LỄ  VƯỢT  QUA

mảnh vụn suy tư....

 

          1-Thời tiên tri Mô-sê và A-ha-ron.

-Ý nghĩa:”Khi con cháu anh em hỏi anh em: Nghi lễ này có Ý NGHĨA gì? Anh em sẽ trả lời: đó là lễ tế Vượt qua mừng Đức Chúa, Đấng đả vượt qua các nhà của con cái Is-ra-el tại Ai-cập, khi Người đánh phạt Ai-cập và cho các nhà chúng ta thoát nạn”(Xh 12,26- 27)

- Phong cách của các thực khách:”...các ngươi phải ăn thế này:Lưng thắt chặt. Chân đi dép.Tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã. Đó là lễ Vượt qua mừng Đức Chúa”(Xh 12,11)

-Thực phẩm: chiên cừu được lựa chọn kỹ lưỡng, rau đắng và bánh không men (Xh,12,5- 6) Bánh không men thực ra chỉ dùng trong đại lễ của nhà nông (khác với lễ Vượt Qua), sau này sát nhập chung. Dân Do thái ăn mừng cả hai lễ cùng một thời kỳ trong mùa xuân, gọi là:Đại Lễ Mùa Xuân .(Không thấy nói tới uồng thứ gì.Chắc là không có rượu.Lc 10,9- 10).

          2- Thời ngôn sứ Giê-rê-mi-a.

 Dân Do thái bị đi đầy ở Ba-by-lon. Sau cuộc lưu đầy này, trở về,  tục lệ mừng lể Vượt Qua dần dần được thay đổi. Thay đổi chủ yếu là Phong cách của thực khách.”:...Không đi giầy. Không cầm gậy. Không ăn hối hả như khi xưa. Họ chỉ nằm nghiêng trên sập mà ăn, khoan thai như khi ăn tiệc yến vậy..”.(Sấm Truyền Mới, quyển 2)

        3-Thời Chúa Giê-su.            

 “Đức Giê-su sai ông Phêrô với ông Gioan đi và dặn : các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt qua”(Lc 22,8).

 “Chiều tối,hồi 7 giờ, Chúa Giê-su và 12 môn đệ ngồi tiệc lễ Vượt Qua, trong một căn phòng lịch sự rộng rãi sát cạnh dinh Cai-pha trên đỉnh núi Sion, về phía nam đền thánh 130 thước.Đó là căn phòng ở tầng dưới để tiếp khách, có ghế nằm,có tấm thảm trải,có chỗ cho 120 người dự.

 Theo lời truyền khẩu ,căn phòng này là của ông Giuse quê ở Arimathia, hay là của ông Nicôđêmô.Nhưng phần đông nhận là của ông thân sinh thánh Matcô. Những lễ nghi của tiệc lễ Vượt Qua tóm vào Bốn Tuần Rượu:

 -Trước hết, tuần lễ rượu pha nước lã.Trong tuần rượu này, đọc xong lời chúc trên một ly rượu pha nước lã, chủ nhà hốp một hốp ,rồi trao cho các người đồng bàn, đễ hết thảy cùng làm theo.Kế đó,lễ nghi rửa tay và bưng các thực phẩm lên bàn. Các món ăn là rau đắng, bánh không men,thịt chiên và một thứ nước chấm mầu đỏ như gạch. Ý nghĩa: Rau đắng chỉ những ngày khổ cay lúc sống bên nước Êgyptô. Nước chấm mầu gạch đỏ, chỉ việc làm lò nung gạch vất vả đời vua Pharaon để xây thành đắp lũy .Thịt chiên, chỉ con chiên đã giết xưa để lấy máu bôi trên cửa. Bánh không men,chỉ bánh ngày xưa làm hối hả, không kịp pha men.

 -Tuần rượu thứ hai. Một người trẻ tuổi trong bàn tiệc đứng lên xin chủ gia giải thích lý do và ý nghĩa buổi tiệc. Giải xong, mọi người đồng thinh hát bài tán tụng, bài ca chép trong sách Thánh vịnh .Hát xong,uống rượu. Sau đó chủ gia đọc lời chúc và bẻ bánh không men chia cho mọi người. Bánh không men phải ăn với thịt chiên ,rau đắng và nước chấm màu đỏ. Theo tục lễ, hễ dọn lên bao nhiêu, phải ăn cho hết. Nếu còn lại thì phải đốt tan.

 -Tuần rượu thứ ba..Quen gọi là ly rượu cầu phúc, vì uống ly rượu này rồi, mọi người phải đọc kinh cầu phúc.

 -Sau hết,đến tuần rượu thứ bốn. Khi mọi người uống ly rượu này rồi, chủ gia xướng bài hoan ca,là những câu có chép trong Thánh vịnh và mọi người đồng thinh hát tiếp. Tới đây cuộc lễ Vượt Qua chấm dứt....”(Sấm Truyền Mới, Quyển 2, ấn bản 1960, trang 184).

 Đây là lễ Vượt Qua cuối cùng mà Chúa Giê-su tham dự với các môn đệ Ngài. Có lẽ vì thế mà Giáo Hội gọi là “Bữa Tiệc Ly”. Trong bữa tiệc này, Chúa Giê-su đã lập Phép Thánh Thể (Mt 26,26- 29).

 ....Là một người công giáo, nếu không đọc kinh thánh, trong suốt cuộc đời, thì chỉ được nghe tới “Lễ Vượt Qua” vào mỗi mùa Phục sinh hằng năm.Và Giáo hội hình như cũng chỉ nhắc “lớn tiếng” về lễ Vượt Qua vào mùa này: “Lễ Vượt Qua của chúng ta là Đức Ki-Tô đã hiến tế. Vậy chúng ta hãy mừng lễ trong Chúa”( Cor 5,7- 8 Alleluia của Chủ nhật lễ Phuc sinh, lễ ngày). Ngược lại, được nghe rất nhiều về Bữa Tiệc Ly: Thương cảm, chia sẻ những thống khổ Đức Ki-Tô đã chịu. Ca ngợi tình yêu vô hạn của Ngài. Bùi ngùi, luyến tiếc thân phận làm người trần, trước khi “tự nguyện chết”, Đức Ki-Tô đã tìm một phương thế khác để hiện diện và nối dài tình yêu của Ngài mãi mãi:”Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. (Lc 22,19.Lập Phép Thánh Thể)

..... Năm tuần lễ Mùa Chay thật “nặng nề”. Trong hầu hết các thánh lễ mùa này đều được nghe nói đến: thống hối ăn năn, hy sinh đền tội, ăn chay hãm mình, tĩnh tâm hòa giải...”Bộ mặt cộng đoàn, ai nấy đều nghiêm trang, đượm vẻ u buồn...Tiếng nhạc giảm nhẹ, các bài ca ủy mỵ, bi quan...Thế rồi tới chính mùa Phục sinh? Vẫn không cảm thấy sắc thái “huy hoàng” của sự kiện Chúa Giê-su “SỐNG LẠI”, cả bên ngoài cũng như bên trong tâm hồn. Nhớ lại, cứ mỗi năm khi mùa Giáng Sinh về, như có một cái gì nôn nao, phấn chấn...và người người cũng như đồng tình: Đón mừng Giáng Sinh một cách rất “rực rỡ và tốn kém…”.

 Muốn dành một vài phút đễ suy tư :

          - Cùng đích của con người là được “SỐNG LẠI” vinh quang với Chúa?

          - Tham dự thánh lễ là dự phần vào tiệc lễ Vượt Qua (đúng nghĩa: giải

            thoát)?

          - Tĩnh tâm ,sám hối...không chỉ vào mùa chay, mà cả cuộc đời ?

          - Mừng trọng thể : Lễ Phục Sinh ?

 

Hải Ánh.2008


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà