Chúng ta phải học tập lại ý nghĩa xã hội của việc cầu nguyện

 

Rôma, Hãng tin Zenit ngày 31 tháng 10 đăng bài phỏng vấn  của ĐHY Ratzinger, Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, với nhật báo Ý « Amico del Popolo » ngày 22/10 nhân dịp phát hành cuốn sách của ngài mang tựa đề :  « Đức tin, chân lý, sự bao dung ». Chúng tôi xin trích dịch một phần bài phỏng vấn này của ĐHY.

Hỏi : Ngài khẳng định rằng « Giáo Hội không chống lại một ai ». Tháng chay Ramadan của người Hồi giáo vừa mới bắt đầu ít ngày. Điều này có được đón nhận cách hoàn toàn không thưa ngài ?

ĐHY Ratzinger : Việc nói rằng chúng ta không chống lại ai không có nghĩa là chúng ta không có một lập trường, một căn tính và một sự hiểu biết riêng. Và không có nghĩa là chúng ta không thể nói không với một điều nào đó. Chúng ta không chống lại những con người, nhưng chúng ta có những giá trị phải bảo vệ. Một cách tự nhiên chúng ta bảo vệ sự xác tín tôn giáo của người khác, đặc biệt đối với những anh em Hồi giáo giữ Tháng Chay này. Chúng ta tôn trọng họ. Bởi cách thực hành này là điểm chung của tất cả các tôn giáo.

Hỏi : Ngày nay, việc ăn chay có giá trị gì ?

ĐHY Ratzinger : Sự ăn chay có thể huấn luyện sự tự do cá nhân. Đó là một sự tuân giữ lề luật chắc chắn cần được tôn trọng.

Hỏi : Tổng giám mục Baghdad cho rằng hòa bình của nước Ngài là nhờ vào Châu Âu. Ngài có nghĩ như thế không ?

ĐHY Ratzinger : Rõ ràng rằng, một lục địa giàu cả về mặt vật chất lẫn truyền thống tinh thần và sức mạnh, có một trách nhiệm lớn trong thế giới. Chúng ta cần phải thật sự thức tỉnh để nhận lấy trách nhiệm của mình.

Hỏi : Ngài không bỏ lỡ cơ hội mời gọi đến với việc cầu nguyện. Đặc biệt cầu cho công lý được thực hiện. Đâu là sức mạnh của lời cầu nguyện, ví dụ khi nhìn vào tình hình ở Irak hoặc những khu vực chiến tranh và bạo lực khác ?

ĐHY Ratzinger : Chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện là một việc thầm kín. Chúng ta không còn tin vào hiệu quả thật sự, có tính lịch sử của lời cầu nguyện, ít là theo tôi nhận thấy như thế. Bù lại chúng ta phải biết rằng sự dấn thân tinh thần này, nó nối đất với trời, có một sức mạnh nội tại. Đó là một phương thế để đi đến sự khẳng định công lý và dấn thân cầu nguyện. Bởi vì nhờ vào phương cách này nó trở thành một sự giáo dục cho chính tôi và cho người khác nhằm xây dựng công lý. Tóm lại chúng ta cần phải học hỏi lại ý nghĩa xã hội của việc cầu nguyện.

Hỏi : Trở lại trường hợp Irak. Ngài có nghĩ rằng sức mạnh của lời cầu nguyện có sức đem lại hoà bình lớn hơn là sức mạnh quân sự không ?

ĐHY Ratzinger : Chắc chắn là như thế. Tôi nói rằng đó chính là sức mạnh mà chúng ta có. Bởi vì chúng ta thấy rằng, ngay cả với những vũ khí tối tân nhất cũng không dập tắt đươc ngọn lửa khủng bố. Bạo lực lại tạo ra bạo lực. Sự tự vệ là cần thiết nhưng không thể dập tắt bạo lực với duy nhất một phương thế chống lại bạo lực. Chúng ta cần đến một sức mạnh tinh thần phát sinh từ lời cầu nguyện. Nếu trong xã hội và trong toàn thế giới, tinh thần hòa giải và của những giá trị luôn sống động, chúng ta có thể tạo ra một bầu không khí ở đó những giá trị vừ kể trên có sức mạnh khắc phục chiến tranh và bạo lực.

 

Lão Phu lược dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà