Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 21.12 ĐẾN 27.12.2009)

 

 

 

ĐỨC PIÔ XII, VỊ GIÁO HOÀNG ĐÃ CHỐNG LẠI HITLER

(AsiaNews 21.12 ) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã phê chuẩn các nhân đức anh hùng của Đức Piô XII, gây ra những phản ứng tiêu cực trong các giới Do thái giáo và thế tục, những kdẻ luôn chống lại “Vị mục tử thiên thần” (Pastor Angelicus), được nhiều người hướng lời cầu nguyện về Người, tôn kính. Cuốn “Det Papst, der Hitler trotzte” (Vị Giáo Hoàng thách thức Hitler)”,bác bỏ những lời dối trá về Đức Eugenio Pacelli, theo đó Người ủng hộ việc Hitler lên nắm quyền và im lặng về vụ tán sát người Do Thái. Cuộc nghiên cừu đầy đủ tài liệu của Heseman, căn cứ trên các thư khố Đức quốcc xã và của nước Đức, do Cha Dòng Tên Peter Gumpel viết lời tựa (Chà là thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho Đức giáo hoàng Piô XII), đã viết :” Khi công trình nghiên cứu và tìm tòi đồ sộ của chúng tôi tiến triển, các cộng sự của tôi và tôi trở nên xác tín rằng mọt ‘huyền thoại đen tối” hiện tại đã được tạo ra quanh Đức Piô XII”. Với tư cách là sứ thần Toà Thánh ở Đức, Đức Eugenio Pacelli đã chống lại Hitler ngay từ ban đầu. Người đã nói : chẳng có gì hay ho tốt lành có thể đến từ’ con người quá kích điên cuồng” ấy. Những báo cáo Người gửi về Roma và những hành động của Người ở Đức cho thấy không ai có thể nghi ngờ quan điểm nầy. Khi là Giáo Hoàng Piô XII, Đức Pacelli huy động các nguồn lực ngoại giao Vatican và mạng lưới các giáo phận ,giáo xứ, dòng tu và các cơ quan trong Giáo Hội, để cứu người Do Thái và trong suốt cuộc chiến, Người đã có được hàng trăm ngàn hộ chiếu nhập cảnh Achentina,cộng hoà Dominica và Nam Mỹ cho những người tỵ nạn khỏi nước Đức quốc xã. Cùng lúc ấy, các quốc gia tham chiến [chống Đức] đã không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn vụ tàn sát người Do Thái. Nhiều quốc gia, gồm cả Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, quay lưng lại những dân tỵ nạn Do Thái và gửi họ về Đức nơi họ kết thức trong những phòng hơi ngạt. Những máy bay đồng minh bay lượn trêb [trại tập trung] Auschwitz nhiều lần, chụp hình lò thiêu,nhưng không buồn bắn phá những đường xe lửa dẫn tới những trại nầy”. Mặc cho những nỗ lực của Đức Piô XII, một chiến dịch hung bạo đã được tung ra chống lại sự ‘im lặng” củaNgười, nhưng không có bất cứ ai phản đối chống lại sự im lặng của Roosevelt,Churchill,Stalin, kể cả sự im lặng của Chũ Thập Đỏ vốn cố gắng cứu các dân tỵ nạn khỏi Đức quốc xã và bị buộc giữ im lặng để cứu được càng đông người càng tốt. Theo nghiên cứu từ sử gia người Israel Pinchas Lapide, Giáo Hội Công giáo trực tiếp cứu thoát khoảng từ 847.000 đến 882.000 người Do Thái ( 250.000 ở Rumani;200.000 ở Pháp và Hungary; 55.000 ở Ý, v..v..).  Heseman in lại các tuyên bố từ các nhân vật Do Thái giáo từ năm 1963 đã cám ơn Đức Thánh Cha Piô XII:

 

+ Năm 1943, Chaim Weizmann (sau là tổng thống tiên khởi của Israel) viết rằng “ Toà Thánh dốc hết sức lực cứu giúp bất kể khi nào có thể, để giảm nhẹ tối đa số phận các đồng đạo bị bách hại của tôi”.

Isaac Herzog, trưởng giáo sĩ vùng Palestine thuộc Anh, vào năm 1944 đã bày tỏ lòng biết ơn với những gì Đức giáo hoàng [Piô XII] và những người đại diện của Người “đang làm cho các anh chgị em bất hạnh của chúng tôi trong thời khắc lịch sử bi đát nhất nầy”.

+ Ngày 21.09.1945, Leon Kubowitzky, tổng thư ký Đại Hội Do Thái giáo Thế Giới (WJC), đã cám ơn Đức Thánh Cha vì những can thiệp của Người và WJC đã tặng cho các việc từ thiện Vatican 20.000 USD (tương đương hiện nay 2 triệu USD) “công nhận công lao của Toà Thánh trong việc cứu thoát người Do Thái khỏi những cuộc bách hại của  phát xít và quốc xã”.

+ Trong những ngày chiến tranh kết thúc, Moshe Sharett, phó thủ tướng Israel, đã hội kiến với Đức Piô XII và “nói với Người rằng bổn phận đầu tiên của tôi là cám ơn Người và qua Người, cám ơn Giáo Hội Công giáo, nhân danh công chúng Do Thái,vì tất cả những gì Người và GH Công giáo đã làm trong các quốc gia khác nhau để cứu người Do Thái”.

+ Raffaele Cantoni, chủ tịch Liên Minh Các Cộng Đồng Do Thái giáo ở Ý (UCEI) nói sau cuộc chiến “rằng sáu triệu đồng đạo của tôi đã bị quốc xã tàn sát,nhưng con số nầy cò thể đã cao hơn rất nhiều nếu không có sự can thiệp hiệu quả của Đức Piô XII”.

+ Năm 1955, UCEI đã tuyên bố lấy ngày 17.04 làm “Ngày Tri Ân” vì sự giúp đỡ lơn lao thời chiến tranh của Đức Giáo Hoàng Piô XII

+ Ngày 26.05.1955, Dàn Hoà Tấu Giao Hưởng Israel bay sang Roma để có một buổi diễn đặc biệt Bản Giao Hưởng số 7 của Beethoven, tại Đại Sảnh Họp Hội Đồng Giáo Chủ của Vatican, ‘nhằm bày tỏ thái độ biết ơn vĩnh viễn của nhà nước Israel vì sự giùp đỡ mà Đức giáo hoàng và Giáo Hội Công giáo đạ làm cho dân tộc Do Thái bị quốc xã bách hại trong vụ tàn sát”.

+ Cho tới thập niên 1960, Người Do Thái đã chỉ ca ngợi hành động cứu người Do Thái bị bắt bớ của Đức Piô XII. Tuy nhiên năm 1963, một chiến dịch chống lại Đức Piô XII [Người băng hà năm 1958.ND] bắt đầu với một vở kịch có tên là “ Người đại diện” được công bố. Nó được một người Đức vô danh người Đức,Rolf Hohhot, viết ra. Ông nầy chưa bao giờ tham cứu các thư khố Vatican hoặc quốc xã.

Cuốn sách của Heseman cho thấy rằng vở kịch của Hochhuth là công trình của Mật Vụ Xô viết ( KGB). Hy vọng rằng nước Nga sẽ mở các thư khố lưu trữ từ thời kỳ Xô Viết. “Người Đại Diện” đã có thành công tức thì. Nó mau chóng có mặt quanh thế giới, được các đảng cộng sản hậu thuẫn ở phương Tây và trong các ấn bản cánh tả. Bất cứ nơi nào những khẳng định trong vỡ kịch bị bác bỏ, thì không có tiếng vang nào trong báo chí quốc tế.

+ Tuy nhiên tháng 3.1963, Đức đã ra một thông cáo báo chí trong đó có nói :” Chính phủ liên bang lấy làm tiếc rằng những tố cáo nầy đã được đưa ra chống lại Đức giáo hoàng Piô XII. Đức Cố giáo tông trong nhiều dịp đã lên tiếng chống lại sự bách hại chủng tộc do Đệ Tam đề chế và đã giải thoát nhiều người Do Thái khỏi tay những kẻ bách hại họ”.

 

ĐỨC THÁNH CHA TÓM TẮT NĂM 2009 TRONG CUỘC HỘI KIẾN VỚI GIÁO TRIỀU

(CWNews 21.12) Đức Thánh Cha khái quát những sự kiện đáng hgi nhớ nhất năm 2009 khi Người hội kiến ngày 21.12 với các lãnh đạo thuộc Giáo triều La Mã. Trong bản tóm tắt các hoạt động của riêng Người,Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến Giáo Hội ở Châu Phi, các cuộc tông du của Người đến lục địa nầy và đến Thánh Địa, tông thư Caritas in Veritate và khai mạc Năm Thánh Linh Mục. Đức Thánh Cha nói với các giới chức Vatican tụ họp nhau ở Đại Sảnh Clementine theo cuộc gặp tiền Giáng Sinh trưyền thống. Người nhắc lại hành trình của Người đến Cameroon và Angola và những buổi phụng vụ Thánh Thể ở đó, - những buổi tiệc đức tin đích thực. Người nói tiếp “ hành trình nầy dùng làm tiền đề cho hội nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục, dành riêng cho Giáo Hội ở Châu Phi. Thảo luậh của Thượng Hội Đồng ấy được dành cho “Giáo Hội ở Phi Châu, phục vụ hoà giải – công lý – hoà binh”. Đức Thánh Cha nói “đó là một chủ đề thần học và trên hết, đó là một chủ đề mục vụ có liên quan sống còn, cho dù nó có thể bị hiểu lầm là một chủ đề chính trị. Trách nhiệm của các giám mục là biến đổi thần hịc thành hoạt động mục vụ”.Để đáp ứng thách thức nầy, - Đức Thánh Cha nói – các lãnh đạo Giáo hội Phi Châu phải tìm cho được những các thức ‘cổ vũ ‘một chủ nghĩa thế tục tích cực” trong đời sống công cộng. Đức giáo tông lưu ý rằng đó cũng là mục tiêu tông thư Caritas in Veritate của Người, vốn tiếp tục và triển khai truyền thống giáo huấn xã hội Công giáo.Chủ đề “ hoà giải” quan trọng không chỉ với Châu Phi,mà còn cho cả toàn thể đạo Kitô :”Chúng ta phải học hỏi khả năng ăn năn tội,để cho chính chúng ta được biến đổi”. Đức Thánh Cha quan ngại lưu ý rằng các tín hữu Công giáo ít năng đi xứng tội hơn. Người nhìn thấy khuynh hướng nầy như một ‘triệu chứng đánh mất sự thành thực đối với chính chúng ta và đối với Thiên Chúa”.

Nhắc lại hành trình tới Thánh Địa,Đức Thánh Cha cám ơn các vị chủ nhà ở Jordan,Israel và lãnh thổ Palestine vì sự thân ái lớn lao danh cho Người. Hành trình nầy – Đức giáo tông nói – đã giúp cho Người ‘cảm nhận được đau khổ và những niềm hy vọng hiện diện trên lãnh thổ của họ. Tại đài tưởng niệm Yad Vashem, Người trải nghiệm được ‘một cuộc đối đáng lo âu với sự dã man của con người, với hận thù của một ý thức hệ mù quáng vốn làm chết hàng triệu sinh mạng con người mà không thể có bất cứ biện mình nào. Suy cho cùng,nó còn tìm cách lôi kéo Thiên Chúa ra khỏi thề giới : Thiên Chúa của Abraham,của Isaac và cuả Jacop và Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô”. Một cuộc tông du sau đó đến nước cộng hoà Séc vào tháng chín đã có một ảnh hưởng khác biệt. Chỉ ra rằng những kẻ không tin nay chiếm đa số trong đất nước Séc, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của “cuộc rao giảng Tin Mừng mới” để đến được với họ :”Chúng ta phải quan tâm rằng con người xếp xó vấn đề Thiên Chúa : vấn đề chủ yếu cuộc hiện sinh của con người”.

 

CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO DO THÁI CHỈ TRÍCH VIỆC TUYÊN BỐ NHÂN ĐỨC ANH HÙNG CỦA ĐỨC PIÔ XII

(CWNews 21.12) Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo chỉ trích sắc lệnh ngày 19.12 của Thánh Bộ Phong Thánh tuyên bố Đức giáo hoàng Piô XII đã sống một cuộc sốnh nhân đức anh hùng. Trưởng giáo sị người Pháp Gilles Berbheim nói : “Tôi không muốn tin rằng tín hữu Công giáo nhìn thấy nơi Đức Piô XII một gương đạo đức cho nhân loại. Vì sự im lặng của Đức Piô XII trong và sau Shoah [ vụ tàn sát], tôi hy vọng rằng Giáo Hội sẽ từ bỏ chương trình phong chân phước nầy và sẽ vì thế mà tôn vinh sứ điệp và các giá trị của mình”. Stephan Kramer, người cầm đầu HĐ. Trunng ương Do Thái giáo của Đức nói :” Đây rõ ràng là một vụ cướp đọat các sự kiện lịch sử liên quan đến thời đại quốc xã.Đức Biển Đức XVI viết lại lịch sử mà không cho phép một thão luận khoa học nghiêm túc. Đó là điều đã làm cho tôi giận dữ”. David Harris, giám đốc điều hành uỷ ban Do  thái giáo Hoa Kỳ nói thêm :”Chúng tôi hy vọng rằng việc xác nhận những nhân đức thánh thiện của Đức Piô XII là một ước muốn về phía Đức giáo hoàng Biển-Đức chỉ nhằm làm nỗi bật sự chân thành tôn giáo của vị tiền nhiệm và không gợi ý một “bước nhanh” tới việc phong chân phước” Đúng là Vatican có thể xác định ai là những thánh nhân của họ, nhưng việc Giáo Hội nhắc đi nhắc lại rằng Giáo Hội tìm kiếm các quan hệ tôn trọng lẫn nhau với cộng đồng Do thái giáo cũng có nghĩa là lưu tâm tới những điều nhạy cảm của chúng tôi về thời xảy ra vụ tàn sát”. Chính phủ Israel không bàn đến sắc lệnh nầy, nhưng kêu gọi Vatican mở các thư khố lưu trữ những năm thời chiến của Vị giáo tông. Yigal Palmor phát ngôn nhân bộ ngoại giao Israel nói :” Tiến trình phong chân phước không liên quan đến chúng tôi. Đó là vấn đề riêng của Giáo Hội Công giáo. Vai trò của Đức Piô XII là việc để các sử gia đánh giá và do đó chúng tôi thúc giục việc mở thư khố lưu trữ của Vatican trong suốt thế chiến thứ hai”. Ở Ý, ít nhất một lãnh đạo Do thái đặt vấn đề liệu các căng thẳng tiếp tục có thể dẫn đến một sự đình hoãn cuộc viếng thăm hội đường Do thái ở Roma của Đức giáo hoàng dự kiến vào tháng Giêng 2010 hay chăng.

 

VIỆC SỬ DỤNG TÊN VÀ  CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHẢI ĐƯỢC CHO PHÉP

(ZENIT 21.12) Phủ Quốc Vụ Khanh đã công bố hôm 19.12 một tuyên bố bảo đảm việc bảo vệ danh tính của Đức Biển-Đức XVI và các biuểu tượng của Người,như là để chỉ ‘thuộc về giáo hoáng”. Việc sử dụng chúng đòi phải có sự cho phép trước của Toà Thánh. Sau đây là lời tuyên bố nầy trong bản chính thức bằng tiếng Pháp:Tuyên bố của Quốc vụ phủ : “Đặc biệt trong những năm tháng gần đây nhất, tình cảm ngày càng tăng và sự qúy mến chân tình của nhiều người đối với các Đức Giáo Tông đã dẫn đến việc muốn sử dụng danh tính của các Đấng trong tước hiệu của các cơ sở đại học,hàn lâm hoặc văn hoá và cả các tổ chức,qũy hoặc những cơ quan khác. “ Ý thức sự việc nầy, đã xác định rằng Toà Thánh có thẩm quyền độc quyền giữ cho sự tôn trọng cần có đối với các Đấng Kế vị Thánh Phêrô và do vậy, giữ gìn hình ảnh và căn tính cá nhân của các Đấng đối với những sáng kiến vốn, dù không được cho phép, vẫn chọn danh tính hoặc các huy hiệu của các Giáo Hoàng vào những mục đích hoặc những hoạt động không hoặc rất ít dính dáng tới Giáo Hội Công giáo. Thỉnh thoảng,qua việc sử dụng các biểu tượng hoặc logo của Giáo Hội hay của các Giáo Hoàng để tạo sự đáng tin và một uy tín cho những gì được vận động hoặc tổ chức.Vì vậy, việc sử dụng tất cả những gì có liên hệ trực tiếp đến cá nhân và sứ mệnh của Đức giáo tông ( danh tính, hình ảnh và huy hiệu),cũng như những gì mô tả ‘giáo hoàng” đều phải được Tòa Thánh cho phép riêng trước.

 

LẨN ĐẦU TIÊN,MỘT NGÔI NHÀ THỜI CHÚA GIÊSU ĐƯỢC KHÁM PHÁ Ở NAZARET

(ZENIT 20.12) Lần đầu tiên,một công trình nhà ở thời Chúa Giêsu được khám phá gần Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin ở Nazaret. Một khám phá khảo cổ giúp hiểu biết cách sống của thời đại ấy, trong ngôi làng nầy. Những vết tích đã được khám phá trong những đào bới khai quật khảo cổ của  Israel Antiquities Authority [Thẩm quyền đối với các di tích cổ Israel] nhân dịp xây dựng Trung Tâm Quốc Tế Maria Nazaret, nằm ở vị trí trong khu vực mà theo lưu truyền, có lẽ Chúa Giêsu đã sinh sống.Các kết quả những cuộc khai quật được giới thiệu vào thứ hai, trong những trong các cư dân địa phương của Trung tâm tương lai, với sự tham dự của Dror Barshod, giám đốc Hạt Bắc của “Israeli Antiquities Authority” (IAA), có sự tháp tùng của Bà Yardenna Alexandra, người phụ trách các cuộc khai quật, các chuyên gia Dòng Phan Sinh và ĐGM Giacinto-Boulos Marcuzzo, GM phụ tá và đại diện Thượng phụ đối với Israel của Toà thượng phụ la-tinh ở Giêrusalem, đặc trách Nazaret. IAA giải thích trong một thông cáo rằng “ các di tích một ngôi nhà có niên đại từ thời kỳ Roma đã lần đầu tiên được khám phá ra trong những khai quật được thực hiện trước khi xây dựng Trung Tâm Quốc Tế Maria Nazaret bên cạnh thánh đường Truyền Tin”. Tổ chức Maria Nazaret, chịu trách nhiệm xây cất trung tâm nầy, đã nói thêm trong một thông cáo :”Chúa Giêsu chắc chắn đã biết rõ nơi nầy và có thể là biết rõ cả ngôi nhà nầy nữa. Năm 1969, thánh đường Truyền Tin đã được xây dựng tại vị trí mà đức tin Công giáo đã nhận diện với ngôi nhà của Mẹ Maria. Nó được xây trên các vết tích của ba ngôi thánh đường trước đó, mà cái cũ nhất được gán cho thời kỳ byzantin (thế kỷ thứ IV). Khi nhìn những sơ đồ của trung tâm mới nầy, IAA vừa thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ gần ngôi thánh đường nầy và đã đi đến chỗ khám phá cấu trúc nầy”.

Theo Yardenna Alexandra, giám đốc điều hành các khai quật nhân danh IAA, “cuộc khám phá nầy hết sức quan trọng, vì lần đầu tiên nó tiết lộ cho thấy một ngôi nhà trong làng người Do Thái ở Nazaret và từ sự kiện nầy đã đưa ra ánh sáng cách sống thời Chúa Giêsu. Công trình xây dựng mà chúng tôi đã tìm thấy,thỉ nhỏ và đơn sơ và rất có khả năng là đặc trưng của các nhà ở tại Nazaret thời Chúa Giêsu. Qua những nguồn sách viết hiếm hoi hiện có, chúng ta biết rằng ở thế kỷ đầu, Nazaret khi ấy là một ngôi làng Do Thái nhỏ, nằm trong một thunbg lũng. Cho tới nay,một số ngôi một nào đó có niên đại thời Chúa Giêsu đã được tìm thấy,nhưng không có di tích nào được khám phá có thể được gán cho thời đại nầy”.

“Trong khai quật nầy, một bức tường lớn có niên đại mameluk (thế kỷ XV) đã được tìm thấy lại. Nó đã được xây phía trên và đã ‘dùng’ những bức tường của một công trình xây dựng cũ. Ngôi nhà nầy trước đó có hai phòng và một sân trong đó có một bể nước được đục trong đá để chứa nước mưa. Những đồ vật thu hồi được bên trong căn nhà không nhiều và thường là những mãnh vỡ các bình đựng thời La Mã sớm phát triển (thế kỳ 1 và II). Ngoài ra, nhiều mảnh vỡ đồ gốm được tìm thấy, những thứ chỉ có người Do Thái dùng vào thời kỳ ấy, bởi vì các bình đựng nầy không dễ trở thành ô uế theo nghi lễ”.

Một hố khác, mà cửa ra vào rõ ràng là được ngụy trang,đã được đào và một ít mảng gốm mẻ ( mảnh vỡ) thời kỳ La Mã phát triển sớm được tìm thấy bên trong đó.

Nhà khảo cổ Alexandra đã tuyên bố :”Từ những khai quật khác mà tôi đã thực hiện trong những ngôi làng khác vùng nầy, hố nầy hẳn đã được đẽo trong khôn khổ những chuẩn bị của người Do Thái để tự bảo vệ trong cuộc nổi loạn chống lại người La Mã vào năm 67 CN”.

Theo IAA,”trong một số những khai quật khảo cổ được thực hiện trong thành phố quá đông dân nầy, một số những hang đá dùng an táng có niên đại thời kỳ Đế quốc cố La Mã đã được khám phá, nằm ở gần vùng có người ở”. Thánh đường Truyền Tin hiện đại đã được xây ở tâm làng Nazaret, bên trê nhà thờ Truyền Tin của các lính Thập Tự Chinh và trên những tàn tích của một ngôi thánh đường thời kỳ byzantin.

Nhà cầm quyền Israel đã giải thích : “Ở giữa các nhà thờ nầy, có một hang đá thời xưa đã được gán cho nhà ở của gia đình Chúa Giêsu. Nhiều hố kho dự trữ và bể nước, mà một số có niên đại thời Đế quốc La Mã cổ, đã được tìm thấy trong tường vậy quanh nhà thờ Truyền Tin”. Và IAA nói tiếp trong thông cáo :” Hội Maria Nazaret đề nghị được bảo tồn và giới thiệu những di tích của ngôi nhà mới được khám phá bên trong ngôi nhà được dự trù làm Trung Tâm Quốc Tế Maria Nazaret”, sẽ được khánh thánh vào cuối năm 2010.

 

CON SỐ HỔNG Y ĐỦ TƯ CÁCH BẦU GIÁO HOÀNG GIẢM SÚT

(CNA 19.12) Radio Vatican đưa tin thêm một hồng y nữa, ĐHY Josef Glemp, TGM danh dự giáo phận Varsovie, bước sang tuổi 80 vào ngày 18.12 và vì thế không đủ tư cách bầu giáo hoàng sắp tới với tư cách là một thành viên Hồng y đoàn. Khi các Vị hồng y đạt tới tuổi “trần” nầy, phiếu bầu của các ngài không còn được xem xét trong việc bầu một giáo hoàng mới do hồng y đoàn. Quyết định nầy được trình bày trong Tông Hiến “Universi Dominici Gregis” năm 1996, trong đó Đức Gioan-Phaolô II đã củng cố quyết định của Đức giáo hoàng Phaolô VI để cấm việc bỏ phiếu bầu của một vị hồng y đã 80 tuổi hoặc nhiều hơn”. Tông Hiến viết :” Lý do của điều khoản nầy là ước ao không thêm gánh nặng trách nhiệm vào sức nặng của một tuổi đáng kính như thế, khi phải chọn một người sẽ lãnh đạo đoàn chiên Giáo Hội trong những cách thích ứng với các nhu cầu của các thời đại”. Cùng lúc ấy, văn kiện nầy lưu ý rằng “điều nầy tuy vậy không có nghĩa là các hồnf y trên 80 tuổi không thể tham dự vào trong những hội nghị trù bị của Mật Viện…”. Việc nghỉ hưu của ĐHY Glemp đem con số toàn bộ các hồng y đủ tư cách bầu xuống 112 và những vị hết tư cách bầu là 73. Hiện còn 185 vị hồng y còn sống vào ngày 18. 12. Trong 8 hồng y của Ba Lan,thì 5 vị đã ngoài 80 tuổi.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC MARTIN ĐỀ NGHI VATICAN CÁCH CHỨC BỐN GIÁM MỤC ÁI NHĨ LAN

(CWNews 21.12) Theo tin các phương tiện truyền thông Ái Nhĩ Lan : Đức TGM Diarmuid Natin giáo phận Dublin sẽ đề nghị Thánh Bộ Giám mục cách chức bốn giám mục can dự vào bản báo cáo Murphy,nếu họ không tự nguyện từ chức. Thủ tướng Ái Nhĩ Lan Brian Cowen hoan nghênh đơn xin từ chức của ĐGM Donal Murray, gọi đó là “một dấu chỉ được hoan nghênh cho thấy những ai ở cương vị lãnh đạo và có trách nhiệm trong Giáo Hội phải đương đầu với trách nhiệm của họ trong ánh sáng của những khám phá rất rõ rệt của uỷ ban Murphy [về vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ, bị các giám mục che đậy.ND]

