34. HUẤN LUYỆN NỘI TÂM - GIÁO DỤC TÔN GIÁO

 

Với đề tài quen thuộc một lá thư viết:

“Ta muốn nói một chút về Thánh Lễ Chúa Nhật có được không ? Vâng, tôi không bao giờ bỏ lễ Chúa nhật, tôi đi bất cứ nhà thờ nào tôi gặp. Kể từ khi có trí khôn, đôi ba lần tôi vắng mặt, vì vậy nó có thể đếm được trên đầu ngón tay. Tôi tin chắc rằng tôi đã dạy các con tôi, 22 tuổi và 18 tuổi, tầm quan trọng của việc này, nhưng tiếc thay tôi phát hiện ra rằng khi chúng đi nghỉ hè một mình, chúng đã không xem việc tìm một nhà thờ để tham dự Thánh Lễ là cần thiết. Nếu có bất kỳ người bạn nào hùa theo chúng liền bỏ ráo cả, trừ khi chúng từ bỏ ý định đó ; tóm lại, đối với chúng Thánh Lễ là một việc không bắt buộc. Và rồi, sau khi thỏa lòng bỏ luật giữ ngày Chúa Nhật, chúng bình thản rước lễ. Tôi tự hỏi: Tôi quá tuân thủ lề luật hay chúng quá hời hợt chăng? Tuy nhiên, tôi không bao giờ đòi buộc Thánh Lễ như là một nghĩa vụ và thế là đủ. Xin vui lòng tìm cách giúp tôi một tay để nếu được làm cho chúng chú ý và có trách nhiệm hơn”.

Ký tên: Một bà mẹ thất vọng

 

Trong thế kỷ thứ mười tám, người Do Thái có một câu chuyện kể về một thanh niên ước mong trở thành thợ đóng móng ngựa. Cậu ta bắt đầu làm người tập sự và nhanh chóng học được những kỹ thuật trong nghề. Cậu đã học để sử dụng cái kìm, cái kẹp, ống bễ thổi hơi, học để rèn sắt trên đe. Có được một nghề trong tay, cậu ta đã tìm được việc làm trong xưởng rèn của hoàng gia. Tuy nhiên, một khi có được tất cả các kỹ năng trong việc sử dụng các công cụ nghề nghiệp, cậu ta đã bộc lộ sự vô dụng vì đã không được học cách sử dụng đá lửa để nhóm lửa, điều thiết yếu cho công việc của mình.

Hiển nhiên là con cái ta phải hấp thụ các khả năng chuyên môn nào đó (biết đọc, biết bơi lội, biết sử dụng máy tính), phải chuẩn bị để sống trong thế kỷ 21. Nhưng nếu ta không còn gì khác để cung cấp cho chúng, nếu phủ nhận khía cạnh tinh thần, ta chẳng chú tâm gì đến các khía cạnh của đời người, như thể cuộc đời không có một trọng tâm. Trong một số nền văn hóa, quá trình khám phá về trọng tâm thuộc tinh thần này chỉ đơn giản được gọi là học để nên người.

Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng thời nay. Cho dù chẳng mấy ai đề cập về nó. Không cần phải khởi sự từ những học thuyết trừu tượng và thậm chí cả vốn liếng giáo lý, có lẽ người ta nhớ mang máng vậy thôi. Khi con cái bắt đầu sự giáo dục “Kitô giáo” của mình, ở lớp giáo lý, chúng nghe những lời cao vời và tuyệt đẹp như : Chúa Cha, tha thứ, tình yêu, trông đợi, bẻ bánh, Phục Sinh, ơn huệ... Phần đông trong bọn trẻ sẽ là “những cái thùng rỗng”, những lời lẽ khá vô nghĩa. Chúng ráng chịu đựng đôi chút, sau đó (thường ở tuổi vị thành niên) chúng sẽ từ bỏ Giáo Hội, để ra khỏi sự nhàm chán.

Quá nhiều người đã quên rằng liên quan đến gia đình thì “chan chứa” ý nghĩa những ngôn từ đậm nét “tôn giáo”.

Gia đình là cái nôi, là nguồn gốc của đời sống tâm linh. Đây là nơi người ta kinh nghiệm về Thiên Chúa. “không ai thấy được Thiên Chúa” (Ga 6, 46), con cái lại phát hiện thấy Thiên Chúa nơi người mẹ và người cha của mình. Nơi đây trẻ khám phá ra ý nghĩa của các ngôn từ như : tiếp đón, trung thành, kinh ngạc, hy sinh, ăn chung v... v...

Gia đình chuyển trao vốn sống. Nếu ta chỉ truyền tải cho con cái ngôn từ tôn giáo, hoặc những mô tả mơ hồ về đời sống tâm linh mà không cung cấp cho trẻ bất cứ điều gì trên bình diện kinh nghiệm, điều đó làm như thể ta trao cho trẻ một cây kem dâu khiến chảy cả nước miếng, và rồi chỉ trao cho cái vỏ bánh mà bên trong rỗng tuếch. Giáo dục tâm linh nảy sinh từ và trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách chia sẻ với con cái lòng yêu mến thiên nhiên, những niềm vui nho nhỏ trong đời sống gia đình, tình chung thủy và tình yêu vô điều kiện, cha mẹ đang cho con cái thấy khuôn mặt của Thiên Chúa.

Gia đình phải sinh hoạt như là cộng đoàn tâm linh. Trước hết nó là một biểu hiện sống động của các “mối ràng buộc thiêng thánh” : nghĩa là người ta có một chỗ đứng trong một cộng đoàn, điều muốn nói liên quan đến những con người hơn là những đồ vật, những hỗ trợ có thể trao ban cho thành viên của nhóm. Trong cách thức an bình, tình yêu và sự tha thứ là thành phần bất khả phân ly trong đời sống hàng ngày.

Gia đình vận hành như một cộng đoàn của kỷ niệm: “Cha mẹ có bồng ẵm ngay sau khi sinh con ra không ?”. “Hãy kể cho chúng con nghe khi mẹ và bố cưới nhau đi!”.

Gia đình đưa ra một cung cách sống và những kiểu mẫu ứng xử. Cha mẹ trao cho con cái “những chiều kích” sống. Một người mẹ với bé trai chín tuổi: “Tiền bạc chẳng là tất cả”. Cậu bé đối lại: “Mẹ à, mẹ biết rằng tiền bạc là tất cả mà!”.

Gia đình là nơi người ta học biết hy vọng. Con cái nhanh chóng nhận ra rằng thế giới không chỉ có hòa bình và hòa hợp. Trẻ phải đối mặt với rất nhiều “khoảnh khắc dã man”, đau thương, chán chường, thất vọng. Trẻ cần biết thừa nhận đau thương và đạt được sự an bình nhờ một sự chỉ dẫn ân cần : đây là chiều kích chính yếu trong việc giáo dục tâm linh theo truyền thống Thánh Kinh của ta. Việc giáo dục đó cốt yếu trong việc nhận ra mặt tối trong chính ta và trên thế giới, biết rằng người ta vẫn có thể bước về phía trước. Có nghĩa là đảm bảo rằng con cái của chúng tôi đang phải đối mặt với thất bại của họ trong sự chắc chắn được yêu. Việc đó có nghĩa là làm sao cho con cái biết đương đầu đối với những thất bại trong sự an tâm biết mình được yêu thương. Việc đó muốn nói cho biết rằng đau khổ và bi kịch là một thực trạng của thế giới ta đang sống, nhưng nó không phải là tiếng nói chung quyết. Và nếu ta đang lo lắng về các tin thời sự, tại sao không cùng nhau cầu nguyện? Câu chuyện về cuộc xuất hành khỏi Ai Cập có một thông điệp rõ ràng cho con cái đang học mẫu giáo.

Trở nên thành phần trong một cộng đoàn đức tin “lớn hơn”. Thuộc phần tử của giáo xứ và Giáo Hội trở thành một cách để thể hiện căn tính của riêng mình.

Khi đề cập đến Thiên Chúa người ta phải tránh một số cạm bẫy: Cha mẹ không nên đối xử với Thiên Chúa như là một phương tiện, sử dụng Chúa như một mối đe dọa; cha mẹ nên nuôi dưỡng tương quan cá nhân thân tình với Thiên Chúa, đặt trên nền tảng cảm xúc sâu xa; đừng làm cho Thiên Chúa thành ra nhàm chán và đáng ghét cực độ.

Chú ý tới sự thiêng thánh. Điều đó có nghĩa là tôn vinh sự hiện diện của Thiên Chúa trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày nơi gia đình. Cha mẹ cần sáng tạo ra các lễ nghi (đọc những đoạn Kinh Thánh và cầu nguyện với một ngọn nến thắp sáng, tổ chức những ma chay giỗ chạp, ngày cưới và các ngày đặc biệt khác).

 

Chỉ có hai điều mà cha mẹ có thể hy vọng trao ban cho con cái : bộ rễ và đôi cánh.