CÓ CẦN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN LẠI KHÔNG?

 

 

Người Công Giáo khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy đã long trọng tuyên xưng niềm tin tuyệt đối của mình vào Đức Kitô Phục Sinh qua việc đáp lại lời của Linh Mục:

-       Anh chị em có từ bỏ ma quỉ không?

-       Thưa con từ bỏ.

-       Anh chị em có từ bỏ mọi việc của ma quỉ không?

-       Thưa con từ bỏ.

-       Anh chị em có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỉ không?

-       Thưa con từ bỏ.

-       Anh chị em có tin kính Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?

-       Thưa con tin

-       Anh Chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha không?

-       Thưa con tin.

-       Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không?

-       Thưa con tin.

Hàng tuần trong các thánh lễ Chúa Nhật, chúng ta cũng lập lại lời tuyên xưng đức tin này qua Kinh Tin Kính: “Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công giáo và tông truyền“. Lời tuyên xưng này, chính là lập trường sống niềm tin của mỗi người Kitô hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông điệp “Tin Mừng Sự Sống” (Evangelium Vitae, 1995) đã khuyến khích người Công Giáo can đảm biểu lộ niềm tin bằng hành động bất chấp mọi phản kháng, bất lợi, hay các mũi dùi tấn công của người có niềm tin đối nghịch.

 

Năm 2004, là năm bầu cử Tổng Thống của Hoa Kỳ. Thượng Nghị Sĩ John F. Kerry là khuôn mặt sáng giá nhất của Đảng Dân Chủ. Ông là người Công Giáo và kỳ vọng sẽ được đảng đề cử chính thức trong Đại Hội Đảng Dân Chủ toàn quốc trong tháng Bảy sắp tới, để tranh cử cùng đương kim Tổng Thống George W. Bush của Đảng Cộng Hoà. Như vậy, Ông sẽ là ứng cử viên Tổng Thống Công Giáo đầu tiên của một trong hai Đảng chính của Hoa Kỳ, kể từ thời Tổng Thống John F. Kennedy. Oâng rất hi vọng người Công Giáo sẽ triệt để ủng hộ Ông. Ông đã gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội (ĐHY Theodore E. Mc Carrick, Washington, ngày 15 tháng Tư và ĐHY Roger Mahony, Los Angeles, ngày 05 tháng Năm) và đã công khai nói chuyện với các cử tri Công Giáo tại Đại học đường Georgetown, Washington ngày 07 tháng Tư. Dĩ nhiên, người Công Giáo có người ủng hộ và có người chống Ông.

 

Những người Công Giáo ủng hộ lý luận rằng Ông là người Công Giáo vì năng dự lễ Chúa Nhật với gia đình (Kerry, A Call to Service, 2003). Ông là người Công Giáo, nên sẽ có lối đối xử nhân đạo hơn với tù nhân Iraq. Ông là người Công Giáo, nên sẽ có đường lối ngoại giao trên trường quốc tế bác ái hơn và như vậy sẽ hoạch định một chiến lược kinh tế thuận lợi hơn cho quốc dân. Lập trường của Ông đã rất rõ ràng, khi Ông công khai đả kích Tổng Thống đương nhiệm về chính sách ngoại giao, đường lối nhân đạo và hành vi hiếu chiến có tính cách xâm lăng và áp đặt đối với Afganishtan và Iraq, vv… Ông là người có lập trường rõ ràng đối với một vài vấn đề luân lý sôi bỏng, như việc dự luật cấm Chính Phủ Liên Bang hợp thức hoá hôn nhân cho người đồng tính luyến ái, cấm cung cấp những quyền lợi cấp Liên Bang dành cho những cặp “vợ chồng” đồng tính và cho phép các Tiểu bang được tự do định nghĩa chữ “hôn nhân” theo ý Tiểu bang, cũng như có quyền từ chối việc công nhận “hôn nhân đồng tính” của những Tiểu bang khác (DOMA, Defense of Marriage Act). Dự luật này được Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn năm 1996, với số phiếu 81-14 tại Thượng viện và 342-67 tại Hạ viện. Kerry là một trong 14 người chống lại tại Thượng viện. Với tư cách Thượng Nghị sĩ cấp Liên bang, Ông được coi là người có lập trường cứng rắn về vấn đề luân lý vì chính phủ Clinton chỉ cấm cấp Liên bang mà lại bỏ ngỏ cho cấp Tiểu bang (Rising Tide, Spring 2004, p.9).

 

Những người Công Giáo chống Kerry lý luận ngược lại. Kerry là người chỉ mang nhãn hiệu Công Giáo, hơn là một người Công Giáo sống đạo. Ông cùng gia đình năng dự lễ Chúa Nhật chỉ mới là hành vi biểu lộ đức tin, nhưng chưa thực sự sống đức tin. “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc. 2, 20). Thực thế, để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới, năm 2002, Kerry thay đổi lập trường Ông đã có năm 1996 với dự luật DOMA. Ôâng ký văn thư chính thức ủng hộ Quốc Hội Tiểu Bang Massachusetts trong Tu Chính Aùn cho phép hợp thức hoá hôn nhân đồng tính tại Tiểu bang này (Rising Tide, Spring 2004, p. 9). Ông cũng công khai ủng hộ việc phá thai của phụ nữ, thừa nhận phán quyết của toà Thượng Thẩm trong vụ án Roe vs. Wade năm 1973 là chính xác (qua vụ án Roe vs. Wade, Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ hợp thức hoá việc phá thai trên toàn quốc). Trong kỳ bầu phiếu mới đây của Thượng Viện, Kerry đã bỏ phiếu chống dự luật cấm phá thai dù chỉ là thời kỳ đầu thụ thai (partial-birth), và ông nỗ lực hủy bỏ việc cấm phá thai trong quân đội viễn chinh Hoa kỳ. Trả lời cuộc phỏng vấn của đặc phái viên AP hồi tháng 08, 2003 là tại sao là người Công Giáo mà Ông lại làm ngơ trước giáo huấn của Giáo Hội về lập trường chống phá thai như vậy. Ông mạnh miệng trả lời rằng: “Tôi tin tưởng nơi Giáo Hội và rất quan tâm về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là Giáo Hội đừng ra huấn thị cho các chính trị gia. Vì như thế là vượt quá ranh giới một cách thiếu chính đáng tại Hoa Kỳ” (Tiding, May 14 2004, p. 11). Lời phát biểu của ông gây phẫn nộ nhiều người Công Giáo. Tuyên bố như thế là công khai phủ nhận quyền Giáo Huấn của Giáo Hội, là làm ngơ các văn kiện của Toà Thánh Vatican phát hành năm 2003: các chính trị gia Công giáo phải có “bổn phận rõ ràng và nghiêm túc” (grave and clear obligation), chống lại bất cứ luật lệ nào vi phạm lời giáo huấn của Giáo Hội về quyền sống và hôn nhân đồng tính. Trong buổi gặp gỡ cử tri Công Giáo tại Đại học Georgetown, giữa những tấm bảng xanh đỏ vận động cho Kerry trong kỳ bầu cử, là một tấm bảng hiệu lớn nền trắng chữ đen treo ngay trước khuôn viên đại thính đường Gaston nơi Kerry tổ chức buổi nói chuyện: “Oâng không thể vừa là người Công Giáo và vừa ủng hộ việc phá thai”. Nhiều nhóm ủng hộ quyền bảo vệ sự sống của cả Công Giáo và nhiều giáo phái Tin Lành đã cực lực phản đối Kerry và yêu cầu Đức TGM Sean P. O’Malley, TGP Boston và các ĐGM khác ngăn cấm Kerry không được rước Mình Thánh Chúa, vì Oâng đã công khai bất tuân (public sin) giáo huấn của Giáo Hội về việc phá thai. Tháng 02, 2004, Đức TGM Raymond L. Burke, Giáo phận St. Louis từ chối trao Mình Thánh Chúa cho Kerry trong một Thánh lễ Chúa Nhật. Trước khi chính thức được bổ nhiệm cai quản Giáo phận St. Louis hồi tháng 12, 2003, ĐTGM Burke cũng đã yêu cầu các linh mục trong Giáo phận La Crosse của Ngài ở Wisconsin là không trao Mình Thánh Chúa cho các chính trị gia không tuân thủ các Giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề phá thai và trợ tử.

 

Một số người Công giáo chỉ trích hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ là thiếu mạnh bạo trong cách hành xử đối với Kerry. Chỉ từ chối cho Ông rước Mình Thánh Chúa trong thánh lễ Chúa nhật chưa đủ, phải rút phép thông công Kerry hoặïc phải triệt để cấm Ông không được rước lễ. Hành động công khai đi ngược với giáo huấn của Giáo Hội, sẽ gây nhiều tai hại và làm gương mù cho những người yếu kém lòng tin. Thực ra, công và tội chỉ có Thiên Chúa mới có quyền phán xét. Việc rước Mình Thánh Chúa của một người Công Giáo khi họ tham dự thánh lễ là sự tự quyết định của họ về tình trạng kết hiệp giữa cá nhân họ với Thiên Chúa trong ân sủng của Ngài và niềm tin họ có nơi Bí tích Thánh Thể. Nói cách khác, quyết định rước lễ là do nơi người rước Mình Thánh Chúa chứ không do nơi người trao Mình Thánh Chúa (ĐHY Roger Mahony, Tiding, May 14, 2004). Vì thế chỉ trích hàng Giáo Phẩm là điều không nên và không đúng.

 

Là người Công Giáo, điều chúng ta phải làm, là triệt để tuân thủ mười điều răn của Chúa, các điều răn và các lời Giáo huấn của Giáo Hội. Điều răn thứ năm: Chớ giết người. Chớ giết người không chỉ hạn hẹp trong ý nghĩa cầm dao, súng hay vũ khí để hạ sát nhưng kể cả những hành động ngừa thai và phá thai, tuyệt sản, thụ thai nhân tạo, đồng tính luyến ái, và trợ tử, vv… Tất cả những hình thức này là sản phẩm của văn hoá sự chết, là những cơ hội ngụy tạo do bản tính kiêu ngạo của con người đòi ngang hàng với Thiên Chúa, khi họ tự ý tàn sát những đứa con ruột thịt của chính họ.

 

Là người Công Giáo, chúng ta không tiếp tay với những người công khai chống lại lời giáo huấn của Giáo Hội, chẳng hạn, các cơ quan kế hoạch hoá gia đình, các bác sĩ chuyên khoa thụ tinh trong ống nghiệm, các cơ quan thương mại yểm trợ cho các dịch vụ phá thai, chuyển giống (Gay and Lesbian bisexual transgender), hay các chính trị gia ủng hộ việc phá thai, trợ tử, và hôn nhân đồng tính, vv… Tiếp tay là đồng lõa! “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Lc 9:50). Người chống lại lời Giáo Huấn của Giáo Hội, là người không ủng hộ Giáo Hội. Tiếp tay và ủng hộ những người đó, là chúng ta vô tình chống lại Giáo Hội. Theo họ là loại trừ Thiên Chúa và Tin Mừng sự sống của Ngài ra khỏi đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của chúng ta. Một khi loại bỏ Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống và bất chấp lề luật của Ngài, là từ bỏ việc thi hành chương trình tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Con người đã chính thức đón mời ma quỉ vào thống trị cuộc đời mình. Dĩ nhiên, ma quỉ sẽ trả ơn họ bằng sự chết.

 

 

JB. Đào Ngọc Điệp

17-5-2004


Trở Về Trang Mục Lục Giáo Dục
Trở Về Trang Nhà