Lương Tâm

Lm. William G. Most

 

Lương tâm có phải là tiếng nói âm thần nhỏ bé, hay là tiếng nói của Chúa không? Không hẳn vậy. Nếu đó là tiếng nói của Chúa, thì không bao giờ có thể có sai lầm - nhưng lỗi lầm lại  rất thường xảy ra. Đúng hơn, lương tâm là sự phán xét của lý trí về đạo đức về các hành vi được thực hiện tại đây và lúc này, hoặc các hành vi đã làm xong.

Thiên Chúa đã can thiệp vào ý nghĩa đó, như trong sách Giêrêmia đoạn 31:33 "Ta sẽ viết trên tim lòng chúng" (1). Điều này được lặp lại trong thư gửi Rô-ma 2:15, nơi Thánh Phao-lô nói về những người dân ngoại không biết luật pháp được tiết lộ: "Những người như thế cho thấy rằng việc Luật dạy đã được viết trong lòng họ…”.

Nhân chủng học hiện đại cho thấy người nguyên thủy có kiến ​​thức đáng nể về những điều cơ bản trong nguyên tắc luân lý. Tuy nhiên, điều này có thể bị xóa nhòa bởi phong tục tập quán không tốt đẹp của bộ tộc, hoặc do sự giảng dạy sai lầm trong trường học. Chẳng hạn, khi các trẻ em được dạy "hãy lượng định", ý nói rằng nếu điều gì đó cảm thấy tốt thì nó là tốt, hoặc theo những điều như thuyết tỷ lệ (2), nói rằng không có sự tuyệt đối về đạo đức, thì không có hành động nào là tốt hay xấu theo bản chất của nó: chúng ta phải xem xét, họ nói, ý hướng và hoàn cảnh. Họ cho rằng về mặt đạo đức, ý hướng cho phép mọi hành động. Tất nhiên, những quan điểm này đã bị lên án mạnh mẽ trong Thông điệp Ánh Sáng Rạng Ngời Chân Lý (Veritatis Splendor) ngày 5 tháng 10 năm 1993.

Vì vậy, nó có một số điều sai lầm rất tự nhiên. Aristotle, người cho rằng đạo đức phụ thuộc vào luật vàng “trung dung” (3), ví dụ, lòng can đảm là vị trí trung gian giữa sự cuồng nhiệt và nhút nhát, nhưng lại nói rằng có những điều không áp dụng trung dung: giết người, ngoại tình, trộm cắp (Ethics 2. 6).

Vì vậy, lương tâm là sự phán đóan hợp lý, chứ không phải tiếng nói của Thiên Chúa, nên có thể sai lầm. Có hai loại sai lầm, khả kháng và bất khả kháng. Lỗi lầm khả kháng, có thể lướt thắng và nên tránh hoặc sửa chữa. Lỗi lầm bất khả kháng, ít ra là thực tế không thể tránh khỏi.

Để tránh sai lầm, lương tâm phải tuân theo lời dạy của Giáo hội. Công đồng Vatican II đã không thay đổi điều này. Trong Hiến chế Mạc khải (Divine Revelation) số 10: "Nhiệm vụ chú giải đích thực Lời Chúa đã được viết hay lưu truyền (Kinh thánh hay Thánh truyền) chỉ được ủy thác cho Quyền Giáo Huấn sống động của Giáo Hội và Giáo Hôi thi hành quyền đó nhân danh Chúa Giêsu” (4). Điều này không mâu thuẫn với những gì được nói trong Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo chương 3: "Một người không nên bị buộc phải làm trái với lương tâm của mình. Cũng không được ngăn cản người ấy hành động theo lương tâm của mình, đặc biệt là trong các vấn đề tín ngưỡng." Nhưng tuyên bố đó phải có hiệu lực từ Chính quyền dân sự. Tuyên ngôn nói rằng có quyền tự do tôn giáo - không có nghĩa là có quyền được sai lầm, mà chỉ là quyền không bị bỏ tù, v.v. vì những niềm tin tôn giáo sai lầm đẹm lại. Điều này không thay đổi những gì đã được nói trong Sách Khải Huyền chương 10, vừa được trích dẫn, vì văn bản trong Khải Huyền không đề cập đến vũ lực từ chính quyền nhưng được Giáo Hội bảo vệ qua sự dạy dỗ thánh thiện, uy quyền dưới sự hướng dẫn của Chúa Kytô. Trên thực tế, ngay cả Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo chương 1 cũng nói: "Nó [tài liệu hoặc công đồng này] giữ nguyên vẹn học thuyết Công giáo truyền thống về nghĩa vụ của con người và xã hội hướng tới Giáo hội duy nhất đích thực." Điều này thực sự kêu gọi thiết lập một Giáo hội, được hỗ trợ bởi Chính quyền - tuy nhiên, không phải theo cách mà Chính quyền cấm các tôn giáo khác.

Vì vậy, một người nên làm theo lương tâm của mình, nhưng trước thời điểm đó, người ấy bắt buộc phải có ý thức luân lý nghiêm chỉnh để quân bình lương tâm của mình với lề luật của Thiên Chúa như đã được Giáo hội Công giáo dạy dưới sự che chở ơn trên. Người ấy có thể không nói: "Nhưng tôi nghĩ khác, lương tâm mách bảo tôi điều khác". Đối với một người như thế, chúng ta có thể trích dẫn Phúc âm, Mt 18: 15-17, cho chúng ta biết rằng khi một Kitô hữu làm sai, trước tiên chúng ta nên sửa anh ta một cách riêng tư, sau đó, nếu cần, với sự giúp đỡ của hai hoặc ba nhân chứng. Nhưng rồi cuối cùng, hãy kêu gọi trong Giáo hội: "Còn nếu cộng đoàn, nó cũng chẳng màng nghe ngươi hãy kể nó như người ngoại, người thu thuế”. Người đang có vấn đề có thể không nại đến lương tâm riêng mình. Nhưng họ có bổn phận đi theo con đường giáo huấn của Giáo hội. Nếu anh ta từ chối, thì chúng ta đối xử người đó như một người ngoại giáo và người thu thuế, chứ không phải như một người Công giáo đang thực thi quyền của mình. Vì Giáo hội Công giáo không phải là một thể chế dân chủ, trong đó chính quyền phải đối thoại với mọi người dân. Đúng, tất cả nên được thực hiện trong đường lối mục vụ và thiện hảo. Nhưng khi tất cả đã hoàn tất, điểm quan trọng là: người ấy cần chấp nhận sự giáo huấn của Giáo hội. Vì vậy, thư Thánh Phaolô gửi Titô nói (3:10): "Sau khi đã cảnh cáo một hay hai lần, anh hãy loại đi”. Từ ngữ dị giáo ở đây chưa phải là thuật ngữ chuyên môn: nó có nghĩa là bất kỳ ai theo giáo lý sai lạc và từ chối nghe theo Giáo hội. Người đó bị coi như Mt 18:17 đã nói, như một người ngoại giáo và thu thuế.

Giả sử một người muốn coi mình là thợ nề, nhưng đã không theo những nguyên tắc cơ bản của nghể thợ nề. Người ấy sẽ không phải là một thợ nề đích thực. Tương tự như vậy, một người không tuân theo những lời dạy trên đây của Giáo hội Công giáo, đặc biệt là trong Sách Khải Huyền chương 10 thực sự không nên gọi mình là người Công giáo, mà là Tin lành. Đối với những anh chị em Tin lành mỗi người theo cách giải thích riêng mình, mỗi người tự quyết định vận mệnh mình. Còn người Công giáo đi theo lối của Giáo hội.

Giả sử một người có quan niệm sai lầm rằng ăn chuối là tội trọng? Tất nhiên chúng ta nên cố gắng điều chỉnh suy nghĩ của người ấy. Nếu chúng ta không thể, và nếu sau đó anh ta ăn một quả chuối, anh ta sẽ mắc tội trọng, không phải vì ăn chuối là tội trọng, mà vì lòng tin sai lầm của anh ta.

Chúng ta có thể trở lại ban đầu và hỏi rằng nếu một người không tin vào điều gì đó. Chẳng hạn như tránh thai là tội lỗi, thì người ấy có bị kết án không? Một cách khách quan là không. Về mặt chủ quan, nếu anh ta không được khai mở để thấy sự thật, thì người ấy có thể không chính thức mắc tội tránh thai. Đáng buồn thay, điều này đang xảy ra ngày nay, khi đã có và có quá nhiều sự giảng dạy sai lầm từ các linh mục và giám mục về vấn đề này và nhiều điều khác nữa. Nhưng không một linh mục nào cố ý cho Rước Lễ, v.v ... cho một người tội lỗi như vậy, nếu tội lỗi của người đó phạm công khai. (Linh mục hay các thừa tác viên không được ban Bí tích Thánh Thể  cho những người phạm tội công khai rõ ràng, nhưng không áp dụng đối với những người phạm tội kín, vì các ngài không biết). Chúng ta cũng không được nói với người ấy rằng: Nếu bạn nghĩ rằng mọi chuyện ổn, thì mọi chuyện sẽ ổn cả (Levi 4), nơi một số trường hợp mà một người vi phạm luật pháp của Chúa mà không biết mình đang làm điều sai trái trong thời điểm hành động. Khi người đó nhận ra việc đó, họ phải có nghĩa vụ phải làm việc hy sinh để đền bù cho những lỗi lầm mặc dù không cố ý. Thiên Chúa trừng phạt Pha-ra-ô và gia đình ông một cách nghiêm khắc qua sự kiện Vua: vì lòng trung thành tốt, đã lấy vợ của Áp-ra-ham (Sáng thế 12:17).

 

Nguồn: CatholicCulture.org

JB. Đào Ngọc Điệp, chuyển ngữ

-----------------------------------------------------------

Chú thích của người dịch:

(1) Tất cả các câu Kinh Thánh tiếng Việt trong bài này đều trích từ bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT

(2)  proportionalism :Thuyết tỷ lệ là một lý thuyết đạo đức nằm giữa lý thuyết hệ quả và lý thuyết phi sinh vật học. ... Thuyết tỷ lệ khẳng định rằng người ta có thể xác định hướng đi đúng đắn của hành động bằng cách cân nhắc điều thiện và điều ác cần thiết do hành động gây ra. Kết quả là, chủ nghĩa tỷ lệ nhằm mục đích chọn ít tệ hại hơn

(3) golden mean: của triết gia Aristotle - ý nghĩa vàng. Hành vi đạo đức là trạng thái trung dung giữa hai thái cực - ở một bên là cực tốt, ở bên kia là cực xấu. Tìm một vị trí vừa phải giữa hai thái cực đó, và bạn sẽ hành động có đạo đức.

(4) Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Bản dịch của Giáo hoàng học viện Pio X, 1972


Trang Giáo Dục