ĐGH GP II tiếp đón Tổng Thống Bush.

ĐGH chủ trương sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc và sự trao trả Chủ Quyền cho Irak.

Vaticanô, thứ Sáu ngày 04 tháng 06 năm 2004 (Zenit.org/french).- ĐGH GP II khích lệ sự tham dự của Liên Hiệp Quốc vào sự bình thường hóa tình trạng bên Irak, và sự trao trả nhanh chóng Chủ Quyền cho nước này.

ĐGH đã tiếp đón sáng thứ sáu này Tổng Thống Hợp Chủng Quốc, Ông Georges Walker Bush, đã đến La Mã sớm hơn dự định để có thể gặp được ĐGH vì thực thế, ngày thứ bẩy, ĐGH sẽ thăm viếng Thụy Sĩ.

Đó là lần gặp gỡ thứ ba giữa hai nhân vật, sau chuyến gặp gỡ ở Castelgandolfo vào năm 2001 và lần thứ hai ở La Mã vào năm 2002. Buổi gặp gỡ riêng tư, diện đối diện, đã kéo dài khoảng 15 phút. Sau đó, ông Tổng Thống đã giới thiệu Phu Nhân, bà Laura với ĐGH.

Trong bài diễn văn của Ngài với Tổng Thống Bush, ĐGH GP II sau đó đã gợi lại, trong phòng tiếp tân Clémentine của Dinh Khâm Sứ, lý do của sự thăm viếng của Tổng Thống Hoa Kỳ bên Âu Châu : kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ của đồng minh. ĐGH đã ca tụng sự hy sinh của những kẻ đã « chết cách can đảm » và đã tuyên bố cầu nguyện để « những bi cảnh tương tự sẽ không bao giờ tái diễn nữa ». ĐGH nói thêm : « Ngày hôm nay, tôi cũng tưởng nhớ, với một sự xúc động lớn lao, đến những binh sĩ Ba Lan đã chết cho tự do của Âu Châu ».

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 sự thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh và Hợp Chủng Quốc, vào năm 1984, thời Tổng Thống Ronald Reagan, ĐGH đã tuyên bố : « Mối bang giao này đã làm thăng tiến sự thông hiểu giữa hai nước… và sự cộng tác thực tế trong nhiều lãnh vực khác nhau. Tôi xin chuyển lòng kính cẩn của tôi đến Ông Reagan và Phu Nhân, người đã chăm sóc cặn kẽ chồng mình trong lúc ông mang bệnh».

Khi đề cập đến vấn đề nóng bỏng Irak, ĐGH đã tuyên bố : « Vị thế rõ ràng của Tòa Thánh về vấn đề này đã được Ngài Tổng Thống am tường : vì điều này đã được trình bày qua nhiều tài liệu, qua nhiều liên lạc trực tiếp hay gián tiếp, và trong nhiều nỗ lực ngoại giao đã được xúc tiến từ lúc Ngài Tổng Thống đến thăm tôi tại Castelgandolfo ngày 23 tháng 07 năm 2001 và một lần thứ hai trong dinh khâm sứ này ngày 28 tháng 05 năm 2002 ».

ĐGH nhấn mạnh : «  Lòng ước muốn rõ rệt của mỗi người là « tình trạng này được bình thường hóa một cách mau lẹ hết sức có thể, với sự tham dự của cộng đoàn quốc tế và cách đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, để có thể bảo đảm một sự trao trả mau lẹ chủ quyền cho Irak trong những điều kiện an ninh cho tất cả dân chúng ».

Về Thánh Địa, ĐGH ước ao rằng « những sự thương lượng được hướng dẫn bởi một sự dấn thân thành thực và quả quyết trong đối thoại, giữa hai chính quyền Do Thái và Pa lét tin ».

« Sự đe dọa của khủng bố quốc tế vần còn là một nguồn gốc liên tục của lo lắng » là điều ĐGH đã nói thêm cùng lúc nhắc lại rằng Ngài đã tuyên bố là ngày 11 tháng 09 năm 2001 giống như « một ngày đen tối cho toàn thể nhân loại ».

Nhưng Ngài cũng đã kết án một cách mạnh mẽ những tra tấn bằng cách nói rằng : « những tuần vừa qua này, có những biến cố đáng kết án khác đã được đưa ra ánh sáng. Chúng đã làm rối động lương tâm dân sự và tôn giáo của mọi người. Chúng đã làm cho khó khăn hơn một sự dấn thân bình thản và quả quyết cho những giá trị nhân bản chung : thiếu một sự dấn thân như thế, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thắng được chiến tranh cũng như nạn khủng bố ».

ĐGH cũng đã nói là ước muốn có một hoạt động nền tảng để đem lại « sự thỏa thuận giữa các dân tộc, trong sự kính trọng an ninh của mọi quốc gia, của mọi người ».

Cuối cùng, ĐGH đã nói là hy vọng « một sự thỏa thuận trọn vẹn hơn và một sự cộng tác giữa Hợp Chủng Quốc Mỹ và Âu Châu » hầu để giải quyết những vấn đề quan trọng đã được gợi ý trước đó ».

Trần Văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà