. Vậy Tin Mừng là chính Đức Kitô Giêsu. (Xem Cv 2: 14tt, bài giảng đầu tiên của Phêrô.)

Muốn biết ai đích thật thì phải biết được tấm lòng của người ấy. Rao giảng về Đức Kitô mà mình không biết tấm lòng Ngài đối với mình ra sao, thì làm sao có thể nói cho người khác, để người ta theo Ngài.

Giáo dân suốt tuần lễ bôn ba vất vả, ngong ngóng đến Chúa nhật nghe Lời Chúa, đáng buồn là một số linh mục, trong bài giảng, ít nói về tấm lòng của Chúa Giêsu. Các ngài thường nói chuyện đời, lấy lời nhà văn này, lấy gương trong sách kia, khuyên ăn ngay ở lành, chẳng liên quan gì đến bài Phúc Âm vừa đọc.  Còn các bài giảng của mấy cha tiến sĩ, luôn che khuất gương mặt của Chúa Kitô, chỉ ưỡn ngực ra cho người ta chịu lấy cái thông thái của mình. Khổ hơn nữa là khi có giáo dân nào làm cha bực tức trong lòng, thì cha sẽ đem lên toà giảng dạy dỗ chung cả nhà thờ. Thánh lễ hôm ấy sẽ làm cho tâm hồn mọi người mất bình an.

TẤM LÒNG CỦA CHÚA GIÊSU

Khi các linh mục, các người trưởng gia đình, các người lãnh đạo, không có cái tâm của Chúa Giêsu, thì lòng những người đó luôn chất chứa đầy xao xuyến, như vậy những kẻ dưới quyền, những kẻ phải sống chung với họ, những kẻ thường ngày phải tiếp xúc với họ sẽ mất bình an vô cùng. Đó là địa ngục mà người ta được nếm thử ngay ở trần gian.

 “Thiên Chúa không gieo hỗn loạn, mà là bình an.” (1C 14: 33). Ai có tấm lòng của Đức Kitô người đó mới có bình an cho mình, cho gia đình mình và cho những người xung quanh.

Ai có cái Tâm Chúa Giêsu nơi trái tim tội lụy của mình, người ấy sẽ được ơn hiểu biết tấm lòng của người khác, dù chỉ gặp, chỉ tiếp xúc một hai lần. Ngay cả khi tiếp xúc với linh mục giám mục, hoặc những người có địa vị xã hội, có kiến thức hơn mình. Sẽ được thấy lòng của họ lộ ra ngay. Đây là một sự thật, và là một Ơn rất lạ mà Chúa Giêsu ban cho những ai yêu mến Ngài. Khi đọc lời này, nếu nghi nan, bạn hãy nhớ lời Chúa nói: “Hãy nếm thử mà xem.”

Trái Tim Chúa Giêsu là trung tâm an vui của mọi tấm lòng. Kinh thánh nói: “Lòng người nham hiểm khó lường”(Yr 17: 9). Nếu không cầu nguyện để có Chúa Giêsu trong lòng của mình, thì việc chung sống với tha nhân sẽ khổ vô cùng. (Như đã nói ở bài “Chữ Tâm III”). Khổ, bởi vì từng cá nhân, từng cộng đoàn, từng quốc gia đã mất lòng tin vào nhau. Là người Việtnam, nhất là những vị cao niên, cuộc đời đã nếm biết bao mất mát, khổ nhục, qua sự lươn lẹo của hai cái hiệp định Genève năm 1954 và Paris đầu thập niên 70, tiếp theo là biến cố 1975, chưa kể những đau tủi riêng, mình đã gặp, thì đã thấy rõ được lòng dạ con người.

CÁI TÂM TRONG GIA ĐÌNH

Mọi gia đình phải có Tấm Lòng của Chúa Giêsu ngự trị trong tâm mỗi người mới có hạnh phúc đích thật. Vợ chồng sống cùng một mái nhà, ăn cùng một mâm, nằm cùng một giường, tính nết của nhau thì có thể biết, nhưng lòng của nhau, suốt đời chưa chắc đã am tường.

Trong hôn nhân, quan trọng nhất là chữ Tâm. Không Tâm thì không Tình. Trong gia đình không sống với nhau bằng cái Tâm thì không thể nào có tình yêu, cho dù có sinh nhiều con. Bởi vì, bản chất của hôn nhân là Tình yêu. Nếu khi hai người có ý định kết hôn với nhau mà chỉ vì mục đích để sinh con mà thôi, thì hôn nhân ấy không thành.

Có một bà mẹ, đã than thở với người bạn gái về cuộc hôn nhân của mình: “Ngày tôi sắp bước vào hôn nhân, tôi còn qúa trẻ, nỗi buồn nhất của tôi, là khi mẹ anh ấy đến gặp mẹ tôi để dạm hỏi, bà ấy nói với mẹ tôi: ‘Tôi chỉ muốn con gái bà về đẻ cho tôi một đàn cháu, vừa trai vừa gái. Bởi vì khi gặp ai, người ta đâu có hỏi mình, bà có mấy chục cây vàng, mà người ta chỉ hỏi bà có bao nhiêu con, bao nhiêu cháu?’. Từ nghe lời đó, suốt cuộc hôn nhân lòng của tôi lạnh như tiền. Họ coi tôi như cái máy đẻ mất rồi. Nếu tôi không sinh con cho họ thì tôi sẽ bị đối xử ra sao?

GIA ĐÌNH CÁI NÔI YÊU THƯƠNG

Thiên Chúa là Tình Yêu (1Yn 4: 8). Ngôi Cha yêu mến Ngôi Con thì tình yêu ấy là Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa không bao giờ cô đơn, Ngài giầu có vô phương dò thấu. Vì một Thiên Chúa, mà là Ba Ngôi, chúng ta thường nói: Thiên Chúa có Ba Ngôi là sai. Cái gì Có (have) thì không thuộc vế bản chất, mà là vật ngoại thân. Cho nên ‘Thiên Chúa là Ba Ngôi’.

Khi dựng nên ‘người’, Ngài không để nó cô đơn, Ngài đem sự giàu có phong phú của Ngài ban cho nó.

Khi đã làm ra người nam, Chúa nói: “Không tốt, nếu người chỉ có một mình.”(Kn 2: 18). Khi dựng nên người nữ, Chúa không dùng xương bàn chân người nam, mà Ngài chọn chiếc sương sườn của nó để nắn ra người nữ. Xương sườn tuy mỏng manh, nhưng lại rất quan trọng, vì nó bảo vệ cho trái tim và hai lá phổi, trung tâm của sự sống của đàn ông. Cho nên Kinh thánh nói: “Chồng phải yêu mến vợ như Đức Kitô đã yêu mến Hội thánh . . .”(Ep 5: 25).

        Vì thế hôn nhân xuất phát từ: Một lòng một dạ tương kính nhau, rồi mới dẫn đến một xương một thịt với nhau được. Khi hai cái lòng mà không còn là một, thì xương thịt tức khắc rã rời. Vợ chồng ăn nằm với nhau mà cái lòng lạnh tanh thì là một cực hình, nhất là đối với người nữ. Trong cuốn All for Sex, tác giả là một số bác sĩ, (không nhớ tên) trang 15 viết: “. . . If someone’s husband, . . . forces her to have sexual intercourse, it is called acquaintance rape.  Nếu người vợ không muốn mà cứ phải chịu sự giao hợp, thì đó là sự hiếp dâm quen thuộc.”       

Vợ chồng sống với nhau không còn cái TÂM, mà bằng cái lý, sự ác đã bắt đầu có trong gia đình, vì cái lý thì kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Có câu chuyện kể trong báo ĐMHCG như sau . . .      Còn tiếp


Trở Về Trang Mục Lục Giáo Dục
Trở Về Trang Nhà