Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 07.12 ĐẾN 13.12.2009 - ĐẦU TUẦN)

 

CÁC LINH MỤC PHẢI TRÁNH “TÍNH HiẾU ĐỘNG CUỒNG NHIỆT”

(CNA 08.12) Trong bài suy niệm Chúa nhật I Mùa Vọng cho Đức giáo hoàng và các thành viên giáo triều Roma, Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết Phủ giáo hoàng,đã cảnh báo rằng ngày nay có một mối đe doạ, -“do số linh mục thấp,-  ảnh hưởng đến hàng giáo sĩ và toàn thể Giáo Hội: nó được gọi là tính hiếu động cuồng nhiệt”. Dùng các bài viết của Abbot Chautard làm nguồn cảm hứng cgo suy tư của mình, Cha Cantalamessa nói rằng để hiểu được phải đi theo Chúa Kitô thế nào, mỗi người phải làm một hành trình đi xuống một con đường được đặt nền mìng trên “một mối liên hệ cá nhân đầy lòng tin cậy và thân tình với con người của Chúa Giêsu”, Đấng là linh hồn cũa mọi đời sống linh mục. Tham chiếu sách của Chautard, “Linh Hồn của moị Việc Tông Đồ”, vị giảng thuyết nhấn mạnh rằng tác phẩm nầy được phát hành chỉ ít năm sau trước Công Đồng Vatican II,”trong một thời kỳ có sự hứng khởi to lớn đối với công việc giáo xứ”. Cuốn sách nầy đề cập đến “ tâm của vấn đề nầy, tố giác mối hiểm nguy của một  tính hiếu động trống rỗng”. Chautard viết : ” Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu nên sự sống của các việc chúng ta làm”. Vì lý` do nầy, khi suy tư về sự cần thiết đối với các linh mục nên những người phụ vụ Chúa Kitô, Cha Cantalamessa lưu ý: “trên tấm thông hành thấy được của người linh mục, ở mục ‘nghề nghiệp’, người ta phải đọc thấy : tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô”. Việc phục vụ Chúa Giêsu chủ yếu của người linh mục,vì thế, là ‘tiếp tục Công trình của Người trên thế gian” bằng việc trở thành nhân chứng cho chân lý,ý muốn cứu độ và tính yêu của Thiên Chúa đối với con người”. Theo tờ Osservatore Romano, Cha Cantalamessa cũng giải thích rằng truyền thông Chúa Kitô cho tha nhân không có nghĩa là trở thành những người kế nhiệm của Người, vì “Chúa Giêsu không có người kế nhiệm, vì Người không chết. Người vẫn sống”. Trong công việc của mình, người linh mục phải nỗ lực để làm cho con người trở thành bạn hữu với Thiên Chúa. Để kết luận suy tư của mình,Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong đời sống người linh mục, vì chỉ với một đời sống liên lĩ cầu nguyện,thì linh mục mới có thể tận hiến trọn vẹn cuộc đới cho cộng việc mục vụ của ngài”.

 

MỜI GỌI TÁI KHÁM PHÁ ‘CHIỀU KÍCH ĐẠO ĐỨC SỰ SỐNG CON NGƯỜI”.

(CNA 06.12) Sau khi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã dẫn giải về Hội Nghị LHQ về Biến Đổi Khí Hậu bắt đầu từ thứ hai ở Copenhagen,Đan Mạch. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng hội nghị nầy sẽ giữ thái độ tôn trọng và trách nhiệm với công trình tạo dựng. Thông điệp sâu sắc của Đức giáo tông là thông điệp cuối cùng trong công việc Người làm để nâng dậy ý thức về thiên nhiên, vốn đã dẫn một số người tới gọi Người là “vị giáo hoàng xanh”.  Đức giáo tông phát biểu hy vọng của người được thấy các đại diện tại hội nghị nầy, những người đến từ đa số quốc gia trên thế giới (192) sẽ giúp hạn chế những hành động ‘tôn trọng công cuộc tạo dựng và ủng hộ phát triển,được đặt nền tảng trên phẩm giá con người và được hướng tới thiện ích”. Đức Biền Đức XVI đã thúc giục chọn theo những phong cách sống điều độ và có trách nhiệm, nhất là đối với người nghèo và các thế hệ tương lai”. Người kết luận :”Để bảo đảmhội nghị thành công trọn vẹn, tôi mới mọi người thiện chí hãy tôn trọng các luật lệ do Thuên Chúa làm ra trong thiên nhiên và tái khám phá chiều kích đạo đức của sự sống con người….Mục đích hội nghị thượng đình nầy là nhằm đánh giá và xem xét lại những lời cam kết trong nghị định thư Kyoto và đưa ra những cam kết lớn hơn từ việc thải khí cacbon”.

 

BÁO CÁO MỚI GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

(CNA 06.12) Đài Thiên Văn Quốc Tế Hồng Y Văn Thuận đã soạn và phát hành bản báo cáo đầu tiên về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội trên thế giới, một cuốn sách dày 187 trang chứa đựng thông tin sưu tập từ năm châu. Theo các giới chức, cuốn sách nầy do nhà xuất bản Edizioni Cantagalli Siena phát hành và đã có bán tại các nhà sách ở Ý. Trong lời tựa, ĐHY Renato Martino bình luận :”Đây là một công cụ làm việc hoàn toàn mới mẻ và hết sức hữu ích”. Được điều hành bời ĐGM Giampaolo Crepaldi, chủ tịch Đài Thiên Văn, và Stefano Fontana, bản báo cáo nầy trình bày phân tích Huấn Quyền cũng như ‘những vấn đề nỗi lên trong năm châu lục. Thông cáo báo chí lưu ý rằng bản báo cáo nầy “là một công cụ thông tin chủ yếu đối với nghiên cứu và đối thoại. Nó làm cho mọi người hiểu GH Công giáo dẫn đầu ở đâu với học thuyết xã hội của GH,điểm mạnh và điểm yếu của nó, những bước tiến và những bước lùi của nó. Nó lập ra một hải trình,như các thủu thủ vẫn làm khi đi biển. “ Bản báo cáo đầu tiên nầy nhắm tới trở thành một điểm quy chiếu cho tất cả những ai quan tâm đến Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội”.

 

NGHIÊN CỨU CHO THẤY NHỮNG TÁC ĐỘNG TAI HẠI CỦA SÁCH BÁO PHIM ẢNH KHIÊU DÂM

(CWNews 05.12) Một nghiên cứu mới do HĐ Nghiên Cứu Gia Đình (FRC) cho thấy rằng sách báo phim ảnh khiêu dâm (SBPAKD) có một tác động tai hại đến cá nhân,gia đình và cộng đồng của họ. Nhà nghiên cứu Patrick Fagan viết : Việc sử dụng SBPAKD là ‘một con đường dẫn đến mất chung thủy và ly dị’. Ông lưu ý rằng những người đàn ông đã kết hôn àm xem SBPAKD, thì sẽ trở nên tách rời về mặt cảm xúc với vợ và đánh mất sự quan tâm đến gia đình. Sử dụng SBPAKD gây nghiện và ‘càc nhà thần kinh học bắt đầu vạch ra chất nền sinh học của thói nghiện nầy. Những người thường xuyên xem SBPAKD có khuynh hướng trở thành  mê đắm trong SBPAKD và càng xem thì họ càng tìm kiếm những hình thức đồi trụy để kích thích con mắt. Việc xem SBPAKD liên kết chặt chẽ với các tội ác, gồm cò hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em. Nghiên cứu của FRC xem xét ảnh hưởng của những việc kinh doanh hướng về tình dục trên các cộng đồng địa phương và khám phá ra rằng sự hiện diện của những cửa hàng phim ảnh đồi trụy thường làm trì trệ các giá trị tài sản vùng lân cận và làm tăng mức độ tội phạm.

 

ĐỨC THÁNH CHA PHÀN NÀN NHỮNG ĐAU KHỔ DO THẦN HỌC GIẢI PHÓNG GÂY RA

(ZENIT 07.12) Trở lại kỷ niệm 25 năm Huấn Thị Libertatis Nuntius của thánh bộ Tín lý Đức Tin về một số khía cạnh thần học giải phóng,Đức Thánh Cha lấn làm tiếc về ‘những nguyên tắc dễ đánh lừa của thần học giải phóng”. Đức Thánh Cha phát biểu trước các giám mục HĐGM Brasil (Các Vùng Nam 3 và Nam 4), nhân dịp các ngài viếng Ad limina ở Roma,ngày 05.12. Trong diễn văn, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh một lần nữa về ‘nguy hiểm đối với một số nhà thần học khi chấp nhận mà không phê bình các luận đề và các phương pháp xuất phát từ chủ nghĩa Marx”. Đức giáo hoàng nói : “Các hậu quả của nó ít nhiều có thể nhìn thấy được, do những cuộc nỗi loạn, chia rẽ, hành động xúc phạm, hỗn loạn, nay vẫn còn lộ rõ,tạo ra trong các cộng đồng giáo phận những đau khổ lớn lao và một sự mất mát to lớn những lực lượng năng động”. người nói thêm :” Tôi van xin tất cả những ai bằng cách nầy hay cách khác cảm thấy bị lôi cuốn, bị đưa vào hoặc có tiếp xúc với những nguyên lý phỉnh gạt của thần học giải phóng, hãy đọc lại một lần nữa huấn thị nầy. Tôi nhắc lại cho tất cả mọi người rằng ‘quy tắc tối thượng của Đức Tin Giáo Hội đến với Giáo Hội từ sự hiệp nhất mà Chúa Thánh Linh đã thực hiện giữa Thánh Truyền,Kinh Thánh và Huấn Qưyền Giáo Hội, thành một sự hỗ tương đến độ cả ba không thể tồn tại một cách độc lập” (Đức Gioan Phaolô II,Fides et Ratio, 55).

 

TỔNG THỐNG ĐỨC THĂM VIẾNG VATICAN

(VIS 06.12) văn phòng báo chì Toà Thánh đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngài Horst Kohler, tổng thống công hoà liên bang Đức, người sau đó đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khánh Bertone và ĐGM thư ký quan hệ đối ngoại Mamberti.” Ngoài trao đổi các quan điểm, những cuộc toạ đàm thân mật nầy quay lại chủ đề cuộc viếng thăm của ngài tổng thống và buổi hoà nhạc trong Nhà Nguyện Sixtine nhân kỷ niện ngày thành lập cộng hoà liên bang và năm thứ 20 Bức Tường Berlin sụp đổ. Hai bên cũng đề cập đến khủng hoảng kinh tế và những liên can quốc tế của nó,nhất là ở Châu Âu và Châu Phi”. Tổng thống Horst Kohler sinh năm 1943, là tổng thống thứ 9 được bấu tháng 05.2004 và tái đắc cử tháng 05.2009. CHLB Đức hiện có hơn 82 triệu dân, trong đó 34% là tin Lành;34% là Công giáo và 3,7% là hồi giáo

 

SRI LANCA : THÁNH ĐƯỜNG BỊ TẤN CÔNG SAU THÁNH LỄ CHÚA NHẬT

(UCAN 07.12) Các tín hữu xuống đường biểu tình để đòi hỏi có được an ninh hơn sau khi một thánh đường ở Tổng giáo phận Colombo bị tấn công lần thứ ba trong nhiều năm qua (hai lần trước đó vào năm 2006 và 2007). Một toán khoảng 200 người vũ trang xông vào trong Thánh đường Đức Bà Như Hoa Hường Mầu Nhiệm vào ngày 06.12,ngay sau khi thánh lễ 7 giờ sáng vừa kết thúc. Đám côn đồ,nghi là các Phật tử cực đoan, - lo ngại số dân Công giáo trong vùng nầy đang tăng mạnh - bắt đầu đập các vật liệu xây dựng và phía bên trong nhà thờ. Những người chứng kiến cho biết chúng cũng đã cố gắng tấn công vị linh mục đang xoay xở để trốn chạy với giáo dân, do vậy bọn côn đồ bắt đầu đốt xe hơn của vị linh mục. Không ai bị thương trong vụ việc nầy. Khi tin tức về vụ tấn công lan ra, khoảng 500 người Công giáo địa phương phản đối bằng cách chặn con đường chính gần đó. Họ đòi cảnh sát phải bắt những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Các phương tiện truyền thông đưa tin một ngôi chúa Phật giáo gần đó bị tấn công,nhưng Cha sớ Lakshman phủ nhận tin nầy.

 

HÀN QUỐC : GIÁO XỨ TIẾN TỪ CÁC CHÚ GIÚP LỄ TỚI ‘GIA ĐÌNH GIÚP LỄ”

(UCAN 07.12) Một giáo xứ ở Hàn quốc dùng toàn gia đình làm người giúp lễ, một động thái mà các thành viên gia đình cho biết đã củng cố những mối ràng buộc của họ và làm tăng thêm đức tin của hô một cách đặc biệt. Một gia đình giáo dân giúp lễ cho biết : “Khi thánh lễ kết thúc, giáo dân quây quanh họ và vỗ tay vang dội. Tôi chưa bao giờ thấy vinh dự như thế và tôi hãnh diện về gia đình mình”. Theo như Cha Justine Jun Dong-ki,giám đốc mục vụ giáo phận nói : Nhiều giáo xứ ở Hàn quốc dùng các gia đình giúp lễ,nhưng Nambok là giáo xứ đầu tiên ở giáo phận Pusan làm như thế. Cha sở giáo xứ nầy đưa ra bình luận rằng dân chúng ngày nay bận bịu đến mức khó tìm ra thời giờ sống chung với cả nhà,”vì thế tháng 3 vừa rồi, tôi gơi ý việc giúp lễ”. Nếu không sẵn toàn bộ cả nhà, thì các cặp hôn nhân có thể giúp lễ àm không có con cái họ. Cha chỉ ra rằng các thành viên gia đình thường ít khi đi tham dự thánh lễ chúng với nhau. “Trẻ em học giáo lý,trong khi người lớn dự lễ. Chúng tôi cần những việc mà một gia đình có thể làm chung với nhau, cả ở nhà lẫn ở nhà thờ”. Năm 1994, một bức thư từ Vatican gửi các HĐGM trên thế giới khẳng định rằng việc giúp lễ có thể co giáo dân nam hoặc nữ thực hiện. (Theo truyền thống chỉ có các em nam làm,vì thế mà ta vẫn quen gọi ‘chú giúp lễ)

 

ĐỨC THÁNH CHA GẶP CÁC GIÁM MỤC ÁI NHĨ LAN ĐỂ THẢO LUẬN BÁO CÁO LÀM DỤNG TÌNH DỤC

(CathNews 08.12) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ gặp ĐHY Sean Brady,đứng đầu HĐGM Ái Nhĩ Lan và Đức TGM giáo phận Dublin Diarmuid Martin, vào ngày 11.12 để ‘có thông tin và đánh giá’ về báo cáo của Ái Nhĩ Lan về những lý do che đậy các vụ lam dụng tình dục trẻ em. Hãng tin AP cho biết Đức giáo hoàng muốn được tường tận về tình trạng ‘gây đau khổ” trong đất nước Ái nhĩ Lan tiếp sau báo cáo của uỷ ban Murphy.Phát ngôn nhân Vatican,Cha Federico lombardi, được hãng tin Reuters trích dẫn đã nói Đức Thánh Cha và các giới chức hàng đầu,gồm cả sứ thần Toà Thánh tại Dublin và những giới chức hàng đầu về tín lý của vatican, sẽ thảo luận và đánh giá các bản báo cáo về lạm dụng tình dục. Một tin của BBC nói rằng ĐGM người Ái Nhĩ Lan, Donal Murray, người bị báo cáo Murphy chỉ trích, đã đi Roma,nơi ngài được mong đợi sẽ nộp đơn xin từ chức cho Đức Giáo Tông. Đài phát thanh quốc gia Ái Nhĩ Lan RTE nói hôm 07.12 rằng GM đã đi sang Vatican, nhưng theo tin BBC, vẫn chưa có lời bình luận chính thức nào

 

VIỆC BẦU CHỌN GIÁM MỤC NỮ ĐỐNG TÍNH DỤC HOA KỲ KÉO THEO CHỈ TRÍCH

(CathNews 08.12) Theo tờ The tmes ở Anh đưa tin : TGM Canterbury,tiến sĩ Rowan Williams, cho biết việc bầu chọn một giái mục nữ đồng tính ở Hoa kỳ đã làm dấy lên “những vấn đề hết sức nghiêm trọng” cho Giáo Hội Anh giáo. TGM nói thêm rằng việc bầu Canon Mary Glasspool làm phó giám mục ở Los Angeles đã có ‘những liên can quan trọng”. Canon Glasspool đã sống với một bạn tình phái nữ từ 1988,là người công kahi đồng tính thứ hai được bầu làm giám mục trong Giáo Hội Tin Lành Tân giáo. ‘Tuy nhiên việc bầu chọn mới chỉ trọn vẹn một phần mà thôi, vì phải được xác nhận hoặc có thể bị bác bỏ do các giám mục giáo phận và các ủy ban thường trực giáo phận.

 

TOÀ THƯƠNG PHỤ MOSCOU ĐẶT NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUEN THUỘC CHO CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH

(CWNews 08.12) Toà Thượng Phụ Moscou chuẩn bị sắp xếp một hội nghị giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và thượng phụ Kirill, nếu vatican đáp ứng những điểu kiện quen thuộc do Giáo hội Chính thống Nga đặt ra. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, TGM Hilarion,phát ngôn nhân trưởng các vấn đề đại kết của Toà thượng phụ Moscou, cho biết rằng GH Chính Thống Nga hy vọng Vatican sẽ ‘đi những bước cụ thể để cho thấy có một ước ao có tinh thần hợp tác”. TGM Hilarion nói :”Lập trường của chúng tôi vẫn không thay đổi từ nhiều năm qua. Một hội nghị thượng đỉnh cnỉ nên diễn ra sau khi đã chuẩn bị thích đáng và sự trù bị nầy sẽ bao gồn những bảo đảm rằng Vatican khước từ bất cứ nỗ lực ‘chiêu mộ theo đạo” ở Nga và ở các vùng lãnh thổ kề cận. Vatican không ngừng cho biết rằng việc dụ dỗ chiêu mộ theo đạo là không thể chấp nhận,nhưng người Công giáo phải được tự do rao giảng Tin Mừng cho những người Nga nào chưa gia nhập bất cứ giáo hội nào. TGM Hilarion cũng nói rằng Vatican phải đi những bước nhằm xoa dịu các căng thẳng giữa người Công giáo và các cộng đồng Chính thống ở Ucraina. Ông buộc tội rằng hơn 500 giáo xứ Chính thống bị ‘cưỡng bức tịch thu” bời những người Công giáo nghi lễ Đông phương sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. Những người dân Ucraina Công giáo và Chính thống giáo thường hay đụng độ nhau về quyền kiểm soát các tài sản giáo xứ đã bị tịch thu từ GH Công giáo Ucraina trong nbhũng năm bách hại tàn ác thời Xô-Viết. Nhiều giáo xứ Công giáo bị chuyển cho các cộng đoàn Chúnh thống gần kề.Khi chế độ cộng sản sụp đổ, Giáo Hội Công giáo Ucraina hồi sinh đòi hỏi phải trao trả lại họ các tài sản đó.

 

HÔN NHÂN NAM-NỮ,MỘT “SỰ KIỆN CỦA BẢN THỂ CON NGƯỜI”

(CNA 08.12) Khi cơ quan lập pháp bang New Jersey đang xem xét có công nhận ‘hôn nhân’ đồng tính hay khôn trước khi một thống đốc đáng mến rời bỏ chức vụ, Hội Đồng Công giáo New Jersey (NJCC) đã chứng thực rằng “chân lý vĩ đại” về hôn nhân như là một sự kết hợp của người chồng và người vợ không phải là một giáo lý tôn giáo,mà là ‘một sự kiện bản thể con người”. Uỷ Ban tư pháp thượng viện New Jersey hôm thứ hai 07.12 đã được mở ra cho một lời chứng dài 6 tiếng được chờ đợi về đề nghị nầy.Patrick Brannigan,giám đốc điều hành NJCC bắt đầu lới chứng :”Từ 2000 năm qua,GH Công giáo luôn dạy rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ như là chồng và vợ. Chân lý vĩ đại nầy về hôn nhân không phải là một điểm tín lý tế nhị mơ hồ nào đó,mà là một sự kiện của bản chất con người,được nhìn nhận từ thời xa xưa do những người hầu như thuộc mọi niềm tin và mọi nền văn hoá”. Ông giải thích rằng giáo huấn Giáo hội Công giáo luôn giữ vững rằng người nam và người nữ bình đẳnh,khác nhau nhưng được dựng nên cho nhau. “Tính bổ khuyết cho nhau nầy,gồm sự khác biệt giới tính, lôi kéo họ đến với nhau trong một sự kết hợp yêu thương nhau”. Lưu ý rằnh những người với hấp dẫn đồng tính có những quyền con người căn bản, Ông nói rằng  không phải là một sự phân biệt đối xử bất công khi ‘giải quyết các sự việc khác biệt một cách khác nhau”.Ông chỉ rõ ra rằng Đạo Luật Kết Hợp Dân Sự Bang New Jersey đã quy định “những quyền,những lợi ích và những sự bảo vệ thực tiễn” cho những người trong các kết hợp ngoài hôn nhân ấy. Các giám mục viết trong thư các Ngài :” Với tư cách tín hữu Công giáo, chúng tôi phải không được giữ im lặng trước nhiều thử thách đang đe doạ hôn nhân và, lân lượt là con cái và công ích. Chúng tôi phải không được tránh né trách nhiệm của mình”.

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ý CHUẨN BỊ GIÁNG SINH VỚI HỘI NGHỊ VỀ ĐỨC TIN NƠI THIÊN CHÚA

(CNA 08.12) Giáo Hội Công giáo ở Ý đang chuẩn bị Giáng Sinh với một hội nghị các nhà lãnh đạo giáo hội,khoa học và văn hoá để thảo luận ‘câu hỏi về Thiên Chúa”. Sự kiện quốc tế nầy do HĐGM Ý diễn ra từ ngày 10 đến 12.12,với chủ đề “Thiên Chúa ngày nay : với Người hoặc không có Người, điều đó thay đổi mọi sự”. Những người tham dự sẽ nghe các giám mục,các triết gia,các nhà thần học,các nhà khoa học,các nghệ sĩ, nhạc sĩ,tho sĩ,học giả và những ngươi thuộc nhiều tuyên tín khác nhau. Người khởi xướng sự kiện nầy,ĐHY Camillo Ruini, sẽ là một trong các diễn giả. Ngài nói tại buổi giới thiệu với giới truyền thông :”Câu hỏi về Thiên Chúa không phải là đọc quyền của phương Tây. Ngôn ngữ khoa học đang ngày càng phổ quát hơn và vì thế cũng phổ quát hoá sự phủ nhận Thiên Chúa của nó. Vì lý do nầy, Tây phương có một món nợ phải trả cho toàn thế giới : không phải cất đi,mà làm sáng tỏ những lý do tin vào Thiên Chúa. Chỉ bằng cách nầy mới có thể đối thoại với những nền văn hoá khác nhau,chỉ yếu là những nền văn hóa ở Châu Á, thay vì khép kín mình”. Các diễn giả khác gồm triết gia người Đức Robeet Spaemann; triết gia người Anh Roger Scruton, triết gia người Pháp Rémi Brague và giám đốc Viện Bảo Tàng Vatican Antonio Paolucci. Những đề tài đưa ra thảo luận gồm Thiên Chúa trong âm nhạc,điện ảnh,truyền hình và khoa học. “Thiên Chúa và bạo lực” và “Thiên Chúa trong Cái đẹp” sẽ là những chủ đề khác,cùng với các đề tài tạo dựng và tiến hoá. Mục đích của sự kiện nầy là làm sống lại ‘cuộc chạm trán tích cực” giữa đức tin và văn hoá thời nay. Sự kiện nầy ăn nhịp với bước tiếp cận của Đức Thánh Cha và là một ví dụ về mầu Nhiệm Thiên Chúa đang bị bác bỏ bởi nên văn hoá lấn lướt nầy, nhưng đang sinh động trong tâm hồn và trong trí não của ‘những nhóm nhỏ” nầy

 

CÁC GIÁM MỤC KÊU GỌI QUYỀN PHỤ HUYNH GIÁO DỤC CON CÁI PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG.

(CNA 08.12) ĐGM giáo phận San Sebastian,Tây Ban Nha, Jose Ignacio Munila đã kêu gọi phải tôn trọng quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái,khi chính phủ đang xem xét một đề xuất cất đi những cây thập giá khỏi các trường công. Vị giám mục nầy đưa ra những tuyên bố của ngài khi giới thiệu cuốn sách mới Ngài viết ‘Những Quân bài trên Bàn”, một cuốn sách dày 400 trang tập hợp 150 thư mục vụ về các củ đề đa dạng. ĐGM Munila nói cuốn sách nầy bày tỏ ý thức rằnh ‘chúng ta đang ở trong một thời truyền thông và khi Chúa Giêsu nói hạ thấp lưới [NET] để bắt cá, tôi không biết Người cũng nghĩ về Internet hay không (chơi chữ giữa NET và INTERNET.ND), nhưng tôi cho rằng ‘lưới” [mạng] nầy có ích cho chúng ta’. Ngài nói :” Tôi đã cố để cô đọng hơn, sắc sảo hơn và dùng cả hài hướcđể chỉ cho thấy rằng khoa thần nghiệm (mysticism) có thể và phải có một vị trí trong các pương tiện truyền thông nói chung”.

 

ẤN ĐỘ : THƯƠNG TIẾC NHÀ THẦN HỌC LỖI LẠC QUA ĐỜI.

(UCAN 09.12) “Không một nhà thần học nào qua mặt được Cha NEUNER ở Ấn Độ”. Đó là lời đức TGM Albert D’Souza giáo phận Agra với với khoảng 1.500 người tham dự lễ an táng cho Cố lM Dòng Tên Josef Neuner”. Đức tGM nói rằng vị học giả Dòng Tên nầy đã mang lại “luơng gió mát” cho Giáo Hội Công giáo Ấn Độ,với những cái nhìn sâu sắc và mạch lạc về đức tin. Cha Neuner, một gương mặt lỗi lạc tại Công Đồng Vatican II và là một vị linh hướng của Mẹ Têrêxa Calcutta, qua đời ngày 03.12 ở tuổi 101 và được mai táng ngày kế toếp tại nghĩa trang Jnana Deepa Vidyapeeth, chủng viện giáo hoàng ở Pune,Tây Ấn, nơi Ngài giảng dạy nhiều thập niên. Vị linh mục gốc người Áo nầy luôn tìm kiếm những con đường mới mẻ để phục vụ Giáo Hội và xã hội ở Ấn Độ,quê hương mà Ngài đã chọn nhận từ năm 1938. Mục tiêu của Ngài là xây dựng một Giáo hội Ấn Độ với một thần học Kitô giáo đích thực của Ấn Độ”. Trong đệ nhị thế chiến Ngài bị cầm tù 7 năm trong các trại giam ở Ấn Độ,vì ngài tới từ một đất nước nói tiếng Đức. Tuy nhiên ngài đã dùng thời gian đó để nghiên cứu tiếng Phạn, các sách Ấn giáo như Bhagavad Gita và Upanishad và các hệ thống triết lý Ấn Độ. Ngài giúp chủng viện nầy trở nên có những quan điểm hiện đại và chọn theo một sự cời mở có tính sáng tạo đối với sự đa dạng về mặt xã hội,chính trị và văn hoá của Ấn Độ. Ngài thúc đẩy hàng trăm sinh viên thần học định vị trí thông điệp Kitô giáo bên trong thực thể Ấn Độ và là ‘một thẩm quyền về sự canh tân Giáo Hội” và có ảnh hưởng hết sức to lớn với Giáo Hội Ấn độ sau CĐ. Vatican II.

 

VIỆT NAM : THÔNG ĐIỆP MÙA VỌNG CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN MỸ THO

(UCAN 08.12) Thông điệp của ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, 65 tuổi, đứng đầu ủy ban tín lý HĐGM Việt Nam, thúc giục tín hữu Công giáo sở tại tập chú vào việc gìn giữ thiên nhiên trong Muà Vọng nầy: “Nước từ sông suối của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy xin cố gắng giữa cho mội trường được sạch sẽ và tránh làm cho ô nhiễm thêm xấu hơn”.Ngài viết trong thư Mùa vọng gửi giáo dân giáo phận Mỹ Tho :”hãy gắng tiết kiệm năng lượng và nước sạch”. Ngài cảnh báo người Công giáo chống lại việc hủy hoại môi trường vì lợi ích cá nhân. Ngài nói rằng việc chặt phá rừng bất hợp pháp phổ biến,những công ty và xí nghiệp địa phương thải ra chất thải độc hại và những dự án thủy điện của nhà nước trên các sông ngòi ở các tỉnh miền trung đã thâm vào những vấn nạn về môi trường. Tương lai có thề thấy trước là nhiều nơi trong đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất do mực nước biển dâng lên [ĐGM nêu tên một số giáo xứ thuộc giáo phận Ngài ở bên bờ sông đang hứng chịu các tác động của đất đai bị xói mòn]. Ngài nói thêm rằng tín hữu Công giáo có thể giúp bảo vệ môi trường bằng việc đứng ngoài mọi việc mua bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Đồng thời, Ngài kêu gọi các tín hữu giữ ‘môi trường tinh thần lành mạnh” với việc dạy dỗ con cái các vần đề đức tin và luân lý, ủng hộ việc giáo dục con cái và động viên chúng tham dự các lớp giáo lý” và nâng đỡ nhau trong việc sống đạo.

 

SUY THOÁI KINH TẾ GIÚP CÁC CẶP HÔN NHÂN QÚY TRỌNG HÔN NHÂN HƠN

(CNS 09.12) Theo một chuyên gia hàng đầu về hôn nhân,W.Brdaford Wilcox,giám đốc Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc tại đại học Virginia,trong một báo cáo về “Hôn Nhân ở Hoa Lỳ: Tình Trạng các Kết Hợp [hôn nhân] năm 2009”, cho biết : Cuộc suy thoái kinh tế có thể có một ‘cái hên” do ảnh hưởng của nó đến hôn nhân ở Hoa Kỳ.

“ Nếu xét về các khuynh hướng ly dị, thì nhiều đôi hôn nhân cho thấy đang phát triển một sự đánh giá mới về sự nâng đỡ kinh tế và xã hội mà hôn nhân có thể mang lại vào những thời kỳ khó khăn”. Ngày 07.12,ông cũng cho biết hàng triệu người Mỹ đã chọn theo cái mà ông gọi là ‘một chiến lược cứu trợ cây nhá lá vườn’ và ‘dựa trên ch1inh hôn nhân và gia đình của họ khắc phục và vượt qua cơn sóng gió kinh tế tồi tệ nầy”. Để chứng minh, Ông Wilcox đã trích dẫn một sự hạ thấp tỷ lệ ly dị từ khi bắt đầu suy thoái kinh tế vào tháng 12.2007, từ 17,5% trên 1.000 phụ nữ kết hôn xuống còn 16,9% trong năm 2008.

 

HANS KUNG : CN CÓ MT [CÔNG ĐỒNG] VATICAN NA

(CathNews 09.12)  Tờ The Age đưa tin : Nhà thần học bất mãn Hans kung nói Giáo Hội cần một Công Đồng Vatican nữa để giúp các cải tổ tiến tới: “ Một công đồng thứ ba sẽ tiếp tục những vấn đề quan tâm chính đáng chưa được hoàn tất trong công đồng Vatican II. Khi ấy cấm không được thảo luận về luật độc thân. Chúng ta đã không thảo luận về ly dị,cho dù hàng triệu tín hữu Công giáo đang lâm vào tình trạng đó; và chúng ta đã không thảo luận các vấn đề nữ giới như là việc thụ thai’. Hans Kung nói một công đồng chung toiàn cầu nữa sẽ không xảy ra vì Vatican lo sợ. Thay vào đó, Vatican cố gắng phục hồi giáo hội thồi tiền Công Đồng, nhưng gặp phải kháng cự mạnh mẽ, không chỉ từ dân thường, mà từ các giám mục. Tờ The Age thuật lại lời ông :”Người kế nhiệm của Đức giáo hoàng sẽ phải đương đầu với tình hình nầy là các nhà thờ ngày cành trống rỗng và các giáo xứ không có cha quản xứ và những cộng đồng đang tan rã”.

[LM Hans Kung đã bị Đức Gioan-Phaolô II cấm giảng dạy thần học tại các  chủng viện và các đại học Công giáo. Ông đã đưa ra một bản 10 điều 'tố khổ" bôi nhọ Đức Gioan-Phaolô II. Những lời tuyên bớ,bài viết của Ông rất tiêu cực và nhằm đã kích, chẳng hạn Ông rất cay cú trong việc Đức Biển Đức ban Tong Hiến "Anglicorum Coetibus" mở đường cbo anh em Anh giáo về lại Hội Thánh Công giáo. Một dụng cụ đắc lực của Satan.ND]

 

KITÔ GIÁO CÓ THỂ LÀ ‘MỘT NHỊP CẦU HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI” CHO TÍN ĐỒ HỒI GIÁO.

(ZENIT 08.12) Trong một Trung Đông luôn bị gậm nhắm bời bất ổn, các Kitô hữu, những người giữ vai chính trong một cuộc di cư thật sự, có thể là một chuếc cầu hướng về tương lai cho người theo đạo Hồi. Đó là lời khẳng định của ĐHY John P.Foley, Đại Hiệp Sĩ Dòng Ngôi Mộ Thánh Giêrusalem vào ngày 04.12 khi diễn thuyết ở Trường Thân Học Nay Uy ở Oslo về chủ đề “ Cuộc di cư của các Kitô hữu Thánh Địa : thách đố cho một nền hoà bình bền vững”. trong diễn văn của Ngài,ĐHY Foley cho biết ngài lo lắng khi nhìn các Kitô hữu tiếp tục cuộc di cư khỏi Thánh Địa, những Kitô hữu nầy là tỷ lệ hiện diện trong vùng nầy, sách nay 60 năm, là 20% dân số và nay không còn được 2% nữa. Ngài tuyên bố :” Sự hiuện diện của các Kitô hữu ở Thánh Địa ngày nay là một nguồn hy vọng cho việc hiểu biết, cảm thông,hoà bình và hoà giải”. Theo Ngài, Kitô giáo là một chiếc cầu cho tương lai với thế giới hồi giáo ả rập” trong mức độ ‘các Kitô hữu Phương Tây đã học và mang một số giá trị và một số viễn cảnh hết sức quan trọng”, như là việc tách rời Giáo Hội và nhà nước hoặc ý tưởng rằng phẩm giá và tự do con người đói buộc sự tôn trọng lương tâm cá nhân đó, điều nầy dẫn tới ‘sự do thờ phượng”. Ngài nói tiếp :” Điều nầy gây choáng váng cho thế giới hồi giáo”,tuy vậy nó phải “ đưa những giá trị nầy vào cuộc sống thường ngày của họ’. Do là ‘vượt phạm vi quốc gia,vượt pạm vi văn hoá”, Kitô giáo là một món quà ban tặng cho hết mọi người.

 

VIC SÀNG LC HI CHNG DOWN B LÊN ÁN NEW ZELAND.

(CathNews 09.12)  Các tổ chức Bảo Vệ Sự Sống, Tổ chức Quốc Tế sự sống và gia đình và Quyền được sống, lên án đề xuất hệ thống sàng lọc quốc gia về trẻ chưa sinh có hội chứng Down ở New Zeland, gọi đó là ‘ưu tuyển” và một sự cổ vũ cho văn hoá sự chết. Các phương tiện truyền thông New Zeland nhận đỉnh rằng việc sàng lọc ba tháng đầu sẽ được công chúng tài trợ từ tháng 02.2010. Đề xuất xét nghiệm 3 tháng đầu, trong 13 tuần đầu mang thai, phối hợp với các xét nghiệm máu với siêu âm để đo bề dày cổ của trẻ chưa sinh. Các tổ chức bảo vệ sự sống nói rằng phương pháp sàng lọc nầy không phải là chăm sóc y tế, nhưng đúng hơn là “việc ưu tuyển bất công” và không thể có chỗ ở New Zeland, vì nó tuyên bố rằng chỉ có người hoàn hảo mới có quyền được sinh ra”.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục