Tổng Hợp 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 17.10 ĐẾN 23.10.2010 – CUỐI TUẦN)

 

CÁC GIÁM MỤC ACHENTINA ĐỀ NGHỊ LẤY NĂM 2011 LÀM “NĂM SỰ SỐNG”

(CNA 19.10) Uỷ Ban điều hành HĐGM Achentina kêu gọi dân Achentina hãy có một cam kết với sự sống “chân thành và chín chắn”. Các Ngài tuyên bố Năm 2011 sẽ là “Năm Sự Sống”. Trong một tuyên bố mới đây, Uỷ Ban nầy nhắc lại lời  Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI mời gọi tín hữu Công giáo tham gia một đêm canh thức cầu nguyện cho trẻ chưa sinh vào ngày 27.11. Ngày khởi đầu được chọn là ngày đầu Mùa Vọng, để nói lên lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về hồng ân sự sống. Uỷ Ban nầy giải thích:” Khi chúng ta nói về hồng ân sự sống, món quà linh thánh Thiên Chúa ban cho con ngưòi, chúng ta nhắc đến sự sống của mỗi con người ở mọi giai đoạn và trong tất cả mọi chiều kích : thể lý,tinh thần,gia đình,xã hội,chính trị,tôn giáo…Các giám mục bày tỏ ước mong khẳng định “nhu cầu sống còn dành ưu tiên cho quyền được sống trong tất cả mọi biểu hiện của nó” suốt trong Năm 2011. Các Ngài lưu ý rằng điều nầy sẽ bao gồm trẻ chưa sinh,cũng như những người lớn lên trong nghèo đói và bị bỏ rơi. Uỷ Ban nầy lập lại lời kêu gọi bảo vệ sự sống:” Chúng ta sẽ  không thể xây xựng một quốc gia vốn bao gồm tất cả mọi người, nếu như quyền được sống căn bản của mọi người - quyền được sống ngay từ khi thụ thai – không thắng thế trong đất nước chúng ta”.

 

KITÔ HỮU IRAQ TIẾP TỤC RỞI BỎ ĐẤT NƯỚC

(CWNews 20.10) Thiểu số bé nhỏ các Kitô hữu ở Iraq tiếp tục rời bỏ trên quy mô lớn vì lo sợ cho sự an toàn và ở một mức độ ít hơn,là những khó khăn kinh tế. CNS trích dẫn lời các giám mục Iraq nói tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông :  Những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, những vụ đánh bom các thánh đường và các công trình xây dựng Kitô giáo khác và thiếu an ninh chung đã khiến cho cuộc sống bấp bênh đối với cộng đồng Kitô giáo dễ bị tổn thương đến nỗi khoảng một nửa đã rời bỏ quê hương đến những nơi an toàn hơn,trong bảy năm qua. Những giải pháp cụ thể và sự giúp đỡ cỉa cộng đồng quốc tế cần có ngay,nếu muốn chấm dức cuộc trốn chạy của các Kitô hữu. Trong các bình luận cả trong lẫn ngoài đại sảnh họp Thượng Hội Đồng, các giám mục và các linh mục Iraq đã phác lên một bức tranh những thử thách gian khổ đối với cộng đồng Kitô giáo bé nhỏ đang bị sa lầy trong đất nước bị rách nát vì bạo lực kể từ khi Mỹ xâm chiếm năm 2003.  Đức TGM Anathase Matoka, ông giáo Syri, giáo phận Baghdad nói với những người tham dự Thượng Hội Đồng :” Kể từ năm 2003 các Kitô hữu trở thành những nạn nhân của tình trạng chém giết,vốn gây nên một cuộc di cư to lớn đi khỏi Iraq”. Ngài nói rằng trong khi bạo lực nhắm vào các Kitô hữu có vẻ giảm đi trong hai năm gần đây, thì sự mất an ninh và bất ổn định chung của tình hình ở Iraq tệ đến mức các Kitô hữu tiếp tục di cư.

 

TÂY BAN NHA : PHIM TÀI LIỆU VỀ NẠO PHÁ THAI

(Génétique.org 21.10) Bộ phim Blood Money . La valeur d’une vie(Đồng tiền cho kẻ giết mướn.Giá trị của mộ sinh mạng) của  nhà làm phim người Mỹ David K.Kyle vừa được trình chiếu ngày 08.10 ở Tây Ban Nha. Phim tài liệu nầy được sản xuất ở Hoa Kỳ tháng 05.2010, vạch lại lịch sử nạo phá thai ở Mỹ kể tư những chính sách công đầu tiên của kế hoạch hóa gia đình, đi qua quyết định Roe chống lại Wade và tố cáo việc buôn bán nạo phá thai được thuết lập, Ông đã tái kích hoạt cuộc tranh luận về nạo phá thai trong xã hội Bắc Mỹ. Ở Tây Ban Nha, bộ phim nầy được phỏng theo thực tại xã hội,pháp lý và chính trị của nạo phá thai trong đất nước nầy. Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định rằng bộ phim sẽ bị cấm với người dưới 18 tuổi. Theo trang điện tử Hasteoir.org, quyết định nầy là tùy tiện, vì “không một yếu tố nào trong bộ phim tài liệu của nhà làm phim Davis Kyle – dù là về kịch bản,chứng từ hoặc góc cạnh nhìn - biện minh được cho quyết định nầy “ của chính phủ. Theo luật mới về nạo phá thai, trẻ vị thành niên vẫn có quyền nạo phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.

 

BỔ NHIỆM 24 TÂN HỒNG Y

Sáng ngày 20-10-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tuyên bố triệu tập công nghị vào ngày 20 tháng 11 tới đây để bổ nhiệm thêm 24 Hồng Y mới. Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC loan báo việc bổ nhiệm và nhắc lại rằng các Hồng y có nhiệm vụ giúp Người Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ chu toàn sứ mạng là đầu và là nền tảng trường tồn và hữu hình của sự hiệp nhất đức tin và sự hiệp thông trong Giáo Hội (LG 18).

- Đức TGM Angelo Amato , người Ý, dòng Don Bosco, 72 tuổi, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

- Đức Thượng Phụ Antonio Naguib , 75 tuổi, Thượng Phụ thành Alessandria của các tín hữu Công Giáo

  Copte, Ai Cập

- Đức TGM Robert Sarah , 65 tuổi, người Guinée Equatoriale, nguyên là Tổng thư ký Bộ truyền giáo, và

  mới được bổ làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm.

- Đức TGM Francesco Monterisi , 76 tuổi, nguyên là Tổng thư ký Bộ Giám Mục và hiện là Giám quản

  Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.

- Đức TGM Fortunato Baldelli , 75 tuổi, người Ý, Chánh Tòa Ân giải tối cao.

- Đức TGM Raymond Burke , 62 tuổi, người Mỹ, Chủ tịch Tối cao pháp viện của Tòa Thánh.

- Đức TGM Kurt Koch , 60 tuổi, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô

- Đức TGM Paolo Sardi , 76 tuổi, người Ý, nguyên là Sứ thần đặc nhiệm và hiện là Phó Nhiếp Chính

  trong  trường hợp trống ngôi Giáo Hoàng.

- Đức TGM Mauro Piacenza , 66 tuổi, người Ý, tân Tổng trưởng Bộ giáo sĩ

- Đức TGM Velasio De Paolis , 75 tuổi, người Ý, dòng thừa sai Thánh Carlo Chủ tịch kinh tế Tòa Thánh.

- Đức TGM Gianfranco Ravasi , 68 tuổi, người Ý, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa.

- Đức Cha Medardo Joseph Mazombwe , 79 tuổi, nguyên TGM giáo phận Lusaka, Zambia

- Đức Cha Raul Eduardo Vela Chiriboga , 76 tuổi, TGM giáo phận Quito, Ecuador

- Đức Cha Laurent Monsengwo Pasinya , 71 tuổi, TGM giáo phận Kinshasa, Cộng hòa dân chủ Congo

- Đức Cha Paolo Romeo,72 tuổi, nguyên là Sứ Thần Tòa thánh tại Italia và hiện TGM giáo phận Palermo,  

- Đức Cha Donald William Wuerl , 70 tuổi, TGM giáo phận thủ đô Washington, Hoa Kỳ

- Đức cha Raymundo Damasceno Assisi , 73 tuổi, TGM giáo phận Aparecida, Brazil.

- Đức Cha Kazimierz Nycz , 60 tuổi, TGM giáo phận Varsava, Ba Lan

- Đức cha Malcolm Ranjith , 63 tuổi, nguyên là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luận bí tích, hiện là TGM

  giáo phận Colombo, thủ đô Sri Lanka

- Đức Cha Reinhard Marx , 57 tuổi, TGM giáo phận Munich, nam Đức.

  Ngoài ra, ĐTC bổ nhiệm thêm 2 GM và 2 giám chức trên 80 tuổi vào Hồng y đoàn, đó là:

- Đức TGM José Manuel Estepa Llaurens , 84 tuổi, nguyên GM giáo hạt quân đội Tây Ban Nha

- Đức Cha Elio Sgreccia , 82 tuổi, người Italia, nguyên Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống

- Đức Ông Walter Brandmueller , 81 tuổi, người Đức, nguyên Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về các khoa

  Sử Học.

- Đức Ông Domenico Bartolucci người Ý, 93 tuổi, nguyên giám đốc Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh.

Nếu không kể các vị Hồng y sắp bổ nhiệm, thì Hồng y đoàn hiện có 179 vị thuộc 65 quốc gia, trong đó có 102 Hồng y cử tri dưới 80 tuổi và 77 vị trên 80 tuổi. Qua việc bổ nhiệm trên đây, người ta thấy ĐTC Biển Đức 16 vẫn duy trì qui luật do ĐTC Phaolô 6 ban hành, qui định con số tối đa các Hồng y cử tri dưới 80 tuổi là 120 vị.

 (G. Trần Đức Anh O.P. Nguồn: Vietvatican)

 

TRUNG ĐÔNG: CHO N GII V TRÍĐÚNG” CA H

 (ZENIT 20.10) Nhiu ph n,trong đó có hai n tu d thính viên Thượng Hi Đồng v Trung Đông, đã mong ước rng Giáo Hi cho n gii v tríđúng” ca h. Điu ny s có th là mt chng t đối vi các ph n theo đạo Hi thường b ‘ngược đãi”. Trong phiên hp chung th 11 THĐ, n tu Marie-Antoinette Saadé, thành viên Dòng Các N Tu Công giáo Marônit Thánh Gia (Liban) đã trình bày như thế. V n tu ny t hi :” Nên chăng Giáo Hi tiên phong trong lãnh vc ny trước mt thc hành nht định trong mt s môi trường Hi giáo,nơi ph n b đánh đập,b tù,ngược đãi,không có quyn hành,không làm gì hơn là nhng bn phn như nô l?”. V n tu ny cũng nhc li tm quan trng ca các bà m trong vic truyn đức tin. Soeur khng định :” Đức tin có được trên đầu gi các bà m. Chính nơi đó nhng bài giáo lý đầu tiên được thc hin, hiu qu nht và bn vng nht” và mi gi “quan tâm chăm lo s đánh thc đức tin trong gia đình như nơi đặc quyn, nơi tr em hc nhn biết căn tính ca mình và ln lên bng vic phát huy nhng tài năng và kh năng con người và thiêng liêng”.

 

 TỔNG GIÁM MỤC CANTERBURY MUỐN CÓ TIỀNG NÓI TRONG QUY HOẠCH CÁC GIÁO HẠT

(CWNews 20.10) Tiến sĩ Rowan Williams,TGM Canterbury cho biết rằng các nhà lãnh đạo Anh giáo phải được tham dự vào việc quy hoạch các giáo hạt tòng nhân được lập ra để đáp ứng các nhu cầu mục vụ của tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công giáo. Đang đi thăm Ấn Độ trong những ngày nầy, TGM Williams nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hindu rằng ngài “rất ngạc nhiên” khi Đức Biển-Đức XVI quyết định lập các giáo hạt tòng nhân nầy “và không bàn bạc gì” với giới lãnh đạo Anh giáo. Nay khi động thái nầy đã được thực hiện, ngài nói: “chúng tôi đang thử chắc chắn rằng có một nhóm chung sẽ để mắt đến nó sẽ diễn ra như thế nào”. Nhà lãnh đạo Anh giáo toàn thế giới nầy không đưa ra bất cứ phân tích lý do nào cho việc chờ đợu một tiếng nói trong việc thảo kế hoạch cho việc chăm sóc những người rốt cuộc đang rời bỏ cộng đồng đức tin của ông. Nhưng ông đã đưa ra một lý do thực tiễn để mong rằng các giám mục Công giáo có thể đồng ý với các ước nguyện của ông. Ông nói :” Ở nước Anh, các quan hệ giữa Giáo Hội nước Anh và các giám mục Công giáo La Mã rất ấm áp và gần gũi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm việc chung với nhau về điều nầy và không thấy đó là một sự khó khăn”. Nếu các giám mục Công giáo Anh được chuẩn bị để tiến hành các giáo hạt tòng nhân nầy với một tốc độ không gây ra bất cứ “khó khăn” nào cho Giáo Hội nước Anh, thì việc các tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công giáo có thể tiến hành hết sức chậm chạp.

 

THÀNH PHỐ Ở BA LAN XÂY BỨC TƯỢNG CHÚA KITÔ LỚN NHẤT THẾ GIỚI

(CWNews 20.10) Thành phố Swiebodzin,một thành phố miền tây Ba Lan với 22.000 dân, đã gần hoàn tất xây dựng bức tượng Chúa Kitô lớn nhất thế giới. Được khởi sự vào năm 2008 và cao 30 mét, bức tượng nầy do Cha Sylvwester Zawadzki,một linh mục sở tại,thiết kế mẫu.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CHỈ TRÍCH LIÊN HIỆP QUỐC VÌ THIẾU TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

 (CNA 20.10) Đức TGM Hector Aguer giáo phận La Plata,Achentina, đã chỉ trích LHQ vì đã phổ biến những ý thức hệ thiếu tôn trọng những quyền con người và gia đình căn bản. Trong chương trình truyền hình hàng tuần,”Keys to a Better World” (Chìa Khoá cho một thế giới tốt đẹp hơn), Ngài chỉ ra những thay đổi văn hoá đang diễn ra ở Achentina qua các luật lệ bị nhóm thiểu số tự xưng là  “cấp tiến” truyền bá. Ngài nói thêm rằng những thay đổi nầy hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hoá của Achentina. Một thay đổi như thế đã diễn ra vào tháng 7,khi quốc gia nầy hợp pháp hoá “hôn nhân” đồng tính. Đức TGM nói những ý tưởng nầy là một phần của kế hoạch toàn cầu có căn cứ tại “LHQ và một loạt những tổ chức vệ tinh của LHQ”. Ngài nói hàng núi tiền ở phía sau những mưu toan thay đổi Achentina và biến đổi các quyền con người căn bản.”Vì thế chúng ta có thể nhìn thấy rằng có một âm mưu thông đồng ở đây trong ý nghĩa xấu nhất của từ nầy”. Ngài nói :” Có một âm mưu thông đồng có chiều hướng đống nhất hoá tư tưởng và lối sống trên toàn thế giới và điều nầy đến từ những trung tâm quyền lực thế giới,nhất là từ những trung tâm quyền lực chính trị, vốn được nâng đỡ bởi những trung tâm quyền lực tài chính”. Ngài cảnh báo :” Nếu đó không phải là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân,một chủ nghĩa đế quốc mới, thì tôi chẳng biết gọi nó là gì nữa”. Đức TGM tố giác LHQ vì những lập trường chống lại con người và bài Kitô giáo và ngầm phá hoại luật tự nhiên. Ngài nhận định :” Đã nhiều năm qua – ít nhất cũng đã 15 năm – chúng ta có thể nói,những ý thức hệ trái nghịch với bản tính con người và do vậy, nghịch với phẩm giá,những quyền đích thực và những bổn phận tương ứng của con người, đã bị áp đặt lên những trung tâm quyền lực thế giới nầy” Ngài lưu ý rằng tại những diễn đàn quốc tế khác nhau, các giới chức LHQ cổ vũ “ngừa tránh thai,nạo phá thai và những quyền giả định khác của nữ giới dựa trên ý thức hệ giới tính”.

 

TÍN ĐỒ ẤN GIÁO CA NGỢI LỜI KÊU GỌI LIÊN TÔN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(UCAN 20.10) Tín đồ Ấn giáo ở Ấn Độ đã ca ngợi tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc các chủng sinh cần học biết về các tôn giáo khác nhau. Swarmy Agnivesh,một người theo chủ nghĩa  cải cách xã hội,nói :” Đây là một tuyên bố hết sức tích cực từ Đức Giáo Hoàng, sẽ giúp cho một nghiên cứu so sánh về tất cả các tôn giáo”. Karuna Shukla, lãnh đạo Đảng Bharatuya Janata vì Ấn giáo nói thêm rằng bất cứ ai cũng nên hiểu biết về mọi tôn giáo. Trong thư đề ngày 18.10 gửi các chủng sinh, Đức Thánh Cha nói rằng “nhu cầu có một giới thiệu căn bản các tôn giáo lớn cũng quan trọng như việc biết rõ những tuyên tín Kitô giáo khác nhau”. Agnivesh nói thêm rằng gợi ý của Đức Giáo Hoàng sẽ giúp giới trẻ học hỏi về những giá trị tích cực của các tôn giáo khác. Arjun Nirala,một nhà báo kỳ cựu,nói gợi ý của Đức Giáo Hoàng cũng sẽ giúp làm sáng tõ những quan niệm sai về các tôn giáo khác.  Phát ngôn nhân của HĐGM Công giáo Ấn Độ, Cha Babu, tan thành và nói điều nầy sẽ củng cố đối thoại liên tôn.

  

TỔ CHỨC CÔNG GIÁO VIỆN TRỢ CHO BẮC TRIỀU TIÊN

(UCAN 20.10) Một toán người từ tổ chức viện trợ Công giáo Corea Peace 3000, do Cha John Park Chang-il dẫn đầu, đã vào Bắc Triều Tiên ngày 20,10 với những xe tải chở 100 tấn bột mì cho các nạn nhân lũ lụt. Bốn thành viên từ tổ chức nầy,gồm cả 2 linh mục, đi theo toán người nầy để giám sát việc phân phát lương thực trong vùng núi Kim Cương, ngay phía bắc vùng phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Số lương thực nầy được ghi  dấu phát cho 2.5000 gia đình bị ảnh hưởng lũ lụt tháng Tám. Điàn đã trở về Hàn quốc sau khi hoàn tất việc giao nhận nầy. Andrew Kim Do-hyung,phó giám đốc tổ chức, nói rằng chương trình nầy được thực hiện với sự hợp tác của Hội Công Giáo La Mã (Bắc) Triều Tiên. Ông cho biết trẻ em và người cao tuổi là những người được hưởng chính dự án nầy. Bắc Triều Tiên không muốn cung cấp chi tiết vùng bị lũ lụt, vì thế tổ chức đã chọn vùng phân phối dựa trên những hình ảnh thời tiết do vệ tinh cung cấp. Tuy vậy, vùng đông Bắc Triều Tiên cũng chịu thiệt hại nặng nề. Ông Kim nói ông hy vọng chương trình nhỉ bé nầy sẽ nên như một chất xúc tác cho việc hoà giải giữa hai miền Triều Tiên. Corea PEACE 3000 gồm các tín hữu Công giáo,các mục sư Tin Lành,các tu sĩ Phật giáo và  các luật sư, trước đó đã lập một nhà máy sữa đậu nành gần Thánh Đường Changchung ở Bình Nhưỡng, vào năm 2006.

 

ƯU TIÊN TUYT ĐỐI CHO VIC RAO GING TIN MNG

 ( Fides 20.10) “ rao ging Tin Mng là mt nhim v quan trng hàng đầu”. ĐGM John Tong,giáo phn Hongkong đã xác nhn như thế và nhc li ưu tiên ca vic rao ging Tin Mng cho 27.000 giáo dân giáo phn t hp trong sân vn động ca thành ph để long trng mng Ngày Truyn Giáo Thế Gii ca Giáo , phn din ra Chúa Nht va qua,17.10, trong khi l các giáo x và các cng đoàn là vào Chúa Nht 24.10. Hơn 180 linh mc dòng và triu cùng đồng tế, vi ch đềƠn gi ca các linh mc, vic rao ging Tin Mng ca các tín hu”, tiếp ni Năm Linh Mc va kết thúc cách nay không lâu và trong tinh thn Năm Giáo Phn Ơn Thiên Triu. Trong bui l, tt c các linh mc đã lp li nhng li ha, để nh noi gương Chúa Kitô,các Ngài có sc mnh cn thiết để ban các Bí Tích cho Dân Chúa và để cùng vi giáo hu, các ngài t chc s mnh Rao ging Tin Mng. Theo li ca ĐGM Tong, “ HongKong ngày nay là giáo phn Trung Quc đông nht thế gii,vi hơn 350.000 tín hu Công giáo người Trung Quc và 120.000 tín hu Công giáo người nước ngoài. Chúng tôi có 51 giáo x,274 trường hc Công giáo, 1.600 giáo lý viên và 1.200 tha tác viên ngoi l”. ĐGM cũng đã mi gi sc mnh truyn giáo phi thường ny ra khơi hướng v Năm Giáo Dân,mà giáo phn d trù vào năm 2011.

 

ĐỨC THÁNH CHA THÚC ÉP HOÀ GIẢI GIỮA CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG GIÁO Ở RUMANI

(CWNews 22.10)  Tiếp kiến tân đại sứ Rumani,Bogdan Tataru-Cazaban, đến trình ủy nhiệm thư ngày 21.10, Đức Thánh Cha thúc ép chính phủ Rumani bảo đảm bình đẳng pháp lý đối với tất cả các tôn giáo. Tín hữu Công giáo Rumani nghi lễ Đông phương và các đối tác Chính Thống giáo của họ đã nhiều năm tranh luật về quyền sở hữu và sử dụng các tài sản Giáo Hội Công giáo  đã bị chính quyên cộng sản tịch thu và biến thành những giáo xứ Chính Thống giáo. Giào Hội Công giáo Rumani đã phải hứng chịu cơn bách hại tàn bạo trong thời kỳ cộng sản theo chủ nghĩa Staline và ngày nay tín hữu Công giáo tiếp tục áp lực để đòi bồi thường những thánh đường đã bị tịch biên. Đức Thánh Cha gián tiếp nêu lên vấn đề nầy, trước tiên nói về sự giải phóng Rumani khỏi sự cai trị cộng sản. Ngài nhận xét rằng “qúa nhiều năm dưới ách ý thức hệ độc tài đã để lại những vết thẹo hằn sâu trong não trạng của dân chúng”, tạo nên những thách thức cho cchính phủ,khi nỗ lực thiết lập một nền dân chủ mới. Đức giáo tông nói rằng dân chúng Rumani nay phải chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa duy vật và “những ý thức hệ giả dối” khác, “cổ vũ công ích và “sử dụng đúng đắn tự do của mình”. Đức Thánh Cha nói rằng “những bất công thừa hưởng từ quá khứ,phải được sửa chữa mà không sợ  thực thi công lý”. Người nói trực tiếp hơn về xung đột Công giáo – Chính Thống Giáo, rằng một ủy ban hỗn hợp lập ra năm 1998 để dàn xếp các tranh cãi về quyền sở hữu phải được phục hồi hoạt động.

 

ĐỨC THÁNH CHA CA NGỢI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HÀN QUỐC,NHẮC NHỞ PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO

(CWNews 22.10) Tiếp kiến tân đại sứ Hàn Quốc Han Hong-soon, đến trình ủy nhiệm thư ngày 21.10, Đức Thánh Cha ca ngợi năng lực và sáng kiến đã hun đúc “sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục” ở Hàn Quốc. Người nhắc nhở Vị tân đại sứ rằng trong chuyến thăm Roma gần đây, tổng thống Lee Myung-bak đã thừa nhận nguy hiểm rằng một đất nước tăng trưởng kinh tế quá nhanh, cũng có thể “dễ dàng bỏ qua những quan tâm về đạo đức” và lơ là với người nghèo. Đức Thánh Cha khẳng định sự cần thiết phải theo đuổi công bằng kinh tế đối với mọi người,nhất là trong khủng hoàng tài chính hiện nay. Người bảo đảm với vị đại sứ rằng Giáo Hội Công giáo luôn cộng tác trong các nỗ lực, vì Giáo Hội “tìm mọi cách để giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn ngặt nghèo, đặc biệt là những người tỵ nảm và lao động di dân,những người thường bỉ bỏ bên lề xã hội”. Vì mục tiêu nầy - Người nói – Giáo Hội ‘cam kết không chút mập mờ bênh vực sự sống con người ở mọi giai đoạn từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, cổ vũ sự ổn định đời sống gia đình hợp với các tiêu chbí luật tự nhiên và xây dựng hoà bình và công lý bất cứ nơi đâu có xung đột”. Đức Thánh Cha nhắc với vị khách rằng Giáo Hội ở Hàn Quốc không chỉ được xây dựng bởi các thừa sai người nước ngoài,mà còn và chủ yếu bởi các vị thánh bản địa, gồm cả hàng trăm tín hữu Công giáo tử vì đạo đã hy sinh mạng sống để xây đắp đức tin.

 

NHÓM ANH GIÁO THAN PHIỀN QUYẾT ĐỊNH GIA NHẬP CÔNG GIÁO CỦA VỊ GIÁM MỤC

(CWNews 22.10)  Một nhóm có tinh thần bảo thủ trong Giáo hội nước Anh đã lấy làm tiếc trước tin về việc giám mục Anh giáo John Broadhurst sẽ gia nhập Giáo Hội Công giáo. “Nhóm Công Giáo” trong hội đồng Giáo hội nước Anh – mà các thành viên cam kết ở lại bên trong gáio hội Anh giáo – cho biết thật thất vọng khi giám mục Broadhurst rời bỏ con chiên. Cách diễn đạt của bài tường thuật BBC nói về sự tế nhị của lập trường nhóm mầy bên trong giáo hội Anh giáo. “Nhóm Công giáo” cho biết nhất quyết ở lại và đấu tranh vì một thoả thuận tốt đẹp hơn với những tín đồ Anh giáo vốn không muốn phục vụ dưới các nữ giám mục.

 

CÁC GIỚI CHỨC NGA  HOÀN TRẢ GIÁO XỨ CÔNG GIÁO CHO GIÁO HỘI

(CWNews 22.10) Các giới chức thành phố Smolensk miền Tây nước Nga, một thành phố gần biên giới Ba Lan, đã đồng ý hoàn trả một toà nhà lịch sử của Giáo xứ Công giáo cho Giáo Hội. Từ thời chế độ Staline, giáo xứ nầy bị dùng làm văn phòng lưu trữ. Vị giới chức sở tại nói :” Sau khi hoàn tất việc xây dựng một toà nhà mới cho kho lưu trữ quốc gia vào năm tới, chúng tôi sẽ sẵn sàng thảo luận với Ba Lan về một kế hoạch hoàn trả hoặcd sửa sang thánh đường Công giáo nầy”.

 

VỊ ĐỒNG SÁNG LẬP CÁC CHA DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI QUA ĐỜI

(CWNews 22.10) Cha Joseph Langford, 59 tuổi,người đã cùng Chân Phước Têrêxa Calcutta thành lập Dòng Các Cha Thừa Sai Bác Ái, đã từ trần tai Tijuana tiếp sau một năm trời đấu tranh với ung thư. Năm 1979, Cha Langford đã được Mẹ Chân Phước Têrêxa tán thành việc sát nhập các linh mục vào đặc sủng Dìng Thừa Sai Bác Ái. Sau một năm phân tích nghiên cứu, Mẹ đã đồng ý và Phong Trào Mình Chúa Kitô cho các linh mục đã bắt đầu. Từ năm 1984, phong trào nầy trở thành một dòng tu và được đặt tên lại là Các Cha Thừa Sai Bác Ái.

 

TIẾP KIẾN TÂN ĐẠI SỨ ECUADOR : ĐẠO ĐỨC HỌC, ĐIỂM THAM CHIẾU CHO CÁC CHÍNH PHỦ

(H2Onews 23.10) Tiếp kiến tân đại sứ Ecuador,Luis Dosiyeo Latorre Tapia đến trình ủy nhiệm thư, Đức Thánh Cha nhắn nhủ đặt  lợi ích cá thể trên lợi ích chung, làm thế nào để những nguyên tắc đạo đức bắt buộc trở thành những điểm tham chiếu và tài nguyên được phân phối bình đẳng. Ecuador là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên,nhưng nhà nước phải trang bị cho mình các phương tiện pháp lý và luật pháp để tạo thuận lời cho sự phát triển xã hội và sự tiến bộ của toàn quốc gia, trong khi vẫn tôn trọng nhân quyền và làm cho con người tham gia  những tiến trình có tính quyết định và trợ giúp những người kém may mắn nhất. Tiếp đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về những đóng góp tốt đẹp của Giáo Hội ở bình diện giáo dục học đường và đề nghị chính quyền công nhận và luôn tôn trọng nét đặc trưng nầy, để cho gia đình được cụ thể chọn hệ thống giáo dục cho con cái họ.

         

TIẾP KIẾN TÂN ĐẠI SỨ BỒ ĐÀO NHA: KHÔNG CÓ CÁC GIÁ THÌ    HỘI KH ÔNG THỂ TĂNG TRƯỞNG 

(H2Onews 23.10) Tiếp kiến tân đại sứ Bồ Đào Nha,Manuel Tomas Fernandes Pereira đến trình ủy nhiệm thư, Đức Thánh Cha đã nêu lên rằng không có các giá trị,thì một xã hội không thể tăng trưởng một cách bền vững. Gợi lại chuyến thăm của Người, Đức Thánh Cha lần nữa cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và sự chú tâm lắng nghe thông điệp của Giáo Hội. Quả thậ, Giáo Hội luôn cổ vũ các giá trị thật sự nhân bản và mong muốn tôn trọng những điều thúc đẩy con người nâng mình lên hướng về chân lý được Thiên Chúa mạc khải. Hơn nữa,Giáo Hội khuyến khích các Kitô hữu hoàn thành tốt nhất vai trò công dân cũa họ, để góp phần vào chính nghĩa công ích, trong một thái độ cộng tác trung tín với nhà nước. 

 

 TIẾP KIẾN TÂN ĐẠI SỨ SLOVENIA : DI SẢN KITÔ GIÁO HỖ TRỢ ĐẤT NƯỚC SLOVENIA

(H2Onews 23.10) Tiếp kiến tân đại sứ Slovenia,Bà Maja Manlia Locrencic Svetek, Đức Thánh Cha đã nói : ngay giữa những thời khắc khó khăn nhất và đau đớn nhất, di sản Kitô giáo luôn là men an ủi,củng cố và hy vọng và là một hậu thuẫn đối với Slovenia trên con đường tiến tới độc lập,sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. Giáo Hội cố gắng giúp các công dân Slovenia hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống và để tâm góp phần vào việc kiến tạo một xã hội ngày càng công bằg và liên đới hơn, trong sự tôn trọng những điều xác tín và những thực hành tôn giáo của mỗi người. Về bình diện quốc  tế, Toà Thánh khuyến khích các sáng kiến có lợi cho hoà bình và công lý,giúp cho vượt lên mọi bất đồng và nhắm tới việc tăng cường các quan hệ có tính xây dựng. Trong tất cả mọi lãnh vực, Toà Thánh sẽ luôn ở bên cạnh đất nước Slovenia. 

 

 ĐẠI DIỆN ĐỨC GIÁO HOÀNG BÁO CÁO VỀ CẢI TỔ DÒNG ĐẠO BINH CHÚA KITÔ

(CWNews 23.10) Vị giáo phẩm được Đức Biển-Đức XVI bổ nhiệm giám sát cuộc cải tổ Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Đức TGM Velasio De Paolis, (vừa được bổ nhiệm làm Hồng Y) cho biết dòng tu bị rối loạn nầy đang bước vào một thời kỳ “tái thiết và canh tân”. Ngài cho biết một số thay đổi quan trọng sẽ là cần thiết bên trong dòng,nhưng đường lốn cơ bản Dòng Đạo Binh Chúa Kitô phải được “bảo toàn và cổ vũ”. Trong thư gửi cho Dòng Đạo Binh, Đức TGM nói rằng sau những phát hiện gây sốc về cách ăn nết ở tai tiếng của người sáng lập dòng, cố linh mục Marcial Maciel, “phục hồi tin tưởng là đói hỏi sống còn”. Ngài cho biết Ngài vẫn  đang làm việc để tháo gỡ những vấn đề về việc liệu các nhà lãnh đạo hiện tại của Dòng Đạo Binh có đồng loã trong hành vi sai trái của Cha Maviel chăng. Dù những lời tố cáo chống lại Cha Maciel đã được đưa ra đã nhiều năm, nhưng không dễ gì xác định liệu các giới chức khác của Dòng có lý do thích đáng để thừa nhận tính hiệu lực của những tố cáo nầy chăng. Đức TGM nói Ngài chờ đợi cuộc cải tổ Dòng Đạo Binh Chúa Kitô nầy sẽ mất ít nhất là ba năm. Trong thời gian đó,Ngài sẽ làm việc với ban lãnh đạo Dòng để sửa đổi hiếp pháp của Dòng,dàn xếp các vấn đề tài chính và giải quyết các khiếu tố chống lại Dòng,người sáng lập và các lãnh đạo hiện tại của Dòng.

 

GIÁO HỘI SLOVAKIA MUỐN MỜI ĐỨC BIỂN ĐỨC TÔNG DU VÀO NĂM 2013

 (ZENIT 23.10) Chủ tịch HĐGM Séc và là TGM giáo phận Praha, ĐGM Dominik Duka, mong ước mời  Đức Thánh Cha tông du vào năm 2013,nhân dịp kỷ niệm 1.150 năm hai Thánh Cyrilô và Mêtôđô - đồng bổn mạng ChÂu Âu - đến tại Đại Moravie năm 863. Các đại diện tín hữu Công giáo Séc sẽ đi hành hương tới Roma từ 08 đến 11.11 tới đây, để cám ơn Đức Thánh Cha về chuyến thăm đầu tiên của Người vào tháng 9.2009, nhân dịp kỷ niệm Thánh Venceslaô ( qua đời năm 935), quan thấy xứ Bohême, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày chế độ cộng sản sụp đổ.

 

 .do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục