MỒNG BA TẾT.

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM,

ngày 03/2

 

Mt 25, 14-30

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

 

 Giáo Hội dành riêng ngày mồng ba tết để thánh hóa công ăn việc làm, giúp cho   người Kitô hữu hiểu rõ giá trị của lao động: trí óc và bàn tay.Ðây là việc làm có ý   nghĩa rất quan trọng vì mọi thành công cũng như thất bại đều do ân sủng củaChúa   và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của các bậc tổ tiên, các Ðấng sinh thành. Tuy   nhiên, sự thành công trong lao động còn tùy thuộc, còn do cố gắng của từng cá   nhân, cũng như tập thể và của từng quốc gia.

 

CHÚA LÀM VIỆC, THIÊN CHÚA CHA CŨNG LÀM VIỆC

 Ngay trong sách khởi nguyên những trang đầu đã đề cập tới việc Thiên Chúa sáng tạo, dựng nên vũ trụ, muôn loài, muôn vật và tạo dựng nên con ngườ. Những  tranh Thánh Kinh đầu tiên đã chỉ ra rằng Thiên Chúa sáng tạo nên trời đất, dựng nên mọi loài bằng tất cả tình thương và cứu độ của Ngài. Thiên Chúa đã dùng cả tới súc lao động sáng tạo để giúp con người hiện hữu, có mặt trong lịch sử cứu độ.  Chúa Giêsu đã xácnhận với những người bắt bẻ Ngài khi Ngài làm việc,khi Ngài lao động. Ngài nói:" Cha Tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng phải làm"( Ga 5, 17 ).

 Chúa muốn cho con người hạnh phúc. Nên, Thiên Chúa đã đặt con người trong vườn địa đàng"để canh tác và canh gìn giữ đất đai"( St 2, 15 ). Lao động không phải là một hình khổ, nhưng là sự cộng tác của người nam và người nữ với Thiên  Chúa trong việc kiện toàn vạn vật hữu hình. Con người khi lao động chân tay hay  trí óc, đều là lao động và lao động là sáng tạo, là làm ra sản phẩm. là àm ranhững  cái mới với trí tuệ, khả năng và óc sáng tạo của mình. Lao động là để con người  được triển nở, giúp con người cộng tác với Chúa, tiếp nối công cuộc cứu độ của Chúa nơi trần gian này như lời thánh vịnh 64, 2 đã viết:" Bốn mùa Chúa đổ hồng ân. Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi " hoặc như sách khởi nguyên 8, 22 đã viết:  "Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng; bốn mùa xuân hạ thu đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên". Ðây là ý nghĩa thần học  của lao động.

 

CON NGƯỜI LAO ÐỘNG VỚI Ý THỨC MÌNH LÀ KITÔ HỮU

 Lao động dù tay chân hay trí óc đều có một ý nghĩa sâu xa. Thiên Chúa muốn cho con người cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài và tiếp tay với Ngài trong việc  sáng tạo thế giới. Con người không chỉ nghĩ rằng mình làm việc lao động thuần  túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác  với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động là thăng tiến   con người, làm giầu cho xã hội, thăng hoa cuộc đời. Lao động vì thế trở nên gần gũi con người, làm phát triển tình yêu thương, tinh thần đồng đội, tập thể, tính kỷ

 luật và nhanh nhẹn. Chính thánh Phaolô đã nói:" Ai không làm việc thì đừng ăn ".  Chúa Giêsu cũng đã lao động trong gia đình Nagiarét cùng với thánh Giuse và  mẹ Maria. Chúa Giêsu chính là mẫu gương của việc lao động. Ngài làm việc và cho thấy lao động tuy có mệt nhọc, nhưng mang lại ơn cứu độ. Lao động như thế  đối với người Kitô hữu là hân hạnh, là hạnh phúc vì được góp tay cộng tác với  Chúa trong việc sáng tạo và cứu độ thế giới, cứu độ con người, loài người.

 

  " Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lo động để làm chủ thiên nhiên.

 Xin cho chúng con được thấm nhần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con  trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp  chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa"( lời nguyện nhập lễ, mồng ba tết, thánh hoá công ăn việc làm ).


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm B | Về Trang Nhà