 

CHA EMIRO JARAMILLO BỊ SÁT HẠI Ở COLOMBIA

(ZENIT 22.12) Một LM người Colombia, Cha Emiro Jaramillo Cárdenas, bị sát hại ngày 20.12 trong căn hộ của Ngài ở thành phố Santa Rosa Osos. Theo những người gần gũi ngài, vị tu sĩ nầy - phụ trách nhà nguyện El Senor de La Humildad [Chúa của sự khiêm cung], trước đó không hề nhận được lời đe doạ nào. Thi thể ngài được một người bạn ,do ngạc nhiên vì không thấy ngài ở nhà thờ,đã đến chỗ ngài ở,thấy cửa phòng mở và đã  tìm thấy..ĐGM giáo phận Santa Rosa, Jairo Jaramillo Monsalve, đã bày tỏ sự đau đớn và bất bình của ngài về cái chết của vị linh mục và ngài lên án hành động dã man nầy. LM Jaramillo cũng là giám đốc thư khố giáo phận. Sinh năm 1936,thụ phong LM năm 1966, Ngài tiếp quản việc coi sóc nhà nguyện El Senor de La Humildad từ năm 1999 cho tới nay. Hiện nay hàng chục LM Colombia tiếp tục nhiệm vụ của các ngài dưới sự đe doạ của các nhóm vũ trang. 17 giám mục được cảnh sát bảo vệ. Đầu tháng 12, ĐGM Phụ tá giáo phận Medellin,Victor Manuel Ochao, đã nhận được những lời đe doạ sát hại.

 

BỔ NHIỆM MỚI.

Ngày 22.12,Đức Thánh Cha bổ nhiệm:

+ Làm thành viên Thánh Bộ Phong Thánh : ĐGM Edmond Farhat, Sứ Thần toà Thánh và ĐGM Raffaele Martinelli, GM giáo phận Frascati,Ý

+ Làm cố vấn cho văn phòng tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục : ĐGM Ermenegildo Manicardi,Viện trưỡng Học Viện Capranica; Cha Markus Graulich,SDB,vị bảo trợ công lý [người ta quen gọi là ‘avocat du diable - luật sư ma qủy. ND] Toà Án Tối Cao Pháp Viện Toà Thánh; đan sĩ Godefrey Igwebuike Onah, phó viện trưởng Đại học giáo hoàng Urbanô; Cha Paul Béré, Dòng Tên, giáo sư đại học công giáo Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà); Dom Juan Javier Flores Arcas,OSB,Viện trưởng câu lạc bộ khoa học giáo hoàng Thánh Anselmô; Cha Paolo Martinelli, Khoa trưởng Vuện linh đạo Phan Sinh Đại học giáo hoàng Antôn; Cha Samir Khamil Samir, Dòng Tên,giáo sư đại học Thánh Giuse ở Beyrouth.

 

HỢP TÁC VÀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÍN Ở BỬA ĂN TỐI MỪNG GIÁNG SINH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

(AsiaNews 22.12) Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đến lễ Giáng Sinh, Toà TGP Tp HCM đã tổ chức một bửa ăn tối - một bửa cơm chay ,nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người tham dự - để cổ vũ sự hợp tác và đối thoại liên tín, do ĐHY JB.Phạm Minh Mẫn và ĐGM phụ tá Phêrô Nguyễn-Văn-Khảm tài trợ, với sự tham dự của các tín đồ hàng đầu Tin Lành,Phật giáo,Hồi giáo,Cao Đài, cùng với các linh mục và tu sĩ trong ủy ban về quan hệ giữa các tín ngưỡng khác nhau của Tổng giáo phận.Nhấn mạnh quyền của mỗi người được tự do sống niềm tin của mình, tôn trọng tín ngưỡng của người khác, ĐHY muốn giới thiệu chủ đề :”Thảo Kính Cha Mẹ”. Một nguồn hiểu lầm giữa các thừa sai - vốn coi việc dâng cúng tưởng nhớ tổ tiên là ‘thờ lạy bụ thần’ – và dân chúng địa phương trong những thế kỷ trước, ĐHY giải thích rằng “ đó không chỉ là nguyên tắc thánh thiện của mọi tôn giáo”, mà còn là một ’nguồn sự thanh cao của các xã hội phương Đông”.ĐHY JB Phạm Minh Mẫn công khai xin lỗi nhân danh Giáo Hội Việt Nam, vì những nghi ngờ và hiều lầm trong quá khứ và kêu gọi khởi đầu một kỷ nguyên mới “hiểu biết và cảm thông”. Cuối cùng, có vấn đề liên quan đến nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau được thành lập hoặc bị chính phủ kiểm soát.  Phía Phật Giáo, chỉ có các đại diện GH Phật Giáo Việt Nam chính thức và được chính quyền công nhận, đến tham dự.

 

K ÁM SÁT ĐỨC GIÁO HOÀNG CÓ TH ĐƯỢC TR T DO VÀO THÁNG GIÊNG

(CWNews 22.12) Theo lời luật sư, Mehmet Ali Agcam người đã bắn và làm bị thương Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong một vụ mưu sát tháng 05.1981, sẽ được trả tự do khỏi nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng giêng.Bị kết án tội mưu sát, Agca bị cầm tù ở Ý cho tới năm 2000, khi -  nhờ lời xin ân xá của chính Đức Gioan-Phaolô II – anh ta được tha với tội ác nầy, nhưng bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ để tiếp tục thụ án vì tội giết người trước kia ở đó. Anh ta sẽ mạn hạn tù ngày 18.01.2010. Agca,người có một lịch sử tạo những tuyên bố công khai giật gân, đầu năm nầy đã khiến báo chí chạy đầu trang khi loan tin anh ta sẽ trở lại đạo Công giáo.

 

THÊM ‘CHỨNG CỨ” VỀ VIỆC SHAKEASPEARE THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

(CathNews 23.12) Ba chữ ký trên những trang giấy cuộn da được tìm thấy trong thư khố ở Học Viện Đáng Kính Nước Anh ở Roma có thể thêm chứng cứ rằng William Shakespeare đã là một tín hữu Công giáo bí mật khi trải qua những “năm tháng lạc mất” ở Ý. Báo The Times trực tuyến cho biết :  Một cuộc triển lãm ở Học Viện nầy đã cho thấy những tên khó hiểu trong cuốn sách ghi tên khách, gợi ý rằng nhà viết kích đã tìm ẩn náu ở đó. “Srthurus Stattfordus Wigomniensis” đã ký vào sách nầy năm 1585, trong khi “Gulielmus Clerkus Strattfordiensis” đến năm 1589. Theo Cha Andrew Headon,phó viện trưởng học viện nầy và là người tổ chức cuộc triển lãm, các danh tính có thể được giải mã thành “(đồng hương)của Vua (Arthur) từ Straford (trong giáo phận) Worcester” và “William Người Thư Ký từ Stratford”. Một lấn ghi thứ ba năm 1587,”Shfordus Cestriensis” có thể thay cho “Sh[akespeare từ Strat]ford (trong giáo phận) Chester”. Cáclần ghi nầy trùng với các năm ông “mất tích” giữa 1585 (ông đột ngột rời Stratford) và 1592 (khi bắt đầu sự nghiệp nhà viết kịch ở Luân Đôn).Cha Headon nói : “trong cuộc đời Shakespeare có nhiều năm không giải thích được, và nói thêm rằng dường như nhà viết kịch đã thăm viếng Roma và đã trở lại Công giáo.

 

TÍN ĐỒ N GIÁO TN CÔNG HI CH GIÁNG SINH N ĐỘ

(CWNews 22.12) Vừa kêu tên các vị thần Ấn giáo,một nhóm Ấn giáo chiến đấu đã tấn công một hội chợ Giáng Sinh trong bang trung Ấn Madhya Pradesh vào ngày 20.12 và đốt những trình bày Kinh Thánh. Đức TGM Leo Cornelio giáo phận Bhopal gọi cuộc tấn công nầy là “một vần đề đáng quan ngại nghiêm trọng đối với các Kitô hữu” và cho biết chính quyền bang hiếm khi để ý đến những vụ tấn công chống lại các Kitô hữu. Chỉ có 0,55 dân sống trong các ranh giới Tổng giáo phận Bhopal là Công giáo.

 

theo BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục