CHARLES DE FOUCAULD:

CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN THIÊNG LIÊNG

Báo FIGARO số 17 638 ngày thứ tư 25.4.2001, ở góc dưới bên trái đã có bài "Le père de Foucauld vers la béatification" của Eùlie Maréchat. Và ở phần tiếp theo trong trang 9 bài viết lại mang một tựa đề khác, nhưng cùng một ý nghĩa "Le père de Foucauld sera bénétifié". Cả hai tựa đề trên có thể dịch là: "Cha de Foucauld sắp được phong chân phước". Tác gỉa viết như thế là vì một ngày trước đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã ký một sắc lệnh nhìn nhận các "nhân đức anh hùng của cha Charles de Foucauld" Có thể nói cha Charles de Foucauld không xa lạ gì với giới Công Giáo Việt Nam, nhất là với những người quan tâm đến đời sống tâm linh và cầu nguyện.

Trước khi bước vào bài, độc giả nên biết điều này: Thường người ta dùng hai cách sau đây để gọi và nói về Charles de Foucauld: hoặc là cha Charles de Foucauld hay cha de Foucauld hay cha Foucauld hoặc là Frère Charles de Jésus hay Anh Charles (là tên khấn dòng của cha Foucauld).

I. TÓM TẮT TIỂU SỬ CỦA CHA CHARLES DE FOUCAULD

1. Một vài thời điểm đáng nhớ trong đời Charles de Foucauld:

- 15.09.1858: Sinh ra ở Strasbourg (Pháp),

- 30.10.1876: Nhập Trường Sĩ Quan Saint Cyr,

·      16.01.1890: Vào Tu Viện Trappe de Notre Dame de Neiges (Vùng Ardèche, Pháp),

2. Đôi nét về con người Charles de Foucauld:

·      Sinh ra trong một gia đình rất giầu có, quí phái và đạo đức,

·      Mồ côi cha mẹ từ rất nhỏ, hồi mới 6 tuổi,

·      Được ông nuôi dậy và hết mực thương yêu,

·      Xa dần đức tin nhất là trong giai đoạn học Triết tại Paris (1874-1876): Nhập Trường Sĩ Quan Saint-Cyr lúc 18 tuổi, rồi vào Trường Kî Binh Saumur.

"Trong 12 năm tôi đã sống không có Đức Tin. Trong thời kỳ ấy đối với tôi không có gì được tôi coi là có bằng chứng cả"

·      Có óc thám hiểm tìm tòi, có tài năng: Vào năm 1882, Charles de Foucauld giải ngũ, lao vào cuộc thám hiểm nước Ma rốc, với một tinh thần nghiên cứu nghiêm túc và lòng say mê; nhờ đó mà Charles de Foucauld đã nhận được Huy Chương Vàng từ Hiệp Hội Địa Dư và có được nhiều người biến đến.

- Có tâm hồn nhậy cảm nên trong thời kỳ thám hiểm Marốc Charles de Foucauld đã khám phá ra Niềm Tin của những người Hồi Giáo và thật sự ngưỡng mộ.

3. Biến cố thay đổi cuộc đời:

Khi ở Marốc trở về, Charles de Foucauld viết cho người bạn thân Henry de Castries:

"Trong thời gian tôi sống ở Paris để in tác phẩm hành trình thám hiểm Marốc của tôi, tôi đã gặp được những con người rất thông minh, đạo đức và nhiệt thành với Kitô giáo; tôi tự nhủ có lẽ đạo này không đến nỗi ngớ ngẩn, trong khi đó có một ơn nội tâm rất mãnh liệt thúc đẩy tôi; tôi đi đến nhà thờ mặc dù chẳng tin gì cả và ở đó rất nhiều thời gian lặp đi lặp lại lời cầu nguyện kỳ cục này: "Lạy Chúa, nếu có Chúa, xin Chúa hãy làm cho con nhận biết Chúa!"

Nghe lời khuyên của người chị em họ, Charles de Foucauld đến gặp cha Huvelin là linh mục ở nhà thờ Thánh Aâu-cơ-tinh, Paris, vào một buổi sáng cuối tháng 10 năm1886. Đây là cuộc gặp gỡ mang tính quyết định:

"Ngài (cha Huvelin) bảo con quỳ vào tòa giải tội vào một ngày cuối tháng 10 -khoảng giữa 27 và 30 - Chúa đã ban cho con mọi ân huệ, lạy Chúa của con! Nếu Thiên Đàng vui mừng khi có một tội nhân ăn năn trở lại thì khi con bước vào tòa giải tội thì Thiên Đàng đã vui mừng như thế!"

"Oâi ngày được chúc phúc! ngày được chúc lành!"

"Con xin ngài (cha Huvelin) dậy giáo lý cho con thì ngài lại bảo con quì xuống và xưng tội và sau đó ngài cho con lên rước lễ"

4. Định hướng cuộc sống và tương lai

Ơn trở lại của Charles de Foucauld xẩy ra cùng lúc với ơn gọi sống đời thánh hiến: "Ngay khi tôi biết được có Thiên Chúa, tôi hiểu ngay rằng tôi chỉ có thể sống vì một mình Thiên Chúa mà thôi: Ơn gọi tu trì của tôi phát sinh cùng lúc với đức tin của tôi: Thiên Chúa cao cả biết bao! Có một sự khác biệt vô cùng lớn lao giữa Thiên Chúa và tất cả những gì không là Thiên Chúa."

Cuộc sống và tương lai của Charles de Foucauld đã được định hướng bởi câu nói sau đây của cha Huvelin, câu nói đã in sâu vào tâm trí người thanh niên mới trở lại: "Chúa chúng ta đã chọn chỗ rốt hết đến độ chẳng ai có thể sánh được với ngài" Vì thế mà từ nay Charles de Foucauld theo đuổi mỗi một cuộc tìm kiếm: tìm cách nên giống Thầy mình là Đức Giêsu. Chúng ta thấy Charles de Foucauld tìm đến đời khổ tu của Tu Viện Trappe de Notre Dame de Neige ở vùng Ardèche (Pháp) rồi của Tu viện Trappe Akbès (Syri) nghèo hơn. Sau đó chúng ta thấy Charles de Foucauld tìm đến Nagiarét, xin làm "người giúp việc" cho các Nữ Tu Dòng Thánh Clara. Cũng vì muốn nên giống Thầy Giêsu mà Charles de Foucauld quyết định trở thành linh mục để "đem Tin Mừng cho những người nghèo hèn nhất". Cũng vì muốn bắt chước Thầy đi tìm những con chiên lạc mà Charles de Focuauld tìm vào sa mạc, đến sống ở Bénis-Abbès xa xăm và rồi định cư ở Tamanrasset thuộc vùng Hoggar hoang vắng. Luôn luôn cháy bỏng một khát khao nên giống Đức Giêsu khó nghèo, lao động, quên mình, tự hạ, tự huỷ..Luôn luôn khát khao muốn đem hết mọi người về với Chúa, nhất là những người ở xa nhất (xa theo cả hai nghĩa: địa dư và tâm linh: là những anh chị em tín đồ Hồi Giáo Phi Châu). Luôn ước muốn là "người anh em của hết mọi người" (frère universel) và muốn lập một Nhà Huynh Đệ (Fraternité) mở ngỏ cho mọi người: kitô hữu cũng như tín đồ Hồi giáo, muốn lập một Dòng Tu cũng có tên là Cộng Đoàn Huynh Đệ trong đó các anh tiểu đệ và các chị tiểu muội sẽ saün sàng làm tất cả mọi việc để "người ngoại trở lại".

5. Cái chết luôn được khát khao và đã được dự cảm trước

Cái chết đã đột ngột xẩy đến cho cha Charles de Foucauld vào tối 1.12.1916, ngay tại cửa ra vào lều của ngài, nơi mà ngài không hề rời xa mặc dù ngài rất muốn đi đến vùng biên giới đang có chiến tranh. Những thành phần nổi loạn đã muốn bắt ngài làm con tin và đã hành hạ ngài: Chúng lôi ngài ra khỏi lều, trói ngài lại mà ngài không hề chống cự. Chúng lục soát và cướp bóc căn lều nghèo nàn của ngài mà chẳng tìm thấy gì khả nghi. Trong lúc hoảng loạn một phát đạn được bắn thẳng vào ngài làm ngài gục xuống, tắt thở. Ngài hoàn thành sứ mạng của tình huynh đệ và tình hữu nghị bên những người nghèo hèn một cách âm thầm giữa một vùng xa xôi hẻo lánh cách biệt với thế giới.

Về cái chết đột ngột và tàn bạo này dường như cha Charles de Foucauld đã có dự cảm từ lâu vì ngài đã viết những dòng sau đây khi suy niệm câu Phúc Aâm"Người gục đầu, tắt thở" trong Gioan 19,30:

"Lạy Chúa Giêsu của con, Chúa đã chết và đã chết vì chúng con! Nếu chúng con thực sự tin vào điều ấy thì chúng con- thay vì sợ hãi- phải khao khát được chết tử đạo là dường nào! Dù người ta giết hại chúng con vì động cơ gì, nếu trong đáy lòng, chúng con đón nhận cái chết bất công và hung tàn ấy như một hồng ân từ tay Chúa trao, nếu chúng con cảm tạ Chúa về hồng ân ấy như là một cách bắt chước cái chết của Chúa, thì chúng con sẽ chết trong tình yêu tinh ròng và cái chết của chúng con sẽ là một hy tế tỏa ngát hương thơm. Và nếu đó không phải là cái chết tử vì đạo theo nghĩa chặt và đối với con mắt loài người thì cũng sẽ là một hình ảnh tuyệt hảo về cái chết của Chúa và là một kết thúc đầy yêu thương dẫn chúng con vào Thiên Đàng"

Câu châm ngôn mà Charles de Foucauld gắn trên tường để nhắc nhở mình phải sống thế nào:

"Sống ngày hôm nay như thể tối nay con sẽ chết TỬ VÌ ĐẠO" (Vivre aujourdhui comme si je devrais mourir ce soir MARTYR).

"Hãy nghĩ rằng con phải chết tử vì đạo, bị tước đoạt hết tất cả, nằm sõng soài trên đất, trần truồng, không nhận diện được, loang lổ máu và vết thương, bị giết chết một cách tàn bạo và đau đớn.và con hãy ước ao việc ấy xẩy ra trong ngày hôm nay!"

Trong thư gửi Đức Cha Guérin, Charles de Foucuald đã viết câu này:

"Chính trong giờ phút tự hủy trọn vẹn nhất mà Chúa Giêsu dã cứu chuộc nhân loại"

Và vào chính buổi sáng ngày 1.12.1916, Charles de Foucauld đã viết cho người chị em họ là Bà Marie de Bondy dòng chữ này:

"Sự tự hủy của chúng ta là phương thế hiệu quả nhất giúp chúng ta kết hiệp với Đức Giêsu và mưu ích cho các linh hồn"

II. DI SẢN THIÊNG LIÊNG CHA CHARLES DE FOUCAULD

Có thể nói cha Charles de Foucauld chết đi đã để lại cho Giáo Hội một di sản thiêng liêng hết sức to lớn và độc đáo. Chính vì thế mà đời sống và sứ điệp của ngài có sức hấp dẫn và lôi cuốn kỳ lạ làm say mê không biết bao tâm hồn tiến bước theo chân ngài đi tìm một đời sống thánh thiện anh hùng nhưng âm thầm, kín đáo. Chúng ta có thể liệt kê - một cách hết sức vắn gọn - những đặc điểm sau đây thuộc kho tàng di sản thiêng liêng của cha Foucauld:

1. Một Tình Yêu Tuyệt Đối đối với Thiên Chúa:

Câu nói ngắn ngủi dưới đây cho thấy tính tuyệt đối ấy:

"Ngay khi tôi biết được có Thiên Chúa, tôi hiểu ngay rằng tôi chỉ có thể sống vì một mình Thiên Chúa mà thôi"

2. Một khát khao cháy bỏng nên giống Chúa Giêsu khó nghèo, lao động, tự hạ:

Charles de Foucauld đã diễn tả sự khát khao ấy như sau:

"Con không thể quan niệm một người yêu Chúa mà lại không cảm thấy một cách mãnh liệt cần phải nên giống Chúa và nhất là cần phải chia sẻ mọi nỗi nhọc nhằn, mọi vất vả của cuộc đời Chúa"

"Lạy Chúa Giêsu của con, người nào hết lòng yêu mến Chúa thì sẽ nhanh chóng trở nên nghèo khó, người ấy sẽ khổ sở vì giầu có hơn Đấng mình yêu mến"

"Sống giầu sang, thoải mái, hưởng thụ của cải trong khi Chúa đã sống nghèo khó, bị phiền hà, vất vả vì lao động cực nhọc, Lạy Chúa của con, con không thể sống như thế. Con không thể yêu như thế".

"Qui luật của con là theo Ta. Làm những gì Ta làm. Trong mọi việc con hãy tự hỏi: "Chúa Giêsu sẽ làm gì (nếu Người ở vào hoàn cảnh của tôi)? Và hãy làm điều đó. Đó là qui luật duy nhất của con, nhưng là qui luật tuyệt dối"

3. Một khám phá mới về gía trị của đời sống Nagiarét

Charles de Foucauld như bị thôi miên bởi đời sống âm thầm, vất vả, tự hạ, bỏ mình của Đức Giêsu ở Nagiarét. Đó chính là nét căn bản nhất của ơn gọi của ngài và của các tiểu đệ tiểu muội con cái thiêng liêng của ngài sau này:

"Lạy Chúa, Chúa đã làm người; làm người Chúa đã làm một kẻ rốt hết trong loài người; đó là một cuộc sống từ bỏ đến độ chọn chỗ thấp hèn nhất, Chúa đã hạ mình xuống để sống đời lao động và cơ cực của những người thợ nghèo hèn "

"Tôi không cảm thấy phải bắt chước Chúa trong dời sống công khai rao giảng của Người; Nhưng tôi cảm thấy phải bắt chước người thợ Nagiarét sống đời ẩn dật nghèo hèn và khiêm tốn".

4. Một Đức Tin sống động đối với Chúa Giêsu Thánh Thể

Charles de Foucauld dành không biết bao thời gian để ngồi bên Nhà Tạm, khi sống trong Tu Viện Trappe cũng như khi sống ở Nagiaret hay ở Béni-Abbès và Tamanrasset. Ngài sống với Chúa Giêsu Thánh Thể như với một người bạn thực sự hiện diện:

"Lạy Đức Giêsu là Chúa của con, Chúa ngự trong Phép Thánh Thể, trong Nhà Tạm chỉ cách con chừng một thước. Thân xác và linh hồn Chúa, nhân tính và thần tính Chúa, Chúa hiện diện trọn vẹn hai bản tính nơi Phép Thánh Thể!"

5. Một tình yêu huynh đệ đại đồng & ưu tiên cho những người nghèo hèn nhất:

Một trong những khám phá lớn của Charles de Focuauld là Tình Huynh Đệ Đại Đồng mà Thiên Chúa muốn thiết lập giữa loài người. Tình Huynh Đệ ấy xuất phát từ chân lý mà Đức Giêsu đã mặc khải là tất cả mọi người đều là con một Cha là Thiên Chúa, tức mọi người là anh chị em của nhau. Vì thế mà Charles de Foucauld muốn trở thành người anh em của mọi người (frère universel). Nhưng cũng giống như Đức Giêsu, Charles de Foucauld dành một chỗ ưu tiên cho những người nghèo hèn nhất trong Tình Yêu Huynh Đệ đại đồng của mình:

"Phải sống cuộc sống Nagiarét không phải ở nơi đất thánh thân yêu này mà phải sống nếp sống ấy giữa những linh hồn bệnh tật nhất, giữa các con chiên bị bỏ quên nhất. Là thừa tác viên của bàn tiệc thánh, tôi không phải dọn bàn tiệc ấy cho anh em, họ hàng hay những người láng giềng giầu có mà tôi phải dọn bàn tiệc ấy cho những người đui mù, què quặt, nghèo hèn nhất, cho các linh hồn bị bỏ quên nhất, thiếu linh mục nhất".

7. Một khát vọng Truyền Giáo & một phương pháp thích hợp

Charles de Foucauld luôn cháy bỏng một khát khao cứu rỗi các linh hồn:

"Chúng ta cũng có sự nghiệp của đời mình: đó là việc cứu rỗi các linh hồn, là làm việc cho các linh hồn được cứu, là phục vụ và hiến mạng sống mình để cứu các linh hồn".

Vì khát khao loan báo Tin Mừng nên Charles de Foucauld saün sàng đi bất cứ đâu: "Cha hỏi con có saün sàng rời Béni-Abbès đi nơi khác để Tin Mừng được loan báo không? Để Tin Mừng được loan báo con saün sàng đi đến tận cùng thế giới và sống cho đến ngày phán xét chung"

Khi sống giữa vùng sa mạc Sahara xa xôi hẻo lánh với những người anh em Hồi Giáo và các bộ lạc châu Phi, Charles de Foucauld đã chọn một phương pháp Truyền Giáo rất thích hợp. Ngày nay chúng ta gọi đó là cách chuẩn bị cho Công Cuộc Rao Giảng:

"Trước khi nói về tôn giáo với họ (tín đồ Hồi Giáo), phải làm cho họ tin và thân thiện với mình đã; và phải trình bày tôn giáo của mình bằng việc thực hành các nhân đức hơn là bằng lời nói."

"Người ta không thể làm cho những người Hồi Giáo trở thành Kitô hữu trước rồi khai sáng văn minh cho họ sau: chỉ có một cách duy nhất có thể thực hiện được tuy chậm hơn là: giáo dục và khai sáng cho họ trước, rồi làm cho họ trở lại sau"

8. Một khát vọng có những người nói gót

"Chúa Giêsu muốn con làm việc cho hai gia đình (tức dòng nam và dòng nữ) được thiết lập bằng cách nài xin, hiến tế, hy sinh và chết đi, và cuối cùng là bằng cách yêu mến Người"

Gần một thế kỷ sau, có khoảng chục gia đình thiêng liêng là các Dòng Tu, Tu Hội, Hiệp Hội giáo sĩ và giáo dân sống theo tinh thần cha Foucauld..tiếp nối sứ mạng của ngài trong các khu ổ chuột, trong các nhà tù, trong các vùng ngoại ô nghèo nàn, giữa các bộ lạc.. thuộc nhiều quốc gia khác nhau.

III. KINH PHÓ DÂNG

Không ai yêu mến cha Foucauld mà không yêu mến Kinh Phó Dâng của ngài. Kinh này là kết quả của những giờ phút suy niệm về lời cuối cùng: "Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46) của Đức Giêsu trên thập giá và cũng là sự cô đọng đời sống thiêng liêng của ngài:

"Lạy Cha,

con phó mình con cho Cha,

xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp Ý Cha.

Cha làm chi mặc lòng,

con cũng cám ơn Cha.

Con saün sàng luôn luôn,

con nhận lãnh tất cả.

Miễn Ý Cha được làm trọn trong con,

trong tất cả loài Cha tạo dựng,

con chẳng ước muốn chi khác nữa,

Lạy Cha là Chúa Trời con.

Con phó linh hồn con trong tay Cha.

Con dâng linh hồn con cho Cha, Lạy Cha,

với tất cả tình yêu của lòng con,

vì con mến Cha

và vì mến Cha,

nên con thấy cần phải

phó thác mình con cho Cha,

không do dự đắn đo,

song vô cùng tin cậy,

vì Cha là Cha của con.

Amen.

 

Ngày 19.5.2001

Anh Chín.

 

Trở Về Trang Nhà